Viêm Nha Chu Có Mủ Là Gì? Cách Chữa Trị và Ngăn Ngừa

Viêm nha chu có mủ mặc dù không quá phổ biến nhưng có mức độ nặng. Bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây ra cơn đau nhức, chảy mủ khó chịu. Đồng thời, làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề như xương ổ răng bị phá hủy, hoại tử, mất răng, nhiễm trùng lan rộng,… 

Viêm nha chu có mủ là gì? 

Viêm nha chu có mủ là kết quả của viêm nha chu tiển triển. Nha chu là thuật ngữ đề cập đến các bộ phận nâng đỡ, bảo vệ răng như xương ổ răng, dây chằng, mô nướu, gai lợi,… Khi một hoặc các bộ phận này bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nha chu có mủ
Viêm nha chu có mủ là kết quả của viêm nha chu tiển triển

Viêm nha chu có mủ là tình trạng viêm nha chu tiến triển nặng, hình thành mủ trong thành nướu, gây tổn thương các cơ quan nâng đỡ răng và những khu vực lân cận. Theo đó, các túi nha chu sẽ chứa dịch mủ, trong đó có vi khuẩn gây viêm nhiễm, mảng bám, tế bào chết,… gây đau nhức, chảy mủ khi vệ sinh răng miệng, ăn uống, mùi hôi trong khoang miệng, thậm chí khiến răng lỏng lẻo, gãy rụng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng cục bộ. Khi nha chu bị phá hủy hoàn toàn, người bệnh phải đối mặt với tình trạng mất răng vĩnh viễn. Nếu không được kiểm soát, nhiễm trùng có thể lan sang những khu vực lân cận, tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân gây viêm nha chu có mủ 

Các túi mủ do viêm nha chu gây ra xuất hiện ở khoảng hở giữa nướu và bề mặt của gốc răng. Những khoảng hở này vô tình trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, thức ăn thừa, tế bào chết và hình thành mủ gây đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do viêm nha chu tiến triển.

Viêm nha chu kéo dài, không được kiểm soát hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh, phá hoại chân răng và hình thành áp xe nha chu. Căn nguyên của bệnh lý này được xác định là sự tích tụ vôi răng trong thời gian, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây tổn thương mô nha chu.

Bên cạnh đó, viêm nha chu có mủ còn tăng nguy cơ bởi một số yếu tố khác:

  • Chải răng quá mạnh, không dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn thường xuyên sẽ tăng tốc độ hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây tổn thương các cơ quan nâng đỡ răng
  • Thói quen hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ viêm nha chu có mủ.
  • Các chuyên gia cũng nhận thấy, các vấn đề răng miệng nói chung và bệnh lý nói riêng có tính chất di truyền. Theo đó, viêm nha chu có mủ sẽ tăng cao nếu có người thân mắc phải bệnh này.
  • Trường hợp sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, chống trầm cảm, kháng histamin sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công và làm tổn thương nha chu.
  • Số liệu thống kê nhận thấy, người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường, trong đó có viêm nha chu có mủ.
  • Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, mãn kinh, đang sử dụng thuốc tránh cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý.
  • Mắc một số bệnh lý hạn chế phản ứng hệ thống miễn dịch như ung thư, AIDS cũng có thể gây áp xe nha chu ở mức độ nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh lý

Các biểu hiện viêm nha chu có mủ có thể dễ dàng nhận biết. Bởi bệnh lý không chỉ gây ra các triệu chứng lâm sàng mà còn quan sát được tổn thương thực thể. Việc thăm khám, điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý sẽ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.

Áp xe nha chu
Khi quan sát sẽ nhận thấy ổ mủ phồng, nhô cao hoặc không

Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông qua một số biểu hiện sau:

  • Khi quan sát sẽ nhận thấy ổ mủ phồng, nhô cao hoặc không. Mô nướu chứa mủ thường đỏ ửng nhưng cũng xuất hiện màu nhạt hơn mô nướu bình thường
  • Khi tác động vào ổ mủ cảm nhận mềm, phập phồng, đôi khi rỉ mủ và đau nhức
  • Viêm nha chu có mủ thường gây ra tình trạng hôi miệng
  • Trường hợp ổ mủ phát triển lớn sẽ khiến răng tách rời nướu, lung lay, dễ gãy rụng
  • Bệnh lý còn gây ra một số biểu hiện toàn thân như cơ thể mệt mỏi, sốt, sưng hạch bạch huyết

Đối với viêm nha chu có mủ cấp, ổ mủ không có lối thoát sẽ làm gia tăng áp lực lên răng, nướu, phản ứng viêm tiến triển nặng nề. Vì vậy nên các biểu hiện lâm sàng thể hiện rõ ràng. Trong khi đó, viêm nha chu mãn tính có đường thoát dịch nên các biểu hiện thường nhẹ hơn, mặc dù tình trạng viêm kéo dài nhưng bệnh nhân vẫn chịu được.

Viêm nha chu có mủ nguy hiểm không?

Như đã biết, khoang miệng là nơi chứa hàng tỉ vi khuẩn có lợi và có hại. Chúng tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, hại khuẩn sẽ phát triển mạnh và gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, trong đó có viêm nha chu có mủ.

Theo đó, viêm nha chu tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng có thể làm tăng nguy cơ mất răng cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm phổi, tim mạch, đột quỵ,… Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm nha chu có thể đối mặt với nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và dễ mắc các bệnh nha khoa.

Một số nghiên cứu cũng nhận thấy bệnh viêm nha chu có mủ làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh hệ thống. Ngược lại, các bệnh như đái tháo đường, HIV/ AIDS, rối loạn tế bào máu có thể làm giảm khả năng chống chọi lại phản ứng viêm nhiễm, từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.

Viêm nha chu có mủ làm tăng nguy cơ mất răng
Người bị viêm nha chu có mủ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn

Có thể nhận thấy, viêm nha chu có mủ không chỉ gây ra các biểu hiện lâm sàng, tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn mà còn gây ra các biến chứng nặng nề, tác động xấu đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám sớm để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán bệnh lý

Trước khi tiến hành điều trị viêm nha chu có mủ, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Việc chẩn đoán sẽ giúp nhận biết mức độ tổn thương nha chu, độ sâu của túi mủ và các biến chứng phát sinh (nếu có).

Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán bệnh lý:

  • Khai thác bệnh sử giúp xác định được các yếu tố góp phần gây ra bệnh lý như sử dụng thuốc, hút thuốc lá, mắc các bệnh lý nội khoa, rối loạn nội tiết.
  • Quan sát, kiểm tra mức độ viêm của mô nướu và túi nha chu
  • Kế đến, sẽ dùng thước đo chuyên dụng để đo kích thước của túi mủ nha chu. Kỹ thuật chẩn đoán này thường không gây đau nhức.
  • Yêu cầu người bệnh chụp X-quang nhằm xác định tình trạng mất xương trong trường hợp cần thiết

Ngoài ra, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, bạn sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chẩn đoán chuẩn xác. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Điều trị viêm nha chu có mủ

Mục tiêu của việc điều trị viêm nha chu có mủ là loại bỏ ổ áp xe, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng tại nha chu bị tổn thương. Sau khi điều trị khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục nguyên nhân khởi phát cũng như những ảnh hưởng lên răng, mô nướu.

Điều trị viêm nha chu
Mục tiêu của việc điều trị viêm nha chu có mủ là loại bỏ ổ áp xe, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng tại nha chu bị tổn thương

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng, kích thước túi nha chu, mức độ tổn thương, việc chữa trị sẽ được chia thành nhiều buổi với quy trình như sau:

  • Tiến hành cạo vôi răng và xử lý mặt gốc răng trước khi áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu đối với bệnh lý
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch ổ mủ nha chu để dẫn lưu ổ áp xe, loại bỏ mủ hoàn toàn 
  • Cuối cùng làm sạch túi nha chu 

Để loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm và phòng ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống (trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang những khu vực lân cận). Trường hợp bị đau nhức, bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau thông thường. Bên cạnh đó, cần kết hợp dùng kem đánh răng, nước súc miệng kháng khuẩn để đạt được kết quả tốt nhất.

Đối với trường hợp bệnh lý ở giai đoạn mãn tính, tiến triển nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nha chu (cắt vạt hoặc cắt nướu). Việc thực hiện những thủ thuật này giúp loại bỏ các chất tích tụ còn sót lại sau những lần dẫn lưu trước đó. Theo đó, vạt nha chu thường được áp dụng trong các trường hợp áp xe nha chu tiến triển sau khi điều trị bệnh lý, tại vị trí cao răng tích tụ dưới ổ răng.

Phòng ngừa viêm nha chu có mủ bằng cách nào? 

Viêm nha chu có mủ là hệ quả của viêm nha chu tiến triển ở mức độ nặng. Bệnh lý nếu không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến thể trạng.

Chăm sóc răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa viêm nha chu có mủ hiệu quả

Do đó, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa vì bệnh lý rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý:

  • Cạo vôi răng định kỳ 2 – 3 lần/ năm là một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh lý cũng như nhiều vấn đề răng miệng khác. Đồng thời, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe răng miệng trong mỗi lần lấy cao răng để sớm phát hiện vấn đề bất thường và điều trị kịp thời.
  • Mỗi ngày chải răng từ 2 – 3 lần để làm sạch răng miệng. Ưu tiên các loại bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mềm để tránh gây kích ứng mô nướu gây chảy máu, đau nhức. Bên cạnh đó, nên thay bàn chải định kỳ từ 2 – 3 tháng/ lần hoặc ngay khi nhận thấy lông bị sờn.
  • Để tăng hiệu quả làm sạch, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn. Đồng thời giúp hạn chế hình thành mảng bám gây viêm nha chu và các vấn đề răng miệng khác.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng bia rượu và chất kích thích để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh những bệnh lý nha khoa khác.
  • Trường hợp mẹ bầu bị viêm nha chu có mủ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc điều trị bệnh để phòng ngừa biến chứng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, tốt cho răng miệng như rau xanh, trái cây, cá, các loại hạt, thịt và uống nhiều nước.
  • Tập thói quen súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường sau các bữa ăn nhẹ để làm sạch khoang miệng, hạn chế mảng bám trên răng.
  • Tích cực điều trị dứt điểm các bệnh nội khoa làm tăng nguy cơ viêm nha chu có mủ như đái tháo đường, trào ngược dạ dày thực quản, tim mạch,…

Viêm nha chu có mủ là một trong những bệnh nha khoa có mức độ nghiêm trọng và cần được kiểm soát sớm. Việc chủ quan, tự ý dùng thuốc chữa trị không chỉ khiến bệnh diễn tiến nặng nề mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng để phòng ngừa bệnh lý tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 09:20 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Lợi sưng đỏ, sờ vào có cảm giác mềm hơn bình thường là một triệu chứng của viêm nướu ở trẻ em Viêm Nha Chu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Hướng Chữa Trị
Viêm nha chu không chỉ là bệnh răng miệng thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em, do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu không được…
Chi phí điều trị viêm nha chu Chi Phí Điều Trị Viêm Nha Chu Hiện Nay [Cập Nhật Mới]

Chi phí điều trị viêm nha chu hiện nay được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ Răng…

Viêm Nha Chu Mãn Tính Viêm Nha Chu Mãn Tính: Biểu Hiện và Giải Pháp Điều Trị

Sưng mô nướu, hình thành túi mủ gây đau nhức, răng lung lay,... là những biểu hiện điển hình của…

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi? Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm lợi có mủ là cấp độ nặng hơn của bệnh viêm lợi, khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu…

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam Cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam quanh nhà

Chữa viêm nha chu bằng thuốc nam là mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến. Ưu điểm lớn…

Các thuốc trị viêm nha chu tốt nhất (bôi và uống) Các thuốc trị viêm nha chu tốt nhất (bôi và uống)

Viêm nha chu là bệnh răng miệng có thể gây mất răng, bệnh tự cải thiện nếu như ở mức…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua