Viêm niệu đạo ở trẻ em và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không sớm khắc phục. Bởi trẻ em, nhất là đối tượng trẻ còn nhỏ tuổi thường chưa tự ý thức được việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và điều trị khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

viêm niệu đạo ở trẻ em
Các bậc phụ huynh cần cẩn trọng với bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em

Viêm niệu đạo ở trẻ em – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngoài bệnh viêm đường hô hấp thì viêm niệu đạo cũng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi sự kích hoạt tình trạng viêm nhiễm ngay tại ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài.

Tác nhân chính là do các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm men tấn công. Viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng tới cả bé trai và bé gái trong mọi độ tuổi. Các bậc phụ huynh cần chú ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở trẻ em

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới viêm niệu đạo ở trẻ là do sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm men, ký sinh trùng vào trong ống dẫn nước tiểu. Thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli. Ngoài ra còn có các chủng vi khuẩn khác như Pseudomonas aeruginosa, Enterococci và Klebsiella.

Các loại vi khuẩn kể trên thường tồn tại trong phân người hay trong môi trường sống. Và bằng một cách nào đó chúng có thể xâm nhập và trú ngụ xung quanh hậu môn. Khi có cơ hội chúng sẽ tấn công vào ống niệu đạo và gây nhiễm trùng. Từ đó khiến trẻ bị bệnh viêm niệu đạo.

Yếu tố thuận lợi ở bé trai và bé gái có thể sẽ khác nhau:

  • Đối với bé trai: Thường là do dị tật ở ống niệu đạo. Hoặc trong nhiều trường hợp cũng có thể do hẹp bao quy đầu. Điều này sẽ khiến nước tiểu đọng lại tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Đối với bé gái: Có thể do đặc thù cấu trúc sinh lý của bé gái. Cụ thể ở đây là niệu đạo ngắn và lỗ niệu đạo nằm gần với hậu môn. Vì vậy mà vi khuẩn và các vi sinh vật có thể dễ di chuyển từ hậu môn sang.
vì sao trẻ bị viêm niệu đạo
Vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Phải kể đến như:

  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm
  • Vệ sinh và chăm sóc trẻ không đúng cách
  • Trẻ dưới 2 tuổi do có hệ miễn dịch còn chưa đầy đủ
  • Bàng quang giãn to gây rối loạn trương lực co bóp
  • Nhiều trẻ có thói quen uống ít nước hay nhịn đi tiểu
  • Chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản
  • Sỏi ở bàng quang và niệu quản
  • Trẻ mắc một số bệnh gây suy giảm miễn dịch
  • Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài

2. Các dấu hiệu nhận biết

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ cùng với mức độ bệnh mà sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác nhau.

– Đối với trẻ trên 3 tuổi:

Ở độ tuổi này, biểu hiện viêm niệu đạo ở trẻ thường giống với người lớn. Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng:

  • Trẻ thường đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
  • Tiểu són ra quần, tiểu rắt, tiểu dầm về đêm
  • Trẻ có thể kêu đau khi đi tiểu
  • Cảm giác mệt mỏi và luôn thấy không khỏe trong người
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Nhiều trẻ còn bị sốt cao
  • Trẻ có thể kêu đau tức ở vùng bụng dưới hoặc vùng hông lưng

– Đối với trẻ dưới 3 tuổi:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp phải những triệu chứng thầm lặng và không điển hình. Và do trẻ còn quá nhỏ nên sẽ không thể kêu đau hay chia sẻ cho phụ huynh biết sự khó chịu liên quan tới đường tiểu. Hơn nữa bạn cũng rất khó để theo dõi được việc trẻ đi tiểu lắt nhắt hay tiểu nhiều lần hơn bình thường. Bởi trẻ thường được quấn tã và ở độ tuổi này thì trẻ cũng đang đi tiểu rất nhiều lần trong ngày.

triệu chứng viêm niệu đạo ở trẻ
Sốt cao là một triệu chứng viêm niệu đạo đặc trưng ở trẻ nhỏ phụ huynh cần chú ý

Lúc này, bạn có thể chú ý phát hiện thông qua các triệu chứng gián tiếp. Ví dụ như trẻ có thể bị sốt, bứt rứt khó chịu trong người và thường xuyên quấy khóc. Trẻ có độ tuổi càng nhỏ thì biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo sẽ càng nặng hơn. Do trẻ rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết.

Viêm niệu đạo ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đối với trẻ nhỏ, những vấn đề sức khỏe bất thường sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng hơn là người lớn. Nhất là khi hệ miễn dịch và khả năng đề kháng tự nhiên của trẻ chưa được hoàn thiện.

Bệnh viêm niệu đạo ở trẻ nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ rất nguy hiểm. Bởi những biến chứng và hệ quả nghiêm trọng sẽ dễ dàng phát sinh bất cứ lúc nào. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà thậm chí nhiều trường hợp còn đe dọa tới sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là một số biến chứng của bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em:

1. Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

Bệnh viêm niệu đạo thường khiến trẻ phải sống chung với nhiều triệu chứng phiền toái. Hầu hết trẻ đều cảm thấy khó chịu, chán ăn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc.

Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn tác động xấu tới tâm lý của trẻ. Trẻ có thể trở nên thiếu năng động, không hòa đồng và chậm lớn. Nhiều trẻ còn rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận

Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị tiểu ra máu khi mắc bệnh viêm niệu đạo. Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp tới thận.

Hơn nữa, bệnh còn khiến trẻ gặp phải tình trạng đau, buốt và rát khi đi tiểu. Điều này sẽ khiến cho trẻ rất sợ hãi việc đi tiểu. Từ đó dẫn đến phản ứng nhịn tiểu.

biến chứng viêm niệu đạo ở trẻ
Bệnh viêm niệu đạo nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ

Trẻ nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ khiến cho hệ bài tiết gặp phải tình trạng rối loạn. Thận cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí trong nhiều trường hợp trẻ còn bị suy thận. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh đường sinh dục

Tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ lây lan. Bàng quang, tuyến tiền liệt, các cơ quan sinh dục là những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà chức năng sinh sản của trẻ về sau cũng sẽ bị đe dọa.

Cách điều trị viêm niệu đạo ở trẻ em

Khác với ở người trưởng thành, việc điều trị viêm niệu đạo ở trẻ em thường khó khăn hơn. Do trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức trong việc tự chăm sóc cho bản thân. Việc điều trị phụ thuộc hoàn toàn vào các bậc phụ huynh.

Các bậc phụ huynh cần chú ý đến các vấn đề sau khi con mình bị viêm niệu đạo:

1. Đưa trẻ thăm khám bác sĩ

Việc đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ là hoàn toàn cần thiết. Bởi phát hiện và can thiệp càng sớm thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn và không tốn quá nhiều thời gian.

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bệnh viêm niệu đạo thì bạn hãy chủ động đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Việc dùng thuốc cho trẻ, nhất là những trẻ dưới 2 tuổi cần đặc biệt cẩn trọng. Bạn cần cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn.

Đối với những trẻ lớn hơn thì phụ huynh cũng đừng quên theo dõi sát sao quá trình điều trị của trẻ. Nhắc trẻ dùng thuốc đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối tránh tình trạng để trẻ dùng quá liều bởi rất dễ phát sinh tác dụng phụ.

điều trị viêm niệu đạo ở trẻ em
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm niệu đạo hãy sớm đưa trẻ thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách

Trường hợp trẻ gặp phải các triệu chứng bất thường khi điều trị, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để được hướng dẫn xử lý đúng đắn và kịp thời. Đừng quên đưa trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn khi kết thúc quá trình điều trị.

2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ thì bạn cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc trẻ tại nhà. Bởi đây là yếu tố không chỉ hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Cần chú ý tới một số khuyến nghị dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi lần tiểu tiện hay đại tiện.
  • Sau khi tắm cần chú ý lau khô cơ thể cho trẻ trước khi mặc quần áo. Chú ý lựa chọn quần áo rộng thoáng và có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Có thể sử dụng nước muối loãng với nồng độ nhẹ hay nước sắc từ các thảo dược lành tính như lá chè xanh, ngải cứu… để vệ sinh vùng kín cho trẻ. Giải pháp này có khả năng hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát viêm nhiễm ở niệu đạo. Đồng thời tránh tình trạng viêm lây lan sang các bộ phận khác.
  • Sau mỗi lần thay tã cho trẻ nên chú ý vệ sinh vùng kín và lau khô. Đừng nên cho trẻ mặc tã quá nhiều vào ban ngày.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước. Đồng thời đi tiểu nhiều lần, không nhịn tiểu để có thể đào thải hết cặn nước tiểu trong bàng quang cũng như ống niệu đạo.
  • Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây hơn để hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết.

Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh lý thường gặp tuyệt đối không được xem nhẹ. Tốt nhất nên dẫn trẻ thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. Đồng thời đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc trẻ tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh biến chứng phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:17 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 16:41 - 11/10/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
thuốc trị viêm niệu đạo Các thuốc trị viêm niệu đạo và lưu ý khi sử dụng

Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo hiện đang là giải pháp chính đối với bệnh lý này. Tùy thuộc…

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc…

Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị tấn công bởi vi khuẩn lậu. Khi ống niệu…

viêm niệu đạo mãn tính Bệnh viêm niệu đạo mãn tính và phương pháp điều trị

Viêm niệu đạo mãn tính chính là hệ quả tất yếu của tình trạng viêm cấp tính không nghiêm túc…

viêm niệu đạo có được quan hệ tình dục không Viêm niệu đạo có được quan hệ vợ chồng không?

Quan hệ tình dục chính là nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong đời sống. Tuy nhiên, nếu đang…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà công tác tại Thuốc dân tộc đã chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích nhất, cũng như giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa hiệu quả, an toàn.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua