Viêm Nha Chu Theo Đông Y và Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Nhất

Chữa viêm nha chu theo Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn bên cạnh các phương pháp y tế. Phương pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, không chỉ giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra mà còn tác động đến căn nguyên. Từ đó giúp quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Quan niệm của Đông y về bệnh viêm nha chu 

Viêm nha chu là bệnh răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh là hệ quả của viêm nướu răng không được thăm khám và điều trị sớm. Viêm nha chu nếu không được kiểm soát có thể gây áp xe, tụt nướu, hôi miệng lâu năm, răng lỏng lẻo, lung lay và gãy rụng. Nghiêm trọng hơn bệnh còn gây ra các biến chứng xa ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Viêm Nha Chu Theo Đông Y
Chữa viêm nha chu theo Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn bên cạnh các phương pháp y tế

Trong Đông y, viêm nha chu còn được gọi là “Yixuan”. Chứng bệnh này thường có liên quan đến những vấn đề ở thận và dạ dày. Các lương y cho rằng, bệnh xảy ra do chế độ ăn uống không phù hợp, lâu ngày sẽ tích tụ hỏa ở dạ dày và lan đến khoang miệng. Từ đó gây viêm nướu răng, đau nhức, sưng đỏ và có thể gây viêm các mô nha chu nếu không được kịp thời.

Nhiều quan niệm cho rằng “thận chi phối xương, xương là răng”. Vì vậy, khi chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi thận thủy cạn kiệt sẽ khiến răng lỏng lẻo, lung lay, thậm chí là gãy rụng. Từ đó có thể nhận thấy mối quan hệ mật thiết của thận và răng. Nên thận suy yếu cũng là nguyên nhân gây viêm nha chu.

Căn cứ vào căn nguyên khởi phát, Đông y chú trọng đến bồi bổ can thận, kiểm soát hỏa trong dạ dày để kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm nha chu, giảm đau nhức, sưng viêm các cơ quan nâng đỡ răng như mô nướu, dây chằng, xương ổ răng,… đồng thời làm giảm nguy cơ gãy rụng răng.

Căn cứ vào giai đoạn và các biểu hiện đi kèm, y học cổ truyền chia viêm nha chu thành cấp tính và mãn tính. Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với tân dược. Tuy nhiên, phương pháp này được nhiều người áp dụng vì có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ.  

Các bài thuốc Đông y trị viêm nha chu hiệu quả 

Đông y có nhiều bài thuốc chữa viêm nha chu cấp và mãn tính. Ngoài các bài thuốc sắc, người bệnh có thể bổ sung một số món ăn được chế biến từ các vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho răng miệng, từ đó kiểm soát chứng bệnh nhanh chóng.

1. Chữa viêm nha chu cấp tính bằng Đông y 

Theo y học cổ truyền, viêm nha chu thể cấp tính không chỉ gây ra biểu hiện đau nhức, sưng đỏ, tụ mủ mà còn đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ đến cao, ăn không ngon, sưng hạch dưới hàm, táo bón.

Thuốc Đông y chữa bệnh
Để khắc phục chứng viêm nha chu cấp tính, cần dùng bài thuốc có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng

Đối với chứng bệnh này, lương y sẽ dùng các bài thuốc có tác dụng sau:

  • Thanh nhiệt
  • Sơ phong
  • Tiêu thũng

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong điều trị viêm nha chu cấp tính:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị:

  • Bạc hà 8g
  • Hoàng liên 8g
  • Đan bì 8g
  • Sinh địa 20g
  • Thăng ma 4g
  • Thạch cao 40g
  • Kim ngân hoa 16g
  • Ngưu bàng tử 12g

Cách sắc thuốc:

  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc đặc lại thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị:

  • Kim ngân hoa 20g
  • Bạc hà 6g
  • Hạ khô thảo 12g
  • Ngưu bàng tử 12
  • Gai bồ kết 12g
  • Chi tử 12g
  • Xích thược 8g
  • Xuyên sơn giáp 6g

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu mang đi sắc đặc với nước
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hoàn toàn.

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị:

  • Kim ngân hoa 16g
  • Hạ khô thảo 16g
  • Gai bồ kết 8g
  • Bạc hà mỗi vị 8g
  • Bồ công anh 20g
  • Ngưu bàng tử 12g

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm với lượng nước vừa đủ
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc đặc lại là được
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh lý thuyên giảm.

Bài thuốc 4:

Chuẩn bị:

  • Bạc hà 8g
  • Hạ khô thảo 16g
  • Kim ngân hoa 16g
  • Ngưu bàng tử 12g
  • Bồ công anh 20g
  • Tạo giác thích 8g

Cách sắc thuốc:

  • Các vị thuốc cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
  • Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Bài thuốc 5:

Chuẩn bị:

  • Bạch phàn 0.1g
  • Ngũ bội tử 0.1g
  • Thanh đại 0.39g
  • Mai hoa băng phiến

Hướng dẫn dùng thuốc chữa viêm nha chu cấp tính:

  • Mỗi lần dùng khoảng 0.05 – 0.1g bột thuốc
  • Sử dụng tăm bông chấm đều thuốc bột rồi thoa lên nha chu bị viêm
  • Nếu không thể tự bào chế tại nhà, người bệnh có thể mua tại hiệu thuốc

2. Bài thuốc Đông y trị viêm nha chu mãn tính 

Trường hợp viêm nha cấp tính không được thăm khám, điều trị dứt điểm sẽ phát triển thành mãn tính. Theo tài liệu Đông y, người mắc chứng viêm nha chu mãn tính có biểu hiện đau nhức ít, mô nướu bị sưng đỏ, xuất hiện túi mủ nha chu, khô miệng, hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số biểu hiện khác như rêu lưỡi ít, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Viêm nha chu mãn tính
Viêm nha chu mãn tính đặc trưng bởi các biểu hiện như răng lung lay, đỏ chân răng nhưng ít viêm, đau ở mức độ nhẹ,…

Phép chữa đối với viêm nha chu mãn tính bao gồm:

  • Thanh nhiệt
  • Dưỡng âm

Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng trong điều trị chứng bệnh này:

Bài thuốc 1: Lục vị hoàn gia giảm

Chuẩn bị:

  • Sơn thù 8g
  • Thục địa 12g
  • Thăng ma 12g
  • Hoài sơn 12g
  • Câu kỷ tử 12g
  • Bạch thược 12g

Cách sắc thuốc:

  • Các vị thuốc cho vào ấm với lượng nước phù hợp
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc sắc được thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị:

  • Huyền sâm 12g
  • Sa sâm 12
  • Sinh địa 12g
  • Quy bản 12g
  • Thạch hộc 12g
  • Thăng ma 12g
  • Câu kỷ tử 12g
  • Ngọc trúc 12g
  • Bạch thược 8g
  • Kim ngân hoa 16g

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Cho các dược liệu vào ấm với lượng nước vừa đủ
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc đặc lại là được
  • Chia nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày dùng 1 thang

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị:

  • Thục địa 32g
  • Sinh địa 32g
  • Huyền sâm 32g
  • Hoàng liên 3g
  • Hoàng cầm 6g
  • Tri mẫu 6g
  • Chi tử 8g
  • Thạch cao 20g

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả dược liệu vào ấm sắc trên lửa nhỏ
  • Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc 4:

Chuẩn bị:

  • Huyền sâm 12g
  • Sa sâm 12g
  • Kỷ tử 12g
  • Ngọc trúc 12g
  • Quy bản 12g
  • Kim ngân hoa 16g
  • Bạch thược 8g

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Các dược liệu đem sắc với lượng nước vừa đủ.
  • Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

3. Một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh lý 

Bên cạnh các bài thuốc sắc uống và thuốc bôi chữa viêm nha chu. Người bệnh cũng có thể tham khảo một số món ăn bổ dưỡng từ các vị thuốc Đông y để giúp bồi bổ cơ thể, giảm tình trạng ăn uống kém. Đồng thời hỗ trợ “khử hỏa, dưỡng thận khí”.

Một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh lý
Bên cạnh các bài thuốc Đông y, bạn cũng có thể tham khảo một số món ăn hỗ trợ trong thời gian điều trị

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm nha chu cấp và mãn tính:

Cháo chi tử ngẫu tiết

Chuẩn bị:

  • Thạch cao sống 15g
  • Ngẫu tiết (đốt ngó sen) mỗi vị 15g
  • Gạo lứt 100g
  • Chi tử (dành dành) 10g

Hướng dẫn thực hiện:

  • Do thạch cao có chứa một lượng độc tính nhỏ nên cần đem đun sôi trong vòng 30 phút để loại bỏ độc.
  • Sau đó cho đốt ngó sen, dành dành đã được rửa sạch vào đun thêm vài phút
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã
  • Kế đến cho gạo đã vo vào nồi cùng với nước trên và nấu nhừ thành cháo, nêm gia vị vừa ăn.
  • Dùng món cháo chi tử ngẫu tiết mỗi ngày 1 lần và ăn khi còn nóng
  • Dùng món ăn này liên tục từ 5 – 7 ngày để cảm nhận bệnh lý chuyển biến tích cực.

Cháo giấm ngọc trúc

Chuẩn bị:

  • Gạo lứt 100g
  • Ngọc trúc 15g
  • Giấm gạo một lượng vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi nước rồi cho ngọc trúc vào nấu kỹ. Sau đó lọc lấy phần nước, bỏ bã
  • Gạo lứt sau khi vo thì cho vào nồi cùng với nước ngọc trúc và nấu thành cháo
  • Cuối cùng cho một ít giấm vào khuấy đều và ăn khi còn nóng
  • Mỗi ngày dùng cháo ngọc trúc 2 lần để bồi bổ sức khỏe, giảm một số biểu hiện do bệnh lý gây ra.

Cháo rau hoa hiên địa hoàng

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Ngó sen tươi 30g
  • Sinh địa hoàng 15g
  • Gạo lứt 100g
  • Rau hoa hiên 60g

Cách thực hiện:

  • Ngó sen tươi, rau hoa hiên và sinh địa hoàng sau khi rửa sạch thì đem sắc lấy nước, bỏ bã.
  • Gạo sau khi vo sạch thì cho vào nước thuốc vừa sắc và nấu nhừ thành cháo
  • Chia cháo thành 2 phần và ăn khi còn nóng để làm giảm sưng nướu răng, chảy máu chân răng.
  • Dùng món cháo rau hoa hiên địa hoàng thường xuyên còn giúp nhuận phế, sinh tân dịch và bổ âm.

Canh cá vàng nấu mộc nhĩ, hoa hiên

Chuẩn bị:

  • Mộc nhĩ ngâm nở 250g
  • Thịt cá vàng 250g
  • Hoa hiên ngâm nở 250g
  • Gia vị nêm vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Thịt cá vàng sau khi sơ chế sạch thì cắt thành miếng nhỏ vừa ăn
  • Phi thơm tỏi với dầu ăn rồi cho cá vào đảo sơ.
  • Hoa hiên và mộc nhĩ sau khi rửa sạch rồi thái nhỏ và để ráo
  • Đun sôi lượng nước vừa đủ rồi cho các nguyên liệu vào, nấu đến khi chín thì nêm gia vị vừa ăn
  • Dùng món ăn này 2 lần/ ngày để bồi bổ cơ thể, giảm tình trạng biếng ăn, chán ăn do viêm nha chu gây ra.

Da heo nấu táo tàu 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Táo tàu 250g
  • Đường phèn 250g
  • Da lợn 500g

Cách chế biến:

  • Da heo mang đi sơ chế rồi cắt thành miếng vừa ăn
  • Cho da heo vào nồi đất nấu với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa lớn khoảng 15 phút
  • Sau đó để ở lửa nhỏ là đun trong 2 giờ
  • Táo tàu mang đi rửa sạch rồi cho vào nấu cùng với da heo đến khi chín nhừ
  • Cuối cùng cho đường phèn vào và thưởng thức khi còn nóng.

Xương lợn nấu với rễ bồ hòn

Chuẩn bị:

  • Xương heo 200g
  • Rễ bồ hòn 30g
  • Gia vị nêm vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Xương heo sau khi rửa sạch thì đập vỡ 
  • Rễ bồ hòn ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Cho tất cả vào nồi cùng với 1.2 lít nước và đun trên lửa vừa
  • Đến khi còn 400ml thì tắt bếp và nêm gia vị vừa ăn
  • Dùng nước canh khi còn nóng để đạt được kết quả tốt nhất

Các món ăn từ các vị thuốc Đông y không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, giảm suy nhược, mệt mỏi mà còn giúp giảm đau nhức răng, chảy máu nướu do viêm nha chu gây ra. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều lần trong tuần vì có thể phản tác dụng.

Chữa viêm nha chu theo Đông y cần lưu ý gì? 

Viêm nha chu theo Đông y là chứng bệnh nặng, bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng cũng như thể trạng nếu không được kiểm soát sớm. Việc áp dụng các bài thuốc và món ăn từ các dược liệu Đông y giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hỗ trợ khắc phục căn nguyên khởi phát cũng như bồi bổ cơ thể.

Khám chữa bệnh theo Đông y
Cần tìm gặp thầy thuốc để được bắt mạch và tư vấn bài thuốc Đông y phù hợp với tình trạng bệnh lý

Tuy nhiên, trước khi chữa viêm nha chu bằng Đông y, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ dùng thuốc Đông y chữa bệnh khi đã được bắt mạch chẩn đoán. Bởi bệnh lý tiến triển thành nhiêu giai đoạn với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Việc tự ý dùng thuốc có thể phát sinh một số tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc Đông y chỉ có tác dụng làm giảm các biểu hiện đi kèm do bệnh lý gây ra và mất nhiều thời gian để phát huy công dụng. Do đó, bạn nên cân nhắc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tránh phụ thuộc vào phương pháp điều trị này.
  • Cần lựa chọn phòng khám Đông y và cơ sở kinh doanh dược liệu uy tín để đạt được kết quả điều trị tốt, tránh “tiền mất tật mang”.
  • Thực tế, việc sắc thuốc hoặc chế biến các món ăn từ dược liệu mất khá nhiều thời gian. Hơn nữa, đòi hỏi bạn thực hiện đúng để đảm bảo hiệu quả, tránh phát sinh tác dụng không mong muốn.
  • Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng một số trường hợp dùng thuốc Đông y chữa viêm nha chu có thể phát sinh một số vấn đề như phù nề, đau nhức lợi, nổi mề đay, tiêu chảy,…
  • Song song với việc điều trị, người bị viêm nha chu cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng, ăn uống, sinh hoạt điều độ để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa bệnh lý tái phát.

Chữa viêm nha chu theo Đông y có những ưu điểm cũng như hạn chế nhất định. Hiệu quả điều trị của phương pháp này không đồng nhất. Do đó, người bệnh nên cân nhắc tình trạng bệnh lý để lựa chọn cách chữa trị phù hợp, giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 11:17 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh viêm nha chu Viêm Nướu và Bệnh Nha Chu: Phân Biệt và Phòng Ngừa
Viêm nướu và bệnh nha chu có rất nhiều triệu chứng tương đối giống nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn hai bệnh này là một. Thế nhưng, đây là hai…
viêm nha chu Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với các vấn đề…

Viêm Nha Chu Mãn Tính Viêm Nha Chu Mãn Tính: Biểu Hiện và Giải Pháp Điều Trị

Sưng mô nướu, hình thành túi mủ gây đau nhức, răng lung lay,... là những biểu hiện điển hình của…

Bà bầu bị viêm nha chu Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu: Các Cách Chữa và Phòng Tránh

Viêm nha chu là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp ở bà bầu. Bệnh do nhiều…

Phẫu thuật nha chu Phẫu Thuật Nha Chu Là Gì? Nên Thực Hiện Khi Nào Là Tốt?

Phẫu thuật nha chu là giải pháp tốt nhất thường được áp dụng cho những trường hợp viêm nha chu…

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi? Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm lợi có mủ là cấp độ nặng hơn của bệnh viêm lợi, khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua