Bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai cần làm gì?

Nhiều phụ nữ bị viêm lợi trùm khi mang thai do nội tiết tố thay đổi hoặc do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây khó khăn cho việc ăn uống và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng. Vậy bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai phải làm sao cho nhanh khỏi? Đây hẳn là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều bà bầu.

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai là gì?

Bệnh viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai là hiện tượng sưng viêm xảy ra ở phần lợi bao phủ lên răng khôn. Tình trạng này thường xảy ra trong quá trình bà bầu mọc răng khôn, do răng bị mắc kẹt trong lợi không thể phát triển bình thường mà chèn ép vào các răng bên cạnh gây xô lệch hàm hoặc đâm vào trong lợi trùm khiến cho lợi bị sưng đau. 

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai
Tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai thường xảy ra do thay đổi nội tiết hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị viêm lợi trùm răng khôn. Nguyên nhân có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ hoặc điều kiện vệ sinh, chăm sóc răng miệng hoặc một số vấn đề về sức khỏe. 

Giai đoạn mang thai là thời kỳ nhạy cảm. Do vậy bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xuất hiện trong giai đoạn này đều khiến chị em khá lo lắng, ngay cả khi bị viêm lợi trùm răng khôn cũng vậy.  B6en5h gây sưng lợi, đau nhức răng miệng và nhiều triệu chứng khác gây khó khăn cho việc ăn uống và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của mẹ bầu.

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Các nguyên nhân dẫn đến viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai bao gồm:

  • Thay đổi hormone:

Trong suốt thai kỳ, nội tiết tố của phụ nữ có sự xáo trộn lớn. Đặc biệt, sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone sẽ khiến răng lợi yếu và dễ bị kích ứng hơn. Tình trạng này cũng khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng có cơ hội phát triển mạnh và tấn công vào lợi trùm khiến cho lợi bị sưng viêm.

  • Răng khôn mọc lệch:

Răng khôn là răng phát triển sau cùng của hàm nhưng lại rất dễ mọc lệch và có khuynh hướng đâm qua răng số 7. Điều này có thể tạo ra khe hở giữa lợi trùm và thân răng. Nếu bà bầu  vệ sinh răng miệng không kỹ, thực phẩm có thể len lõi và trong kẽ hở dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi trùm.

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Cảm giác mệt mỏi khi mang thai khiến cho nhiều chị em lười đánh răng hoặc chỉ chải răng qua loa làm sót lại thức ăn ở kẽ răng hoặc hình thành mảng bám ở chân răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh gây ra các vấn đề về răng miệng trong thời gian mang thai, chẳng hạn như sâu răng, viêm nướu răng và cả bệnh viêm lợi trùm răng khôn.

  • Do trào ngược dạ dày thực quản

Phụ nữ mang thai rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản do ảnh hưởng của tình trạng ốm nghén, nôn ói, tăng cân hoặc ăn uống quá nhiều trong thai kỳ. Chất dịch trào lên từ dạ dày có thể ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản, cổ họng và cả răng miệng. Nó mang theo axit tấn công vào trong lợi trùm răng khôn khiến cho lợi bị kích ứng, sưng viêm.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc  các vấn đề kháng về răng miệng, chẳng hạn như mòn men răng, ê buốt răng, hôi miệng…

  • Thay đổi thói quen ăn uống:

Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong thai gian mang thai, hầu hết bà bầu đều ăn nhiều bữa hơn. Tuy nhiên, do công tác vệ sinh răng miệng không được thực hiện tốt sau mỗi bữa ăn  khiến cho vi khuẩn gây viêm lợi trùm răng khôn phát triển mạnh.

Thêm vào đó, một số chị em có khuynh hướng thích ăn đồ ngọt, đồ chua hay các món ăn cay hơn trong thời gian ốm nghén. Tất cả những thói quen ăn uống này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai.

  • Do lợi trùm va chạm với răng đối diện:

Phần lợi trùm thường nằm bao phủ lên răng khôn nên rất dễ bị va chạm với răng mọc đối diện ở hàm trên mỗi khi nhai thức ăn, từ đó dẫn đến tổn thương, sưng viêm.

  • Do ảnh hưởng của các vấn đề khác về răng miệng:

Nếu có tiền sử bị sâu răng, áp xe nướu trước đó, phụ nữ mang thai cũng có thể bị viêm lợi trùm răng khôn do lây lan vi khuẩn.

Triệu chứng viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai rất dễ nhận biết thông qua việc quan sát bằng mắt thường kết hợp với các dấu hiệu liên quan như:

Triệu chứng viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai
Bệnh viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai có thể khiến lợi bị sưng đỏ, đau nhức
  • Nướu răng trong cùng bị sưng: Do bị tổn thương, viêm nhiễm, phần lợi trùm và cũng chính là nướu răng nằm ở khu vực phía trong cùng bị sưng phồng, căng đỏ và nổi cộm hẳn trên mề mặt cũng như xung quanh răng khôn. Chị em có thể dễ dàng thấy được tình trạng sưng nướu răng khôn. Chạm tay vào cũng thấy lợi bị đau và sưng to bất thường so với phần nướu bên cạnh.
  • Đau nhức: Tình trạng đau nhức cũng xảy ra ở khu vực lợi bị tổn thương. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bị đau nhức ở răng sống 7 do răng này nằm sát bên cạnh nên dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn.
  • Sốt: Triệu chứng này có thể xảy ra khi lợi trùm răng khôn bị viêm do nhiễm trùng.
  • Hôi miệng: Khi lợi trùm răng khôn bị viêm, vi khuẩn kỵ khí phát triển mạnh khiến cho bà bầu bị hôi miệng. Trường hợp bị trào ngược dạ dày hay ốm nghén thì triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn.
  • Nổi hạch: Do ảnh hưởng của tình trạng nhiễm trùng, hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng to. Đây là một phản ứng tự vệ bình thường của hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn.
  • Khó khép kín miệng: Lợi trùm răng khôn bị sưng to sẽ khiến cho hàm bị cộm vướng và không thể khép khít hai hàm như bình thường. 

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng sưng đau, viêm lợi trùm tại răng khôn kéo dài sẽ khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Cùng với đó, nỗi lo lắng về bệnh cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu. Ngoài ra, bệnh viêm lợi trùm khi mang thai cũng có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Ăn uống kém do đau miệng dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển.
  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Lung lay chân răng  do nhiễm trùng nặng
  • Áp xe lợi trùm
  • Viêm nướu răng ở khu vực khác do bị lây nhiễm vi khuẩn

Chẩn đoán viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Bệnh viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai chủ yếu được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng và các triệu chứng bà bầu đang gặp phải.  Chị em nên thẳng thắn trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh, cách chăm sóc răng miệng hàng ngày hoặc bất kỳ vấn đề nào được đưa ra để phục vụ cho công tác xác định nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng khôn.

Chẩn đoán viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai
Bác sĩ khám, chẩn đoán viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai

Phương pháp chụp X-quang thường không được khuyến cáo áp dụng để chẩn đoán viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai do những lo ngại về ảnh hưởng của tia tử ngoại đối với sự phát triển bình thường của em bé trong bụng.

Bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai phải làm sao?

Việc lựa chọn phương pháp chữa viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai cần phải đặc biệt để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng mà lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

1. Cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai mức độ nhẹ đến trung bình

Ở mức độ nhẹ, lợi trùm răng khôn chỉ hơi sưng đỏ và có thể đau nhức nhưng không quá nghiêm trọng. Chị em có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để giảm sưng đau lợi nhằm đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.

Dưới đây là một số cách chữa viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai tự nhiên chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng tại nhà:

  • Súc miệng bằng nước muối: Dùng nước muối pha loãng ngậm và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày có tác dụng sát khuẩn, tiêu sưng và xoa dịu cơn đau nhức khó chịu cho bà bầu. Chị em chỉ cần lấy 1 thìa muối ăn pha với nước ấm để súc miệng. Thói quen này được áp dụng trong thai kỳ cũng giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng có mủ, hôi miệng cho chị em.
  • Chườm lạnh: Lấy một túi đá lạnh chườm bên ngoài má nơi lợi trùm bị viêm sẽ giúp làm giảm đáng kể cảm giác đau nhức khó chịu. Đá lạnh hoạt động như một chất gây tê tạm thời, giúp ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu đau ở dây thần kinh cảm giác về não bộ. Chườm lạnh cũng là một cách đơn giản để giảm sưng lợi trùm răng khôn mà không phải lo ngại về tác dụng phụ như khi bà bầu dùng thuốc kháng viêm trong Tây y.
  • Uống nhiều nước: Phụ nữ bị viêm lợi trùm khi mang thai được khuyến cáo nên uống nhiều nước để làm sạch và duy trì độ ẩm cho khoang miệng, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Chườm túi trà lọc ấm: Dùng một túi trà lọc còn ấm chườm trực tiếp lên lợi trùm có thể giúp giảm hiện tượng sưng đau. Hoạt chất tanin cùng chất chống oxy hóa trong trà còn có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương cho lợi trùm răng khôn.
  • Dùng lá trầu không: Đây là thảo dược lành tính, an toàn khi sử dụng tại chỗ trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn ở phụ nữ mang thai. Để sử dụng, bà bầu hãy lấy 5 – 7 cái lá trầu bánh tẻ đem rửa sạch và đun sôi kỹ lấy nước súc miệng. Thực hiện mỗi ngày ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai bằng lá trầu
Súc miệng bằng nước lá trầu giúp làm giảm viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trường hợp bị đau và không ăn được nhiều thì nên dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm để dễ nhai nuốt thức ăn mà không gây đau hoặc tác động mạnh đến lợi trùm bị viêm.

2. Cách chữa viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai mức độ nặng

Khi bị nhiễm trùng nặng, lợi trùm răng khôn đau nhức nhiều và có thể làm mủ khiến chị em gặp khó khăn trong ăn uống. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau được phép sử dụng trong thai kỳ. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua bất kì loại thuốc nào về uống, nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. 

Các phương pháp tác động mạnh hơn như nhổ răng khôn hay cắt lợi trùm thường được tiến hành sau khi sinh đẻ nếu tình trạng viêm lợi trùm răng khôn tái phát nhiều lần hoặc răng khôn mọc lệch. 

Để ngăn ngừa viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai, bà bầu cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Duy trì thói quen đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày kết hợp súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng chứa chất diệt khuẩn. Ngoài ra, hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng tốt, đồng thời kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và các vấn đề khác về răng miệng để không ảnh hưởng đến lợi trùm.

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 14:20 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:40 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Sưng nướu răng và nổi hạch thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng Sưng Nướu Răng và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Nào Gây Ra?

Sưng nướu răng nổi hạch không hiếm gặp, thường liên quan đến nhiều nguyên nhân. Đôi khi xảy ra do…

7 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Trong dân gian có nhiều cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đang được đông đảo bệnh nhân rỉ tai…

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ : Cách Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra rất phổ biến ở người đã thực hiện thủ thuật nha…

Chia sẻ từ nhân vật: Viêm lợi, hôi miệng lâu năm và giải pháp hiệu quả bất ngờ sau 7 ngày

Bạn trai tôi bị hôi miệng và đây cũng chính là lý do khiến tôi cảm thấy e ngại mỗi…

Bệnh viêm nướu hoại tử lở loét ở mức độ nghiêm trọng Viêm Nướu Hoại Tử Lở Loét Là Bị Gì? Chẩn Đoán Thế Nào?

Viêm nướu hoại tử lở loét xảy ra khi răng nướu bị nhiễm khuẩn gây ra các triệu chứng như…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua