Viêm Nướu và Bệnh Nha Chu: Phân Biệt và Phòng Ngừa

Viêm nướu và bệnh nha chu có rất nhiều triệu chứng tương đối giống nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn hai bệnh này là một. Thế nhưng, đây là hai bệnh khác nhau, nếu bạn chưa biết cách phân biệt 2 bệnh này thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Cách phân biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu

Điểm giống nhau giữa viêm nướu và viêm nha chu chính là hai bệnh này đều khởi nguồn từ quá trình tích tụ của các mảng thức ăn thừa, mảng bám trên răng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh, phát triển và gây bệnh. Bản chất của viêm nướu có thể là một phần của bệnh viêm nha chu. Tức là, viêm nướu là giai đoạn đầu của viêm nha chu, nếu viêm nướu không được điều trị và điều trị không đúng cách sẽ gây ra viêm nha chu.

Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh viêm nha chu
Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh viêm nha chu

Để có phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần nằm được cách phân biệt hai căn bệnh này. Sau đây là cách phân biệt viêm nướu và bệnh nha chu mà bạn có thể tham khảo: 

Phân biệt viêm nướu và bệnh nha chu qua bản chất bệnh

Trước hết, chúng ta có thể dựa vào bản chất, khu vực tổn thương của từng bệnh để phân biệt:

Bệnh viêm nướu

Nướu là một phần của niêm mạc, bao bọc quanh xương ổ răng và răng. Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm ban đầu ở nướu, được xem là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm nha chu. Viêm nướu răng thường xuất hiện khi răng miệng không được chăm sóc hợp lý dẫn đến nướu bị sưng viêm nhẹ. Bệnh thường không nguy hiểm, có thể điều trị dễ dàng bằng nhiều phương pháp khác nhau. 

Bệnh viêm nha chu

Nha chu là một tổ chức các mô quanh răng, bao gồm nướu (lợi), xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng. Bệnh viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu, gây ra tổn thương cho các mô mềm quanh răng. Nếu không được sớm thăm khám và điều trị có thể làm giảm chức năng nhai, phá hủy xương răng, khiến răng lung lay và có nguy cơ mất răng. 

Phân biệt viêm nướu và viêm nha chu qua triệu chứng

Vì viêm nướu và viêm nha chu là hai bệnh khác nhau, nên các đặc điểm, triệu chứng của hai bệnh này cũng có nhiều điểm khác biệt:

Viêm nướu

  • Viêm nhiễm phần nướu xung quanh răng
  • Nướu bị kích ứng, sưng tấy, ửng đỏ
  • Dễ chảy máu, đặc biệt là khi nhai và đánh răng

Viêm nha chu

  • Xuất hiện các mảng bám có màu vàng nâu hoặc xám ở chân răng
  • Răng miệng có mùi hôi, hay bị sưng và đau nướu 
  • Có các túi mủ nha chu, ấn vào thấy đau hoặc có mủ chảy ra
  • Răng bị lung lay, chức năng nhai suy giảm
  • Nướu tụt ra khỏi răng, khớp cắn thay đổi
  • Nếu nghiêm trọng có thể khiến răng yếu và rụng đi…

Như vậy có thể thấy, bệnh viêm nha chu bao gồm cả các triệu chứng của viêm nướu. Tuy nhiên, viêm nha chu thường diễn biến phức tạp, có nhiều giai đoạn phát triển kèm theo nhiều triệu chứng hơn. 

Hậu quả của viêm nướu và viêm nha chu

Tùy theo tình trạng bệnh và từng loại bệnh mà sẽ có những tác động đến răng miệng khác nhau. Cụ thể: 

Với viêm nướu

Viêm nướu chỉ gây ra những tổn thương trên nướu, nếu không được điều trị sẽ khiến nướu đau nhức, về lâu dài có thể dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nướu chỉ gây tổn thương trên nướu răng còn viêm nha chu gây tổn thương tổ chức quanh răng
Viêm nướu chỉ gây tổn thương trên nướu răng còn viêm nha chu gây tổn thương tổ chức quanh răng

Viêm nha chu

Gây tổn thương, viêm nhiễm lên các tổ chức quanh răng, bao gồm nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng và răng. Viêm nha chủ thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ, làm giảm chức năng nhai, khiến răng lung lay, gây nguy cơ mất răng. Ngoài ra còn có thể dẫn đến một số bệnh lý khác cho cơ thể. 

Các yếu tố nguy cơ gây viêm nướu và bệnh nha chu

Viêm nướu và bệnh nha chu thường xuất phát từ việc không vệ sinh răng miệng cẩn thận, dẫn đến sự xuất hiện của các mảng bám gây vôi răng. Các vôi răng này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ở khoang miệng phát triển. Ngoài ra, viêm nướu được chia thành 2 loại là các bệnh nướu do mảng bám răng và tổn thương nướu không do mảng bám răng. Trong khi đó, viêm nha chu là bệnh đa yếu tố, không chỉ liên quan đến mảng bám răng mà còn có thể do sự thiếu hụt miễn dịch hoặc ảnh hưởng của các bệnh lý trên cơ thể.

Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc viêm nướu và bệnh nha chu có thể kể đến như:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách
  • Thay đổi nội tiết tố, hormone trong thai kỳ
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị như thuốc tim mạch, ức chế miễn dịch
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Suy giảm miễn dịch do hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư hoặc do HIV
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh
  • Hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích… 

Phương pháp chẩn đoán viêm nướu và bệnh nha chu

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm nướu hoặc viêm nha chu, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, hai bệnh này sẽ được chẩn đoán bằng cách:

  • Đánh giá qua triệu chứng lâm sàng: Lúc này, bệnh nhân sẽ được kiểm tra trực tiếp, toàn diện toàn bộ miệng gồm răng, nướu và các mô mềm. Đặc biệt, bác sĩ sẽ dùng đầu dò nha khoa để kiểm tra đánh giá túi nha chu. Túi nha chu sẽ có độ sâu từ 1 – 3mm, nếu trên 4mm là bệnh nha chu. Ngoài ra, còn ghi nhận qua các dấu hiệu như vôi răng, chảy máu chân răng, độ tụt nướu và sức khỏe của răng. 
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, chụp x – quang, kiểm tra đường huyết… Dựa vào kết quả kiểm tra mà ghi nhận là bệnh nhân mắc viêm nướu hay là viêm nha chu hay các bệnh lý về răng miệng khác. 

Xử lý như thế nào khi bị viêm nướu hoặc viêm nha chu?

Khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ là mắc viêm nướu hoặc viêm nha chu, nếu bạn không biết mình cần làm gì thì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

1. Thăm khám nha sĩ, bác sĩ

Thăm khám trung tâm nha khoa uy tín hoặc bác sĩ chuyên khoa là điều đặc biệt quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Chúng ta không nên tự ý mua thuốc sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà khi không biết mình đang gặp phải vấn đề gì. Việc thăm khám bác sĩ, nha sĩ sẽ giúp xác định được chính xác tình trạng mà bạn đang gặp phải. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, tránh được những tác dụng phụ không đáng có.

Dù là mắc viêm nướu hay viêm nha chu thì bạn đều cần phải thăm khám nha khoa
Dù là mắc viêm nướu hay viêm nha chu thì bạn đều cần phải thăm khám nha khoa

2. Chọn phương pháp điều trị phù hợp

Thông thường viêm nướu sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau đây: 

  • Vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, tạo hình đường viền phục hình kém hoặc thay phục hình. Có thể cắt bỏ lợi thừa kết hợp với điều trị loại bỏ các yếu tố kích thích tại chỗ. 
  • Chỉ định một số loại thuốc điều trị nhằm giảm sưng viêm. Hướng dẫn biện pháp khắc phục, chăm sóc tại nhà để điều trị. 
  • Tái khám thường xuyên để theo dõi. 

Trong khi đó, quá trình điều trị viêm nha chu thường tương đối phức tạp hơn. Theo BS. Lưu Hà Thanh Khoa Răng, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, các phương pháp điều trị viêm nha chu theo Tây y bao gồm:

  • Điều trị khẩn cấp: Cho trường hợp nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ. Thường sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm để giúp loại bỏ ổ mủ tạm thời.
  • Điều trị không phẫu thuật: Thường gồm cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng, chấm thuốc sát khuẩn – chống viêm, cố định răng (nếu lung lay), nhổ răng (nếu không thể giữ lại)… 
  • Điều trị phẫu thuật: Thường được chỉ định khi đã áp dụng các phương pháp điều trị thông thường mà không thấy chuyển biến. Các phẫu thuật điều trị viêm nha chu đa phần là loại bỏ túi nha chu, tái tạo xương và mô, phẫu thuật ghép mô mềm…
  • Điều trị duy trì: Được áp dụng cho trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị trên và bệnh đã ổn định. Điều trị duy trì bao gồm kiểm tra, thăm khám, theo dõi định kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát. 

3. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng

Song song với việc điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chúng ta cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng để giúp bệnh chuyển biến tốt hơn. Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu và bệnh nha chu. Do đó, trong và sau quá trình điều trị, để bảo vệ răng nướu, chúng ta nên:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và trước khi đi ngủ
  • Chọn bàn chải đánh răng phù hợp, lông bàn chải mềm, thiết kế tiện dụng, có thể dễ dàng chải được 3 mặt của răng
  • Chọn loại kem đánh răng phù hợp, các loại kem đánh răng tốt cho người bị viêm nha chu có thể kể đến như Emoform, Kin Gingival, Oral – B, Perio – Aid intensive care, Meridol Zahnpasta, Curasept ads-712… 
  • Nên kết hợp làm sạch răng với chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng phù hợp cho người bị viêm nướu, viêm nha chu. 

Biện pháp phòng ngừa viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu và viêm nha chu điều có thể điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển thành viêm nha chu thì quá trình điều trị thường vất vả, tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Để phòng ngừa hai căn bệnh này cũng như các vấn đề về răng miệng khác, bạn cần có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Thăm khám nha khoa thường xuyên, định kỳ 2 lần/năm và ngay khi răng miệng có các triệu chứng bất thường. 
  • Nên lấy cao răng tại nha khoa, loại bỏ các mảng bám trên răng. Có thể nhờ nha sĩ hướng dẫn cách chải răng đúng cách, luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám.
  • Tăng cường bổ sung đẩy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là omgega-3, vitamin A, thực phẩm giàu chất xơ, chứa nhiều axit lactic… 
  • Hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu tinh bột, nhiều axit, đồ ăn nhanh, các thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, cà phê, thuốc lá, thức uống có cồn… 
  • Không nên sử dụng tăm xỉa răng mà nên dùng chỉ nha khoa. Đặc biệt, đừng quên làm sạch lưỡi của bạn để loại bỏ tốt nhất các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa viêm nướu và bệnh nha chu. Viêm nướu và viêm nha chu đều là những bệnh răng miệng thường gặp, nếu không điều trị sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng của người bệnh. 

Có thể bạn quan tâm: 

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 13:25 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Có nhiều cách trị sưng nướu răng tại nhà theo mẹo dân gian 12 Cách Trị Sưng Nướu Răng Tại Nhà Đơn Giản Từ Dân Gian
Sưng nướu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, các phương pháp điều trị tương đối đơn giản…
Viêm lợi phì đại là tình trạng lợi bị viêm nhiễm, mô nướu răng tăng sinh, phát triển quá mức Viêm Lợi Phì Đại Là Gì? Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Viêm lợi phì đại là tình trạng các mô nướu răng phát triển quá mức, đặc trưng bởi các triệu…

Trồng răng sứ mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố Bị viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng chủ yếu để điều trị cho người bị viêm lợi trùm…

Sưng nướu răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Sưng nướu răng cửa là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan…

viêm nướu răng Viêm nướu răng (viêm lợi): Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm nướu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu…

5 kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất 2020 - Chống tái phát 5 kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất 2023 – Chống tái phát

Viêm lợi là một bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nguyên nhân chủ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua