Viêm Nang Lông Ở Mông: Cách Nhận Biết và Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm nang lông ở mông gây tổn thương ngứa ngáy, đau rát tại vùng da mông nhạy cảm. Mắc bệnh này khiến người bệnh tự ti, e ngại không điều trị sớm. Tình trạng này khiến bệnh ngày càng trầm trọng và kéo dài dai dẳng, khó chữa khỏi dứt điểm. 

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở mông 

Viêm nang lông nói chung và ở viêm nang lông mông nói riêng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bao gồm:

Viêm nang lông ở mông
Mặc quần quá chật, ẩm ướt… là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nang lông ở mông

  • Nhiễm vi khuẩn: Chủ yếu là do nhiễm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, nấm sợi, nấm men, Proteus, nhiễm virus herpes, u mềm lây hoặc ký sinh trùng demodex… Chúng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua các nang lông và gây viêm khi gặp điều kiện thuận lợi. 
  • Tích tụ độc tố: Các loại độc tố tích tụ trong lỗ chân lông kích thích sự hình thành của các đốm mụn, sưng viêm trên da. 
  • Vệ sinh kém: Những người không tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Chúng trú ngụ trong các nang lông, dần dần viêm nhiễm nặng và lây lan sang các khu vực khác.
  • Mặc quần hoặc đồ lót ướt: Thói quen mặc quần, quần lót ướt hoặc không lau khô người trước khi mặc quần áo cũng có thể phát triển viêm nang lông ở mông. 
  • Lạm dụng các chất tẩy rửa: Trong các sản phẩm chăm sóc da, nhất là các sản phẩm có chứa chất tẩy rửa quá mạnh sẽ rất dễ gây kích ứng làn da, khiến da dần trở nên yếu ớt, dễ bị thương tổn và viêm nhiễm.
  • Do di truyền: Có khoảng 1/2 trường hợp bị viêm nang lông ở mông được phát hiện là do di truyền, người bệnh có người thân đã từng mắc bệnh tương tự. 
  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết thay đổi thất thường, nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Chúng trú ngụ vào trong các nang lông và gây viêm nhiễm, nhất là khi đổ nhiều mồ hôi. 

=> THAM KHẢO NGAY: Viêm nang lông ở lưng – Dấu hiệu và cách chữa trị triệt để

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông ở mông

Viêm nang lông đặc trưng bởi một số triệu chứng như: 

Viêm nang lông ở mông
Viêm nang lông ở mông đặc trưng với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mụn nhọt, lông mọc ngược, ngứa ngáy khó chịu…
  • Nổi nhiều mụn đỏ: Đây là những mảng da ửng đỏ, trên bề mặt là các nốt sần mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng lớn. 
  • Lông mọc ngược hoặc cuộn tròn vào trong: Do các nang lông bị viêm nên lông không thể mọc thẳng ra ngoài mà mọc ngược vào trong, cuộn tròn lại gây ngứa ngáy và bứt rứt khó chịu. 
  • Mụn nhọt: Xuất hiện các đốm mụn nhọt, sưng viêm, ứ mủ tạo thành các đốm mụn nhọt lớn. Khi sờ vào có cảm giác đau nhức, rát buốt. 
  • Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng đi kèm theo sự xuất hiện các đốm mụn đỏ, làm bùng phát cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cào gãi mạnh, thậm chí gãi đến mức xước cả da, rỉ máu. 

Tuy nhiên, những triệu chứng này khá tương đồng với các bệnh lý da liễu khác. Vì vậy người bệnh cần nhận biết thêm một số triệu chứng khác để phân biệt rõ ràng giữa viêm nang lông ở mông với một số bệnh lý khác như:

Người bệnh cần chủ động thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng các biện pháp phù hợp, nhờ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Gợi ý 3 cách trị viêm lỗ chân lông ở mông hiệu quả

Hầu hết các trường hợp viêm nang lông ở mông có thể nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị phù hợp.

Bao gồm 3 cách phổ biến sau: 

1. Chữa viêm nang lông ở mông tại nhà

  • Vệ sinh da kỹ lưỡng: 
    • Tắm rửa hàng ngày để giữ cho da mông luôn sạch sẽ; 
    • Sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng, không chứa hương liệu hoặc chất làm màu;
    • Hạn chế tắm bồn nước nóng, vì nó có thể làm khô da và gây kích ứng;
  • Chườm ấm: Sử dụng một khăn sạch và ấm đặt lên vùng da bị viêm nang lông sau khi tắm. Sau đó, áp dụng áp lực nhẹ để giúp mở lỗ chân lông và loại bỏ bã nhờn. Đảm bảo rửa sạch vùng da sau khi thực hiện.
  • Sử dụng sản phẩm chứa axit salicylic: Sản phẩm hỗ trợ này có khả năng làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ tế bào da chết, giúp ngăn ngừa viêm nang lông. Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và tránh sử dụng quá nhiều.
  • Tránh cạo lông quá sát: Sử dụng dao cạo dao cạo sạch, nếu bạn sử dụng máy cạo, đảm bảo dao cạo đủ sắc. Tránh cạo ngược lông.
  • Đeo băng lưới làm mát: Nếu viêm nang lông gây sưng đỏ và đau, bạn có thể áp dụng một miếng băng lưới làm mát hoặc túi đá lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm sưng và đau.
  • Giữ vùng da khô ráo: Tránh để da ẩm ướt quá lâu sau khi tắm và sử dụng bột bôi trơn không chứa dầu nếu cần thiết để tránh cản trở lỗ chân lông.
Tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ và giữ làn da khô ráo để cải thiện triệu chứng viêm nang lông

Ngoài ra, một vài trường hợp có thể tận dụng các loại dược liệu tự nhiên dưới đây để xoa dịu kích ứng do viêm nang lông gây ra: 

  • Kết hợp dầu dừa và nước cốt chanh
  • Nha đam
  • Cám gạo + sữa tươi
  • Bột nghệ + sữa chua + mật ong
  • Lá trầu không
  • Bã cà phê
  • Bột yến mạch
  • … 

2. Trị viêm nang lông ở mông theo Tây y

Khi những triệu chứng viêm nang lông ở mông có xu hướng phát triển ngày càng nặng, tốt nhất bạn nên thăm khám tại các bệnh viện, chuyên khoa da liễu lớn để được chẩn đoán, có hướng điều trị kịp thời. 

Dùng thuốc uống, thuốc bôi ngoài da

Một số loại thuốc trị viêm nang lông thường được chỉ định sử dụng như:

Viêm nang lông ở mông
Người bệnh viêm nang lông ở mông thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng bôi, đường uống, thuốc trị nấm…
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: như Neomycin, axit fusidic, Mupirocin, Benzoy peroxide… có khả năng tiêu diệt những tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn khu trú bên trong nang lông. 
  • Thuốc kháng sinh dạng uống: Với những trường hợp bị viêm nang lông ở mông do nhiễm tụ cầu vàng, tổn thương da nghiêm trọng sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh dạng uống nhằm đem lại hiệu quả tác động toàn thân, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Điển hình như một số loại thuốc như Cephalosporin, Metronidazol, Ciprofloxacin… 
  • Thuốc trị nấm: Nếu viêm nang lông ở mông phát sinh có liên quan đến nấm có thể dụng một số loại thuốc như Nizoral, Fluconazol, Itraconazol, Canesten… 
  • Thuốc trị ký sinh trùng: Những trường hợp mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc sau đây: kem bôi Permethrin, thuốc bôi Metronidazole hoặc thuốc uống…
  • Thuốc sát khuẩn: Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, làm sạch vùng da mông bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm… Một vài loại thuốc sát trùng thường dùng như Povidon – lod 10%, Hexamidine 0.1%, Chlorhexidine 4%… 

Can thiệp ngoại khoa

Những trường hợp tổn thương trên da do viêm nang lông ở mông gây ra quá nặng, xuất hiện mụn nhọt, mưng mủ gây đau nhức, viêm nhiễm lở loét sẽ được chỉ định thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ dịch mủ. 

Quy trình thực hiện:

  • Làm sạch vùng da có mụn nhọt, sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn;
  • Có thể tiêm thuốc tê (nếu cần) để giảm bớt đau đớn cho người bệnh;
  • Rrạch một đường nhỏ tại mụn nhọt, kết hợp dùng tay ấn nhẹ để dẫn lưu hết dịch mủ ra ngoài;
  • Sát trùng, khâu vết thương và quấn băng gạc lại; 
  • Sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng; 

Bắn laser

Nhiều người cũng chọn phương pháp chữa trị viêm nang lông ở mông bằng tia laser vì đem lại lại hiệu quả cao hơn. Phương pháp này sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo phù hợp với làn da con người để cho tác động trực tiếp lên vùng da mông đang bị viêm nang lông. Tia laser sẽ giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng dưới da, giảm thiểu mức độ của các triệu chứng. 

=> XEM THÊM: Kinh Nghiệm Trị Viêm Nang Lông Lâu Năm Thành Công

Hướng dẫn cách phòng ngừa tái phát viêm nang lông ở mông 

  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng cách tắm gội thường xuyên. 
  • Hạn chế đổ mồ hôi hết mức có thể.
  • Chọn lựa sữa tắm phù hợp, không chứa quá nhiều chất tẩy rửa vì rất dễ gây kích ứng da. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi, không quá bó sát. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày để tăng cường độ đàn hồi cho làn da. 
  • Hạn chế sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất mạnh. 
  • Thường xuyên tẩy tế bào chết, đặc biệt là vùng da mông ít nhất 1 lần/ tuần. 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất từ rau củ quả, trái cây và uống nhiều nước để duy trì làn da khỏe mạnh. 
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ ngày để cấp ẩm, duy trì độ căng bóng, khỏe mạnh cho làn da. 

Viêm nang lông ở mông khiến người bệnh khó chịu và đau rát, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh do vùng da mông hiện tại rất thiếu thẩm mỹ, nhất là đối với nữ giới. Vì vậy, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp điều trị tích cực và chăm sóc phòng ngừa để sớm thoát khỏi bệnh, lấy lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống tốt nhất. 

Tham khảo thêm

Ngày đăng 14:00 - 07/11/2023 - Cập nhật lúc: 20:39 - 18/12/2023
Chia sẻ:
Viêm nang lông vùng kín – Triệu chứng nhận biết và cách trị dứt điểm

Viêm nang lông vùng kín có thể xảy ra ở cả nam và nữ, xảy ra do vùng kín bị…

Cách trị viêm lỗ chân lông cấp tốc 2 Cách Trị Viêm Lỗ Chân Lông Cấp Tốc – Da Đẹp Nhanh

Bên cạnh điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ, các cách trị viêm lỗ chân lông cấp…

Cách trị viêm nang lông tại nhà 8 Cách Trị Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Các cách trị viêm nang lông tại nhà thường được chỉ định áp dụng trong trường hợp bệnh mức độ…

Viêm nang lông ở ngực Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân và Cách Trị Nhanh

Viêm nang lông ở ngực phổ biến không kém các dạng viêm da khác. Đặc trưng với những nốt mụn…

Viêm nang lông da đầu – Cách nhận biết và điều trị dứt điểm

Viêm nang lông da đầu rất phổ biến. Đặc trưng bởi tổn thương trên da đầu, chân tóc gây ngứa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua