Viêm nội mạc tử cung là gì? Triệu chứng và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Theo một số liệu thống kê cho thấy cứ 10 phụ nữ là có 1 người mắc phải căn bệnh này. Việc điều trị bệnh không được thực hiện sớm là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh. 

Viêm nội mạc tử cung là gì?

Trong cấu tạo cơ thể con người, nội mạc tử cung chính là lớp niêm mạc nằm bên trong buồng tử cung của nữ giới. Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi 2 phần gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp là:

  • Lớp nội mạc căn bản: nằm ở dưới đáy, mỏng, mang phần đáy của các ống tuyến và không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lớp nội mạc tuyến: hay còn được gọi là lớp nông. Đây là phần chịu nhiều sự ảnh hưởng trong chu kỳ kinh nguyệt. 
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản

Hằng tháng, cứ qua mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc sẽ dày lên rồi bong ra, sau đó tiếp tục hình thành những lớp niêm mạc mới. Đây còn được gọi là hiện tượng hành kinh khi quá trình trụ thai không diễn ra.

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm bên trong buồng tử cung, do các tác nhân vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm gây ra. Những mầm bệnh tiềm ẩn này chủ yếu được lan truyền từ những bộ phận bên dưới (điển hình là khi chị em bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung...), trong đó phổ biến nhất là liên cầu, lậu cầu, lao hoặc chalamydia…

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, bệnh viêm nội mạc tử cung được chia làm 2 giai đoạn gồm viêm cấp tính và viêm mạn tính. 

  • Viêm nội mạc tử cung cấp tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm chỉ vừa khởi phát và xuất hiện ở bề mặt của nội mạc tử cung, đặc điểm của giai đoạn này là chỉ phát triển ở lớp niêm mạc ngoài cùng của tử cung. 
  • Viêm nội mạc tử cung cấp tính: Đây thực chất là giai đoạn chuyển tiếp của viêm nội mạc tử cung cấp tính khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong giai đoạn này, các ổ vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ phá hủy các kết cấu tổ chức trong nội mạc tử cung và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, hậu quả khó khắc phục, thậm chí là vô sinh. 

Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xuất hiện phổ biến nhất ở những người bị nhiễm trùng sau khi sảy thai, sau khi sinh con và tình trạng nhiễm trùng này thường khởi phát từ vùng nhau bám còn sót lại và do ứ sản dịch. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nội mạc tử cung

Những triệu chứng của bệnh viêm nội mạc tử cung được đánh giá cũng tương tự như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Có thể kể đến một số triệu chứng điển hình thường thấy như:

  • Sốt cao: Khi bị viêm nội mạc tử cung, chị em sẽ phải đối mặt với những cơn sốt cao đột ngột trên dưới 39 độ C và kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn, chán ăn, giảm sự tập trung…
  • Đau nhức vùng bụng dưới: Thông thường, khi đến chu kỳ kinh nguyệt chị em thường bị những cơn đau bụng hành hạ, đặc biệt là vùng bụng dưới, đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, những cơn đau bụng dưới xuất hiện ngoài giai đoạn hành kinh và càng ngày càng tăng dần mức độ đau, kéo dài thì khả năng cao đó là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm nội mạc tử cung. 
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung gây ra đau nhức dữ dội vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, sốt cao, ra nhiều khí hư bất thường…
  • Rối loạn kinh nguyệt: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm nội mạc tử cung mà hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị sẽ kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày tùy từng người. Tuy nhiên, khi bị viêm nội mạc tử cung, thời gian hành kinh có thể bị kéo dài ra hoặc rút ngắn lại một cách bất thường. Kèm theo đó là một số triệu chứng của bệnh rong kinh, lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít đi rõ rệt, đặc biệt là màu sắc của máu kinh thay đổi. 
  • Tiết nhiều khí hư bất thường: Khí hư được tiết ra nhiều hơn khi chị em bị viêm nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, màu sắc khí hư cũng thay đổi khác hơn so với bình thường, từ màu trắng trong, không mùi sẽ chuyển sang màu trắng đục hơi vàng, xanh nhạt và có mùi hôi tanh khó chịu, thậm chí có lẫn máu trong khí hư. 
  • Một số dấu hiệu khác: Suy giảm ham muốn tình dục, có cảm giác ớn lạnh, nước da tái nhợt, cả người mệt mỏi, kiệt sức và đặc biệt kết quả thăm khám cho thấy có sự xuất hiện của mủ bám ở nội mạc tử cung, chúng tràn vào cổ tử cung, ổ bụng gây ra viêm màng bụng. 

Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm nội mạc tử cung, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như:

  • Viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Một số căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra phổ biến ở nữ giới như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung… nếu không được phát hiện sớm và tiếp nhận điều trị kịp thời, đúng cách chính là yếu tố hoàn hảo để các ổ vi khuẩn, virus nhanh chóng lây lan đến tử cung và gây ra viêm nội mạc tử cung trong thời gian ngắn.. 

  • Bị nhiễm trùng do thực hiện các tiểu phẫu

Việc âm đạo phải tiếp xúc với các thiết bị ngoại khoa trong quá trình sinh đẻ, thực hiện thủ thuật phá thai hay đặt vòng tránh thai… ở những cơ sở kém chất lượng, không đảm bảo yếu tố vệ sinh, vô trùng trong quá trình thực hiện thì khi chẳng may xuất hiện các tổn thương sẽ dễ dàng gây ra nhiễm trùng, điển hình là viêm nội mạc tử cung. 

Bên cạnh đó, việc phụ nữ sau sinh không không được làm sạch kỹ tử cung, nhau thai không được lấy hết ra ngoài, bị ứ đọng sản dịch trong tử cung không thoát được cũng là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn hình thành, phát triển và gây bệnh.

Viêm nội mạc tử cung
Thực hiện các tiểu phẫu như sinh nở, nạo phá thai hay đặt vòng tránh thai ở những cơ sở kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm
  • Không đảm bảo vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng

Có rất nhiều chị em xem nhẹ việc vệ sinh vùng kín và chưa thực sự chú trọng về vấn đề này. Đay cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nội mạc tử cung. Đặc biệt trong những thời điểm như đang trong thai kỳ, trong giai đoạn hành kinh hay sau khi quan hệ tình dục, âm đạo nói riêng và toàn bộ cơ quan sinh dục nói chung rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm nội mạc tử cung cấp tính. 

Ngoài ra, việc vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách như chà xát mạnh, sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh để ngâm rửa vùng kín, thụt rửa sâu bên trong… cũng là các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh viêm nội mạc tử cung. 

  • Quan hệ tình dục không an toàn

Ở những người duy trì mối quan hệ không chung thủy, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng và không sử dụng biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục. Đồng thời, đây còn là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào trong tử cung gây ra viêm nhiễm. 

Bệnh viêm nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Các chuyên gia đánh giá bệnh viêm nội mạc tử cung không quá nguy hiểm trong giai đoạn đầu khi vừa khởi phát bệnh và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Gây rối loạn kinh nguyệt

Đây vừa là triệu chứng vừa là hậu quả mà những chị em bị viêm nội mạc tử cung phải đối mặt. Căn bệnh này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không còn đều đặn và kéo theo nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Gây viêm nhiễm ngược dòng

Bị viêm nội mạc tử cung không được điều trị kịp thời sẽ vô tình tạo ra điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập ngược lên trên tử cung, buồng trứng, vòi trứng từ âm đạo và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Có thể kể đến một số bệnh lý phụ khoa điển hình như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng, nhiễm trùng vùng chậu, áp xe tử cung, áp xe cương chậu, sốc nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc vùng chậu… Đây đều là những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. 

Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược dòng, kéo theo hàng loạt các bệnh lý phụ khoa khác

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ, u nang, ung thư tử cung

Lơ là và chậm trễ trong việc điều trị viêm nội mạc tử cung sẽ càng làm tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và ung thư nội mạc tử cung. Bởi theo thông tin từ các chuyên gia, tình trạng viêm nhiễm kéo dài càng lâu thì bệnh sẽ càng dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính và kéo theo nhiều triệu chứng nặng nề, những tổn thương nghiêm trọng ở tử cung khó khắc phục được. 

Vì vậy, đây chính là lý do khi bị viêm nội mạc tử cung càng lâu không chữa thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ cao hơn so với người bình thường. Thậm chí, trong vài trường hợp càng để bệnh lâu bao nhiêu thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết càng cao bấy nhiêu. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người của bệnh viêm nội mạc tử cung. 

Gây vô sinh hiếm muộn

Bệnh làm gián đoạn, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, xuất hiện khí hư với màu sắc và mùi hôi bất thường… đều là những tác nhân gây cản trở quá trình thụ thai. Tình trùng không gặp được trứng hoặc rứng dù đã được thụ tinh nhưng lại không có khả năng di chuyển đến tử cung để làm tổ nên không thể hình thành bào thai như bình thường.

Viêm nội mạc tử cung
Những chị em phụ nữ bị viêm nội mạc tử cung có nguy cơ bị vô sinh cao hơn so với người bình thường

Điều này đã vô tình làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tăng khả năng vô sinh. Đây được xem là biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm nội mạc tử cung chỉ sau ung thư mà chị em phụ nữ phải gánh chịu. 

Làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non. 

Trong trường hợp người bị viêm nội mạc tử cung là phụ nữ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Không những vậy, các ổ khuẩn có thể lây lan nhanh chóng và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai chậm phát triển, thậm chí gây ra dị tật bẩm sinh…

Làm giảm ham muốn tình dục

Khi bị viêm nội mạc tử cung khiến âm đạo thường xuyên tiết ra dịch khí hư có mùi hôi khó chịu, màu lạ kèm theo đau bụng âm ỉ, sốt… khiến chị em mệt mỏi, uể oải và suy giảm ham muốn do mất đi sự tự tin trong việc quan hệ. Không những vậy, bệnh còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, trạng thái tinh thần cũng như những sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng nhiều đến công việc, giảm trí nhớ, gây mất tập trung…

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm nội mạc tử cung

Cũng giống như những căn bệnh phụ khoa khác, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm nội mạc tử cung, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám lâm sàng bằng cách đặt ra một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng bệnh, chu kỳ kinh nguyệt, trạng thái sức khỏe…

Tiếp theo là bước thăm khám vùng chậu. Ở bước kiểm tra này bác sĩ sẽ dùng tay (ngón trỏ và giữa) kết hợp với nắn bụng để kiểm tra và quan sát bằng mắt thường nhằm đánh giá sơ bộ về tình trạng bệnh. Sau khi bác sĩ đã thăm khám xong, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm liên quan như:

Viêm nội mạc tử cung
Thăm khám lâm sàng, nội soi ổ bụng và vùng chậu… là những phương pháp chẩn đoán viêm nội mạc tử cung phổ biến hiện nay
  • Nội soi ổ bụng và vùng chậu 
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Nuôi cấy tế bào mô tử cung để tìm ra khuẩn đang tồn tại cũng như xác định chủng vi khuẩn cụ thể như chlamydia và gonorrhea (vi khuẩn gây bệnh lậu).
  • Xét nghiệm máu được chỉ định nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm nội mạc tử cung do lây nhiễm các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Đồng thời, xét nghiệm máu được thực hiện nhằm đo lượng tế bào máu trắng (WBC) và tỷ lệ lắng đọng hồng cầu (ESR). Vì khi bị viêm nội mạc tử cung sẽ làm tăng số lượng của 2 yếu tố này một cách bất thường. 

Phương pháp điều trị viêm nội mạc tử cung phổ biến hiện nay

Việc điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung sớm cũng đồng nghĩa với việc chủ động bảo vệ sức khỏe cũng như bảo tồn khả năng sinh sản ở chị em phụ nữ. Theo thông tin của các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm nội mạc tử cung được sử dụng phổ biến, hiệu quả. 

1. Điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung bằng thuốc Tây

Điều trị viêm nội mạc tử cung bằng các loại thuốc Tây y được đánh giá là biện pháp hiệu quả và được nhiều chị em ứng dụng hiện nay. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho những trường hợp bệnh vừa khởi phát triệu chứng, ở mức độ nhẹ và chưa gây biến chứng nào nguy hiểm. 

Những loại thuốc chữa bệnh viêm nội mạc tử cung được bào chế chủ yếu thành 3 dạng chính là thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đặt âm đạo. 

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn, nấm. Nhóm thuốc này giúp tăng cường sức đề kháng, ức chế sự hình thành và tổng hợp của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương trong tử cung. Bên cạnh đó, những trường hợp bị bệnh viêm nội mạc tử cung cấp tính cũng có thể sử dụng kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch chứa Gentamicin và Clindamycin để đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Viêm nội mạc tử cung
Các loại thuốc trị viêm nội mạc tử cung chủ yếu cải thiện triệu chứng viêm nhiễm, giảm đau rát âm đạo, kháng khuẩn ở vùng kín

Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp thuốc bôi và thuốc đặt âm đạo đem lại tác dụng điều trị tại chỗ. Nhóm thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đau và đỏ rát ở vùng kín. 

Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh nặng hay nhẹ và cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với loại thuốc, liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Thông thường, thời gian điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung bằng thuốc có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra. 

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng hay áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc này để tránh khiến bệnh viêm nhiễm nặng nề hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.

2. Điều trị viêm nội mạc tử cung bằng phương pháp hiện đại

Những trường hợp bị bệnh viêm nội mạc tử cung giai đoạn mạn tính, viêm nhiễm nặng và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm, phức tạp thì việc sử dụng thuốc kháng sinh, chống khuẩn đơn thuần sẽ không đem lại hiệu quả trị bệnh như mong muốn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh thực hiện điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa.

  • Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung được chỉ định thực hiện trong những trường hợp bị viêm nội mạc tử cung nặng, viêm nhiễm nặng và gây nhiều biến chứng. Phương pháp này cũng được chỉ định cho những người bị dị ứng với thuốc kháng sinh hoặc không đáp ứng điều trị bằng các phương pháp tại nhà. 

Cắt nội mạc tử cung là thủ thuật đơn giản được thực hiện nhằm loại bỏ lớp niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. Trong đó, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ưu tiên chọn lựa để cắt nội mạc tử cung. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với mổ mở truyền thống, rút ngắn thời gian dưỡng bệnh, nhanh hồi phục hơn. 

  • Điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu

Ngoài biện pháp phẫu thuật, để điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung giai đoạn nặng còn nhiều biện pháp vật lý trị liệu hiệu quả như: sử dụng sóng cao tần, sóng viba, tia sóng ngắn, sóng không gian, sóng vô tuyến, làm đông nội mạc tử cung, bóng nước nóng, phẫu tích bằng điện… Những biện pháp này được đánh giá cao về hiệu quả vừa giúp kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả vừa không gây đau đớn. 

Viêm nội mạc tử cung
Điều trị viêm nội mạc tử cung bằng phương pháp hiện đại được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ, ít xâm lấn, ít đau đớn

Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần để loại bỏ hết các lớp niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. Đồng thời, kích thích sự hình thành và phát triển các tế bào mới để vết thương nhanh chóng phục hồi mà không gây ra bất kỳ đau đớn hay sự khó chịu nào. Liệu pháp này còn giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể và không gây ra bất kỳ sự tổn thương nào đến các cơ quan lân cận. 

Đây là phương pháp điều trị hiện đại được các chuyên gia đánh giá cao vì sở hữu những ưu điểm nổi bật như: 

    • Có độ an toàn cao vì tác dụng của điện trường đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và ứng dụng vào điều trị bệnh. 
    • Tăng độ hiệu quả nhờ tăng tốc độ xâm nhập thuốc, tăng nồng độ thuốc tại vị trí viêm nhiễm thông qua các tia sáng ngắn. 
    • Những liệu pháp này không chỉ hiệu quả mà còn hạn chế tối đa tác dụng phụ, ít gây đau đớn do ít xâm lấn trên da thịt.
    • Điều trị bằng các bước sóng chỉ chú trọng vào tiêu diệt mầm bệnh chứ không hề gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, đặc biệt bảo tồn khả năng sinh sản. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nội mạc tử cung hiệu quả

Viêm nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ. Hầu hết những chị em đang trong độ tuổi sinh sản đều có nguy cơ mắc phải. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, chị em cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Tránh thực hiện nạo phá thai. Nếu bắt buộc thực hiện bắt buộc phải chọn lựa cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy có đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, thiết bị y tế và tuân thủ yếu tố vô trùng nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn. 
  • Thực hiện thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Đặc biệt là trong những “ngày đèn đỏ”, trước và sau khi quan hệ tình dục và thời kỳ mang thai. Việc giữ cho vùng kín khô thoáng và sạch sẽ sẽ tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm.
  • Khi vệ sinh vùng kín cần lưu ý rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, chà xát mạnh hay lạm dụng các dung dịch tẩy rửa. 
  • Sử dụng lá chè xanh để rửa vùng kín. Đây là loại thảo dược có tác dụng sát khuẩn tự nhiên rất tốt. Kiên trì sử dụng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh viêm nội mạc tử cung cùng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. 
  • Tuân thủ mối quan hệ chung thủy một vợ – một chồng và quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp bảo vệ để tránh việc mang thai ngoài ý muốn. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tăng cường sức đề kháng như thực phẩm giàu axit béo omega – 3, thực phẩm giàu protein, vitamin khoáng chất từ rau xanh, trái cây. Đồng thời, đảm bảo uống nhiều nước, ít nhất là 1.5 – 2.5 lít nước/ ngày. 
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, không tạo áp lực tâm lý, không sử dụng các chất kích thích hay những thứ có hại cho sức khỏe. Thay vào đó nên ngủ đúng giờ, đúng giấc kết hợp tập thể dục, vận động hằng ngày để tăng sức khỏe, phòng ngừa tật. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các triệu chứng bệnh phụ khoa và tiếp nhận điều trị kịp thời. 
Viêm nội mạc tử cung
Thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và điều trị kịp thời

Bệnh viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến hiện nay. Việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt sẽ làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn so với bệnh ở giai đoạn nặng. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:07 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
thuốc chữa lạc nội mạc tử cung Các thuốc chữa lạc nội mạc tử cung hiện nay

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa tuy không quá nguy hiểm nhưng lại…

Mổ lạc nội mạc tử cung Mổ lạc nội mạc tử cung khi nào? Thông tin cần biết

Mổ lạc nội mạc tử cung là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị…

chữa lạc nội mạc tử cung bằng đông y Phương pháp chữa lạc nội mạc tử cung bằng đông y

Chữa lạc nội mạc tử cung bằng đông y đang là phương pháp được nhiều người bệnh tìm đến. Bởi…

viêm nội mạc tử cung Viêm nội mạc tử cung là gì? Triệu chứng và điều trị

Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Theo…

Bị lạc nội mạc tử cung có thai được không? Bị lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Lạc nội mạc tử cung được đánh giá là căn bệnh lành tính, không quá nguy hiểm đến tính mạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua