Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 5 Loại Vitamin Tốt Cho Răng Lợi

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm lợi và các bệnh lý về răng miệng khác. Do đó, để tăng cường sức khỏe răng miệng, hỗ trợ điều trị viêm lợi, bổ sung vitamin và khoáng chất thiếu hụt cho cơ thể là điều cần thiết. Nếu bạn đang băn khoăn không biết viêm lợi uống vitamin gì thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Bị viêm lợi uống vitamin gì? 

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Một khi thiếu hụt vitamin nghiêm trọng, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường. Theo các chuyên gia, đa phần tình trạng viêm lợi có liên quan đến sự thiếu hụt liên tục của vitamin C và vitamin K trong cơ thể. Thiếu vitamin C, vitamin K làm hệ miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng đến việc đông máu, khiến lợi bị chảy máu thường xuyên. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, từ đó gây các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu

Viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người
Viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người

Bị viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị viêm lợi chỉ nên uống vitamin khi thiếu hụt nghiêm trọng hàm lượng vitamin này trong cơ thể hoặc khi cơ thể mắc các bệnh lý không thể hấp thu các loại vitamin này. Một số vitamin thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị viêm lợi mà người bệnh nên bổ sung có thể kể đến như:

1. Viêm lợi uống vitamin A 

Vitamin A là một trong những vitamin cần thiết cho cơ thể, có khả năng tan trong chất béo, được hấp thụ qua chế độ ăn và được lưu trữ ở gan. Vitamin A có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp, có đặc tính chống virus, duy trì các mô mềm, khôi phục chức năng của màng nhầy. Co thể rất hiếm khi thiếu hụt vitamin A, chủ yếu xảy ra ở trẻ sinh non, người mắc bệnh xơ nang, bị rối loạn chuyển hóa tiền chất của vitamin A là beta-carotene thành vitamin A. 

Khi bị thiếu hụt vitamin A, cơ thể dễ gặp phải tình trạng khô niêm mạc, khô miệng, niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, sức đề kháng bị suy giảm, có nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Vitamin A thường được bổ sung khi bị viêm lợi để ngừa nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng. Khi thiếu hụt vitamin này, cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng như:

  • Móng tay dễ gãy, rụng tóc nhiều, da khô
  • Tiêu chảy, quáng gà, khô ngứa hoặc viêm mắt
  • Sức đề kháng suy giảm, dễ bị thoái hóa điểm vàng
  • Đối với trẻ em có thể khiến sự phát triển về răng và xương của trẻ có vấn đề… 

Hướng dẫn cách uống vitamin A: 

  • Theo khuyến cáo, liều lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày là 700mcg ở nữ và 900mcg cho nam
  • Nếu thiếu vitamin nghiêm trọng hoặc cơ thể có nhu cầu vitamin A cao thì mới được bổ sung bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ
  • Khi bổ sung vitamin A, tuyệt đối không vượt quá 10.000 IU, tương đương với 3.000 mcg để tránh độc tính, tác dụng phụ không mong muốn. 

Thừa vitamin A có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, có nguy cơ gây tử vong cao. Ngộ độc vitamin A có thể gây tăng áp lực sọ não, tổn thương gan và các triệu chứng như chán ăn, nôn ói, rụng tóc, đau đầu, rối loạn thị lực, da khô, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời… 

2. Vitamin C 

Bị viêm lợi uống vitamin gì? Loại vitamin cần thiết mà người mắc viêm lợi có thể tham khảo là vitamin C. Đây là loại vitamin cần thiết cho sức khỏe, tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, có vai trò quan trọng trong việc liên kết các mô trong cơ thể. Vitamin C có tác dụng bảo vệ tế bào, chống oxy hóa, củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể. Vitamin C cũng giúp cải thiện quá trình hấp thụ sắt, giúp vết thương nhanh lành hơn. 

Vitamin C có khả năng gia tăng số lượng cũng như chức năng của các tế bào miễn dịch. Bổ sung vitamin C nếu cơ thể thiếu hụt thường xuyên sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe của nướu răng, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, loại vitamin này cũng cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu chân răng. 

Dấu hiệu thiếu vitamin C:

  • Hay bị viêm nướu răng, chảy máu chân răng, dễ bị loét miệng, nhiệt miệng
  • Hay bị xuất huyết dưới da, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím
  • Chảy máu kết mạc mắt, da khô, xỉn màu, thường bị chảy máu mũi do mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ
  • Dễ bị viêm họng, cảm lạnh, sốt, với phụ nữ có thể hành kinh với lượng máu nhiều, có nguy cơ rong kinh… 

Hướng dẫn bổ sung vitamin C đúng cách: 

  • Hàm lượng vitamin C khuyến nghị cần bổ sung cho một người trưởng thành là từ 75 – 90mg, đây là tổng hàm lượng mà cơ thể cần trong một ngày
  • Khi uống vitamin C, nên chọn dạng acid ascorbic, uống vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ
  • Tuyệt đối sử dụng vitamin C liều cao, không uống vitamin C nếu cơ thể không thiếu hụt loại vitamin này. Dùng trên 2.000mg có thể gây đau bụng, buồn nôn, các vấn đề về thận và cột sống… 

3. Viêm lợi uống vitamin gì? – Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B cũng là một trong những vitamin cần thiết cho cơ thể mà người mắc viêm lợi có thể được chỉ định bổ sung. Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào, tham gia vào hoạt động tái tạo năng lượng cho cơ thể. Các loại vitamin của nhóm này có thể kể đến như vitamin B1, B2, B3, B6, B6, B7, B9, B12… 

Trong đó, các vitamin của nhóm B dễ thiếu hụt thường là vitamin B3, B6 và B12. Thiếu hụt các vitamin này dễ gây ra các vết loét ở miệng và lưỡi, khiến người mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, lưỡi có cảm giác bỏng rát, da vàng nhợt nhạt… Vitamin nhóm B chỉ nên được bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, các vitamin này tan trong nước, có thể được đào thải ra ngoài cơ thể nếu dư thừa nhưng cũng tránh bổ sung quá mức để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các vitamin nhóm B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm lợi
Các vitamin nhóm B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm lợi

Hướng dẫn bổ sung vitamin B đúng cách: 

  • Chỉ dùng vitamin B theo chỉ định của bác sĩ, thời gian tốt nhất là lúc bụng đói, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút. Có thể uống sau khi ăn sáng 2 giờ nếu không có thời gian. 
  • Tùy vào từng loại vitamin mà liều dùng của mỗi loại là không giống nhau. VItamin B có thể tương tác với một số thuốc như Dimercaprol, Bortezomib, Levodopa, Tetracyclines… 

4. Viêm lợi bổ sung vitamin K

Vitamin K là vitamin tan trong chất béo, có vai trò quan trọng với sức khỏe con người, có ý nghĩa quan trọng với quá trình đông máu, chuyển hóa khoáng chất cần thiết cho xương và duy trì chức năng của não bộ. Thiếu hụt vitamin K sẽ khiến nướu răng nhạy cảm, dễ chảy máu, nhất là khi ăn uống và đánh răng. Thiếu hụt vitamin K thường hiếm khi xảy ra, chủ yếu có liên quan đến việc rối loạn hệ vi sinh đường ruột.  

Đặc biệt, tình trạng mắc bệnh viêm lợi và các bệnh lý về răng miệng khác thường liên quan đến tình trạng thiếu hụt Osterocalcin. Đây là loại protein có trong xương và ngà răng, được tổng hợp bởi vitamin K. Có chức năng vận chuyển canxi để tái tạo ngà răng và mô xương để răng được chắc khỏe, ít bị sâu răng, đau nhức răng. 

Dấu hiệu thiếu vitamin K:

  • Thường xuyên chảy máu mũi, hay bị các vết bầm tím ở chân tay không rõ nguyên nhân, cơ thể dễ bị bầm tím dù chỉ là tổn thương nhẹ
  • Xuất huyết đường tiêu hóa, nghiêm trọng có thể bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu, đi tiểu ra máu… 

Hướng dẫn bổ sung vitamin K đúng cách:

  • Thông thường, người bị thiếu hụt vitamin do thuốc sẽ bổ sung từ 10 – 40mg/ngày, người gặp vấn đề đông máu uống 5mg/ngày.
  • Việc bổ sung vitamin K chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua bổ sung, không tự ý tăng giảm liều lượng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

5. Bị viêm lợi uống vitamin gì? – Vitamin D

Nếu bạn đang thắc mắc không biết khi bị viêm lợi uống vitamin gì thì đừng bỏ qua vitamin D. Đây là loại vitamin quan trọng, cần thiết trong quá trình tái tạo xương, có tác dụng tăng khả năng hấp thu canxi và photpho. Vitamin D thường được khuyến khích bổ sung để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị sâu răng và viêm nướu răng. 

Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi, làm thiếu hụt lượng canxi cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng, khiến răng trở nên yếu đi, dễ bị các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, vitamin này còn tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch, thiếu hụt vitamin D sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. 

Dấu hiệu thiếu vitamin D:

  • Hay bị đau ốm, dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp
  • Người mệt mỏi, khó chịu, hay bị đau đầu
  • Đau xương và đau lưng nghiêm trọng, nhất là xương ở chân và xương sườn
  • Vết thương chậm lành, cơ hay bị đau nhức, dễ bị gãy xương
  • Có nguy cơ trầm cảm, đặc biệt là dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa cao… 

Hướng dẫn bổ sung vitamin D đúng cách: 

  • Hàm lượng vitamin D cần thiết mà người nhỏ hơn 50 tuổi nên sử dụng là 200 UI/ngày, với phụ nữ mang thai là 600 IU/ngày
  • Việc bổ sung vitamin D như thế nào đúng cách cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Sử dụng vitamin D quá nhiều có thể gây chứng tăng canxi niệu, tăng canxi huyết, ngộ độc… 

Cách bổ sung vitamin cần thiết qua thực phẩm 

Viêm lợi uống vitamin chỉ áp dụng cho những trường hợp ăn chay trường, thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết nghiêm trọng, trong thời gian dài hoặc có liên quan đến một số bệnh lý nào đó trong cơ thể. Nếu cơ thể chỉ thiếu vitamin ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh bổ sung qua chế độ dinh dưỡng thay vì dùng vitamin qua đường uống.

Xây dựng một chế độ ăn đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất là điều cần thiết khi bị viêm lợi
Xây dựng một chế độ ăn đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất là điều cần thiết khi bị viêm lợi

Các thực phẩm giàu vitamin theo từng loại có thể kể đến như:

  • Vitamin A: Có nhiều trong những thực phẩm có màu đỏ và các loại rau lá xanh, gan động vật như đu đủ, ớt chuông, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà chua, cà rốt, dứa, bông cải xanh…
  • Vitamin C: Có nhiều trong các thực phẩm như ớt chuông đỏ, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, cà chua, dưa lưới vàng, đu đủ, ổi, trái cây họ cam quýt…
  • Vitamin nhóm B: Có nhiều trong các thực phẩm như các loại rau lá xanh, thịt lợn, thịt bò, hàu, hến, trứng, tôm, cá hồi, cá hồi cầu vồng, cá ngừ, cá mòi, cá trích, sữa và các sản phẩm từ sữa…
  • Vitamin D: Vitamin D thường có nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, dầu gan cá tuyết, tôm, hầu, nấm, lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa… 
  • Vitamin K: Các thực phẩm giàu vitamin K có thể kể đến như rau húng quế, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh, mùi tây, măng tây, cần tây, dưa chuột, cà rốt, rau xà lách, trứng, dầu oliu, trái cây sấy khô như nho, việt quất, mận…

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc khi bị viêm lợi thì uống vitamin gì. Việc uống vitamin hỗ trợ điều trị viêm lợi chỉ nên được thực hiện khi có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý bổ sung, tăng giảm liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:58 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:58 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Chia sẻ từ nhân vật: Viêm lợi, hôi miệng lâu năm và giải pháp hiệu quả bất ngờ sau 7 ngày

Bạn trai tôi bị hôi miệng và đây cũng chính là lý do khiến tôi cảm thấy e ngại mỗi…

10 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Bệnh viêm lợi có mủ thường gây cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu. Nếu không được kiểm soát…

Các thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay (uống và bôi)

Các thuốc trị viêm lợi đang được sử dụng phổ biến hiện nay chủ yếu là thuốc uống hoặc thuốc…

Mẹo chữa viêm lợi bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Chữa viêm lợi bằng lá trầu không là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người áp dụng…

7 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Trong dân gian có nhiều cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đang được đông đảo bệnh nhân rỉ tai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua