Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Cần làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Bệnh viêm niệu đạo là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở ống dẫn nước tiểu của cả nam và nữ. Tình trạng viêm nhiễm diễn ra ở cơ quan này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiểu tiện và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Chính vì vậy, vấn đề “bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không” hay “cần làm gì để nhanh khỏi bệnh” được rất nhiều người quan tâm. Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Viêm niệu đạo chỉ hiện tượng ống dẫn nước tiểu từ trong bàng quang ra ngoài cơ thể bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập khiến cho niệu đạo bị sưng phù, viêm đỏ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở nữ giới do ở phái yếu, niệu đạo có cấu tạo ngắn và nằm rất gần hậu môn.

bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không
Bệnh viêm niệu đạo không thể tự khỏi nếu không được điều trị

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, mặc quần áo bó sát, sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín không phù hợp… là những nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu như:

  • Đau rát, nóng bỏng khi đi tiểu
  • Mót tiểu nhiều lần, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng số lượng nước tiểu được giải phóng lại không nhiều.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
  • Nóng sốt
  • Đau bụng
  • Khó khăn khi quan hệ tình dục, thậm chí bị chảy máu
  • Lỗ liệu đạo tiết ra dịch mủ có mùi hôi

Bệnh viêm niệu đạo không thể tự khỏi nếu như không có biện pháp tác động. Việc chần chừ chủ quan bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên và điều trị bệnh chậm trễ có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng như:

  • Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hay buồng trứng ở nữ giới
  • Viêm màng quang
  • Suy thận, viêm thận
  • Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
  • Hẹp ống niệu đạo
  • Vô sinh, hiếm muộn
  • Suy giảm sinh lý và khả năng hoạt động tình dục

Cần làm gì khi bị viêm niệu đạo?

1. Thăm khám bác sĩ

Bệnh viêm niệu đạo càng để lâu càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc trước tiên bạn nên làm khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh đó chính là tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

cần làm gì khi bị viêm niệu đạo
Thăm khám và điều trị sớm là việc nên làm khi có dấu hiệu bị viêm niệu đạo

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm về tiền sử bệnh, ghi nhận các dấu hiệu liên quan cũng như mức độ nghiêm trọng và thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Cùng với đó, một số xét nghiệm cũng có thể được thực hiện nhằm chẩn đoán được nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng trong niệu đạo. Bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu của bạn sẽ được đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn lậu cầu, chlamydia hay các tác nhân gây bệnh khác.
  • Kiểm tra dịch tiết trong niệu đạo dưới kính hiển vi
  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là nhiễm HIV.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh viêm niệu đạo phù hợp nhất cho bạn.

2. Tích cực sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo

Bệnh viêm niệu đạo thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh. Ngoài ra, các bài thuốc đông y cũng được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

# Dùng kháng sinh điều trị bệnh viêm niệu đạo

Việc điều trị bệnh viêm niệu đạo bằng kháng sinh được bác sĩ cân nhắc dựa trên một số yếu tố như:

  • Bệnh viêm niệu đạo ở dạng đơn thuần hay phức tạp
  • Hiệu quả, tác dụng phụ có thể gặp và chi phí dùng thuốc đối với người bệnh
  • Bệnh nhân có lịch sử kháng lại thuốc kháng sinh hay không hoặc đã điều trị viêm niệu đạo bằng loại thuốc nào chưa.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm niệu đạo:

  • Liều lượng sử dụng thuốc cần đảm bảo đủ nồng độ kháng sinh cần thiết trong nước tiểu để chữa khỏi bệnh viêm niệu đạo. Tuy nhiên, nếu bị niệu đạo bị viêm nhiễm nặng có biến chứng nhiễm trùng máu thì cần chú trọng hơn đến nồng độ kháng sinh được đưa vào máu. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng sinh theo đường truyền tĩnh mạch.
  • Các trường hợp có biểu hiện nóng sốt ở nhiệt độ cao, cơ thể rét run, xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng thì sẽ được truyền kháng sinh bằng đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu điều trị.
  • Liệu trình điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài trong 10 – 15 ngày nhằm đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Các trường hợp không bị nhiễm độc nhưng bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc có biểu hiện nôn ói sẽ được ưu tiên điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đường uống trước
  • Sau khoảng 24 – 48 tiếng kể từ khi dùng thuốc, tiến hành xét nghiệm nước tiểu lại. Nếu vẫn còn vi khuẩn thì có thể người bệnh đã rơi vào tình trạng viêm niệu đạo kháng thuốc. Bác sĩ có thể cân nhắc thay thế một loại thuốc kháng sinh khác hiệu quả hơn.
  • Trong trường hợp sau khi dùng kháng sinh mà bệnh nhân vẫn còn sốt thì cần thăm khám lại để xác định những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý khác, chẳng hạn như áp xe.
  • Đối với các trường hợp có tiền sử bị viêm niệu đạo kháng kháng sinh, cần thử nghiệm với các thuốc dạng phổ rộng trước. Sau đó tiếp tục theo dõi và điều chỉnh loại kháng sinh khác đáp ứng tốt nhất với người bệnh
  • Tránh phối hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc mà không có chọn lọc
  • Chú ý đến nồng độ pH trong nước tiểu của người bệnh. Việc kiềm hóa nước tiểu có thể giúp nâng cao tác dụng của một số loại thuốc kháng sinh như Erythromycin hay Benzylpenicillin. Trong khi đó, toan hóa nước tiểu sẽ giúp ích trong việc nâng cao hiệu quả của các nhóm kháng sinh gồm Tetracyclines hay Nitrofurantoin.

Thông thường, bệnh viêm niệu đạo sẽ được chia thành 2 nhóm chính gồm viêm niệu đạo do lậu hoặc không do lậu . Mỗi dạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị bằng kháng sinh khác nhau.

bị viêm niệu đạo phải làm sao
Bệnh nhân bị viêm niệu đạo thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh

 + Thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm niệu đạo không do lậu:

Một trong các thuốc sau có thể được chỉ định:

  • Doxycycline: Mỗi lần uống 100mg x 2 lần/ ngày. Thời gian điều trị trong 7 ngày.
  • Tetracycline: Mỗi lần 500mg x 4 lần/ngày trong 7 ngày
  • Azithromycin: Uống liều duy nhất hàm lượng 1g

** Các trường hợp đang mang bầu hoặc còn nuôi con bằng sữa mẹ sẽ không được chỉ định thuốc Doxycycline và Tetracycline.

+ Thuốc trị viêm niệu đạo do lậu:

Sử dụng thuốc kháng sinh Doxycycline, mỗi lần 100mg x 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần kết hợp với một trong các thuốc điều trị vi khuẩn lậu dưới đây:

  • Ceftriaxone: Dùng một liều 250mg duy nhất ở dạng tiêm bắp.
  • Spectinomycin: Tiêm bắp một liều 2g duy nhất
  • Cefotaxime: Tiêm bắp liều duy nhất hàm lượng 1g.

Trong trường hợp bạn tình cũng bị nhiễm khuẩn lậu cầu thì cần tiến hành điều trị theo phác đồ kháng sinh tương tự.

 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ có hại. Chính vì vậy, bạn cần đều đặn uống thuốc đúng liều lượng theo đơn. Sau khi hết thuốc cần tái khám lại để bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Đảm bảo dùng thuốc cho đến khi bệnh đã được điều trị dứt điểm, không tự ý ngưng giữa chừng khi thấy các dấu hiệu bệnh mới bắt đầu thuyên giảm.

# Cách chữa viêm niệu đạo bằng thuốc đông y

Thuốc Đông y được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh viêm niệu đạo nhờ có tính an toàn cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bài thuốc từ y học cổ truyền được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên cho tác dụng chậm. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc này trong trường hợp bệnh còn nhẹ, tình trạng viêm nhiễm mới chớm phát triển. Trước đó, cần tiến hành thăm khám để xác định rõ tình trạng bệnh và được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

chữa viêm niệu đạo bằng thuốc đông y
Sử dụng thuốc đông y có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo

Bài thuốc số 1:

Bòng bong, dây mướp đắng và chè mỗi vị 15g, cỏ luồng 30g. Tất cả đem rửa sạch. Trừ chè ra, cho các vị còn lại vào ấm sắc với 1 lít nước trong 30 phút. Cuối cùng cho chè vào sắc thêm 2 phút nữa là được. Mỗi ngày dùng 1 thang chia làm 2 lần uống khi còn ấm.

Bài thuốc số 2:

Bồ công anh 10g, vũ tôn 10g, thục địa 18g, mầm cáy (đảng sâm) 18g, hoàng kỳ 24g, thỏ ty tử 12g. Sắc thuốc kỹ lấy nước đặc uống làm 2 lần trong ngày.

Bài thuốc số 3:

Chuẩn bị thang thuốc gồm 15g cây mã đề, 15g củ mạch, bạch hoa xà thiệt thảo 18g, khoai tây ngọt 18g, phụ chi 4g, phục linh 18g, ý dĩ 24g, sơn dược 24g, xích tiểu đậu 10g. 

Đem thuốc nấu cùng 500ml nước. Đun sôi kỹ trong 15 phút. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

3. Áp dụng các mẹo hỗ trợ điều trị bệnh viêm niệu đạo tại nhà

 Ngoài thuốc Đông y, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các mẹo hỗ trợ chữa viêm niệu đạo bằng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên để bệnh tình mau được chữa lành.

Mẹo trị viêm niệu đạo từ lá mã đề:

Mã đề là thảo dược được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm niệu đạo nhờ tác dụng lợi tiểu, kháng viêm tự nhiên. Dân gian thường kết hợp nguyên liệu này với cây cam thảo và rau dền cơm làm thuốc trị bệnh tại nhà, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm niệu đạo.

+ Chuẩn bị:

  • Lá mã đề: 30g
  • Cam thảo tươi: 10g
  • Rau dền cơm: 50g
mã đề chữa viêm niệu đạo
Mã đề là thảo dược được dân gian tin dùng trong điều trị viêm niệu đạo

+ Cách dùng:

Đem toàn bộ các vị thuốc ở trên giã nhỏ. Sau đó lọc lấy nước cốt đem đun sôi. Chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.

Dùng râu ngô

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh viêm niệu đạo gây ra, đồng thời góp phần loại bỏ các chất cặn bã và vi khuẩn trong niệu đạo ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện.

+ Chuẩn bị:

  • Râu ngô 50g
  • Đường cát trắng 20g
  • Mã đề ( dùng lá ) 30g

+ Cách dùng:

Rửa sạch các nguyên liệu trên, đem nấu với 500ml nước trong 15 phút. Vớt bỏ bã, phần nước chia đều làm 3 phần uống hết trong ngày.

Mẹo trị bệnh từ quả dành dành

Đây cũng là bài thuốc dân gian được nhiều người lựa chọn để điều trị viêm niệu đạo tại nhà. Quả dành dành thường được kết hợp với cam thảo đất và rễ cỏ tranh để tăng hiệu quả điều trị.

quả dành dành trị viêm niệu đạo
Quả dành dành được phối hợp với các thảo dược khác điều trị bệnh viêm niệu đạo

+ Chuẩn bị:

  • 3 quả dành dành
  • 1 nắm cam thảo đất
  • 1 nắm rễ cỏ tranh

+ Cách dùng:

Sau khi rửa sạch, đem các nguyên liệu đã chuẩn bị bỏ hết vào ấm. Đổ thêm vào 500ml nước sắc đến khi thấy cạn còn 1/2 là được. Chia uống vào buổi sáng và buổi tối trong 3 – 5 ngày liên tục.

4. Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Khi bị viêm niệu đạo, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để bệnh tình nhanh lành. Dưới đây là một số việc nên làm:

  • Kiêng hút thuốc lá. Chất độc trong khói thuốc lá có thể khiến bệnh viêm niệu đạo thêm trầm trọng
  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh bởi những tác động từ việc giao hợp có thể làm niệu đạo bị tổn thương, lâu lành. Đồng thời việc ân ái cũng có thể đem mầm bệnh lây nhiễm cho bạn tình.
  • Không mặc quần áo bó sát. Lực chọn những trang phục thoải mái, có chất liệu mềm mại và khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không dùng sữa tắm, xịt khử mùi hay dung dịch vệ sinh vùng kín chứa hương thơm, chất tẩy mạnh hay các loại hóa chất tạo màu, tạo bọt.
  • Ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, tránh để căng thẳng quá mức.
  • Tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày từ 1 – 2 lần, vệ sinh vùng kín thường xuyên với nước ấm hoặc dung dịch nước rửa dịu nhẹ.
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt hoặc sử dụng nhiều đường, muối, dầu mỡ khi chế biến thức ăn. Hạn chế ăn đồ cay nóng, các thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn vì nó có thể khiến tình trạng nhiễm trùng niệu đạo bùng phát dữ dội hơn.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chẳng hạn như thịt đỏ, nhộng, tôm, cua vì chúng có thể gây dị ứng, kích ứng niệu đạo, từ đó ảnh hưởng không tốt đến bệnh.
  •  Kiêng uống bia rượu, hạn chế sử dụng cà phê vì chúng có thể gây nóng rát niệu đạo
  • Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, ngũ cốc nguyên hạt, tỏi, quả mọng để tổn thương trong niệu đạo nhanh lành.

Bạn không nên bỏ qua

Ngày đăng 14:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
viêm niệu đạo có lây không Viêm niệu đạo có lây không? Qua đường nào?
Viêm niệu đạo là bệnh lý có thể ảnh hưởng tới cả nam giới và chị em phụ nữ trong mọi độ tuổi. Vậy bệnh viêm niệu đạo có lây…
viêm niệu đạo có được quan hệ tình dục không Viêm niệu đạo có được quan hệ vợ chồng không?

Quan hệ tình dục chính là nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong đời sống. Tuy nhiên, nếu đang…

viêm niệu đạo không đặc hiệu Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Mặc…

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc…

Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị tấn công bởi vi khuẩn lậu. Khi ống niệu…

Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm không? Cách điều trị

Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị viêm niệu đạo do cơ quan này nằm khá gần hậu môn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà công tác tại Thuốc dân tộc đã chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích nhất, cũng như giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa hiệu quả, an toàn.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua