Viêm lợi hôi miệng: Cách xử lý, điều trị, khử mùi

Bệnh viêm lợi hôi miệng khiến cho nhiều bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Để xử lý tình trạng này cần điều trị triệt để tình trạng viêm lợi kết hợp với các biện pháp khử mùi cho khoang miệng, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Triệu chứng viêm lợi hôi miệng

Viêm lợi là tình trạng nhiễm trùng được đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ, phù nề, đau nhức ở vùng nướu bao bọc dưới chân răng. Trong quá trình bị viêm, vi khuẩn trong phát triển mạnh khiến cho khoang miệng cũng như hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Viêm lợi hôi miệng
Hôi miệng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của viêm lợi

Hiện tượng viêm lợi hôi miệng thường kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Đau nhức, sưng đỏ ở vùng lợi bị viêm
  • Chảy nhiều nước miếng
  • Có cảm giác cộm vướng do lợi sưng
  • Khó khép miệng nếu bị viêm lợi trùm
  • Chải răng thấy đau và nếu để bàn chải ma sát mạnh vào vùng bị viêm có thể dẫn đến chảy máu
  • Trường hợp viêm lợi nặng có thể dẫn đến lở loét, mưng mủ.

Tình trạng viêm lợi hôi miệng kéo dài không chỉ gây khó khăn cho việc ăn uống, nói chuyện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sự tự tin trong giao tiếp của người bệnh. Chính vì việc làm sao để nhanh chóng khắc phục được tình trạng này là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân gây viêm lợi hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lợi hôi miệng. Bao gồm:

Nhiễm trùng vi khuẩn hay nấm:

Những tác nhân gây bệnh này xâm nhập trực tiếp vào trong lợi thông qua đường miệng. Chúng khiến cho lợi bị kích ứng, sưng viêm và gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng.

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh. Dưới đây là một số thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lợi và hôi miệng:

  • Không đánh răng thường xuyên hoặc chải răng không sạch sẽ
  • Sử dụng bàn chải kém chất lượng
  • Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
  • Dùng kem đánh răng hay nước súc miệng không phù hợp, có thành phần gây kích ứng cho lợi.
  • Xỉa răng bằng tăm nhọn khiến lợi bị tổn thương, sưng viêm.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý:

  • Lạm dụng bia rượu
  • Thường xuyên ăn đồ ngọt gây hình thành mảng bám ở răng khiến vi khuẩn gây viêm lợi có cơ hội phát triển.
  • Hút thuốc lá
  • Uống ít nước
  • Ăn nhiều đồ cay hay các thực phẩm giàu axit khiến cho lợi bị kích ứng…

Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc khi sử dụng lâu dài làm giảm tiết nước bọt khiến cho miệng bị khô. Từ đây, vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công vào khoang miệng gây viêm lợi hôi miệng.

– Do các vấn đề về sức khỏe:

Một số vấn đề khác về sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi hôi miệng. Chẳng hạn như:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Tiểu đường
  • Sâu răng…

Cách điều trị viêm lợi hôi miệng

Để xử lý viêm lợi hôi miệng, bạn có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên kết hợp với thuốc bác sĩ kê đơn nếu cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp đang được nhiều người lựa chọn để điều trị viêm lợi hôi miệng.

1. Mẹo trị viêm lợi hôi miệng bằng gừng tươi

Gừng là phương thuốc khử mùi tự nhiên cho khoang miệng. Từ xa xưa, nguyên liệu này cũng được dân gian tin dùng để điều trị hôi miệng và nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Nghiên cứu thành phần có trong củ gừng, các nhà khoa học phát hiện một lượng lớn b-zingiberen, , geraniol, linalol cùng một số hoạt chất khác. Chúng đã được chứng minh là có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi hôi miệng mà không gây ra bất cứ tác hại nào cho sức khỏe. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến khoang miệng để tổn thương ở lợi nhanh được chữa lành, giúp nướu răng chắc khỏe hơn.

cách điều trị viêm lợi hôi miệng bằng gừng tươi
Gừng có tác dụng kháng viêm, khử khuẩn tự nhiên nên được dân gian sử dụng làm thuốc chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà

Cách 1: Súc miệng bằng nước gừng

  • Dùng 1 củ gừng tươi giã nát
  • Bỏ vào nồi nấu chung với 30ml nước trong 5 phút
  • Để cho nước gừng nguội đến khi thấy hơi âm ấm thì lấy ngậm và súc miệng trong 5 phút
  • Áp dụng liên tục 2 – 3 lần trong ngày sau các bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ để làm sạch khoang miệng, ức chế vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa phát sinh mùi hôi khó chịu. 

Cách 2: Kết hợp gừng với chanh

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1/2 quả chanh
  • Gừng sau khi rửa sạch thì cạo vỏ, bằm nhuyễn, bỏ vào máy xay chung với 1 cốc nước
  • Lọc nước cốt gừng đun sôi, tắt bếp rồi mới thêm nước cốt chanh vào
  • Để hỗn hợp nguội, chia làm 3 lần dùng trong ngày
  • Để trị viêm lợi hôi miệng, bạn chỉ cần lấy dung dịch trên ngậm trong miệng 2 – 3 phút. Sau đó nhổ ra và súc miệng kỹ lại với nước sạch.

2. Súc miệng bằng nước muối chữa viêm lợi hôi miệng

Súc miệng với nước muối pha loãng hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện được đáng kể tình trạng viêm lợi hôi miệng. Với đặc tính sát trùng mạnh, nước muối có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng lợi và ngăn ngừa và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. 

Hơn nữa, duy trì thói quen sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý khác về răng miệng như sâu răng, viêm lợi trùm, nhiễm trùng nướu răng…

Các bước thực hiện:

  • Trước tiên bạn cần pha nước muối loãng bằng cách dùng 1 thìa cà phê muối hòa tan với 300ml nước ấm
  • Dùng nước muối vừa pha súc miệng 3- 4 lần liên tiếp
  • Lặp lại thói quen này mỗi ngày khoảng 2 hoặc 3 lần để lợi nhanh hết sưng đau và giúp hơi thở thơm mát hơn.

3. Cách chữa viêm lợi hôi miệng bằng baking soda 

Baking soda hay thuốc muối là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong làm bánh. Tuy nhiên, nhờ có đặc tính sát khuẩn, khử mùi tự nhiên, loại bột này còn được nhiều người dùng chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà.

Cách chữa viêm lợi hôi miệng bằng baking soda 
Baking soda được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm lợi hôi miệng
  • Cách 1: Hòa baking soda với một ít nước để được hỗn hợp đặc sệt. Dùng đánh răng mỗi ngày 1 – 2 lần có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, loại bỏ mùi hôi khó chịu phát sinh trong khoang miệng do ảnh hưởng của bệnh viêm lợi.
  • Cách 2: Trộn một ít bột baking soda với kem đánh răng và tiến hành chải răng như bình thường.
  • Cách 3: Trộn một ít baking soda với mật ong và thoa trực tiếp vào vùng lợi bị viêm mỗi ngày 2 lần. Súc miệng lại sau khoảng 5 – 10 phút.

4. Điều trị viêm lợi hôi miệng bằng trà xanh

Hoạt chất polyphenol cùng thành phần EGCG được tìm thấy trong lá trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Chúng giúp ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn gây viêm lợi, từ đó cải thiện tình trạng viêm sưng, đau nhức. Đặc biệt, trà xanh còn nổi tiếng với khả năng khử mùi tốt. Các chất có trong trà sẽ giúp khử mùi hôi khó chịu trong miệng phát sinh khi bị viêm lợi. 

Cách dùng trà xanh chữa viêm lợi hôi miệng đơn giản nhất chính là dùng dùng nước trà súc miệng. Bạn nên chăm chỉ thực hiện cách này vài lần trong ngày để nhanh thấy được hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Dùng 1 nắm trà xanh rửa sạch, vò nát
  • Đun sôi nước rồi thả lá trà vào, nấu thêm 5 phút nữa để các chất trong lá trà tiết hết vào trong nước.
  • Gạn nước ra ly, chờ nguội rồi lấy súc miệng vào buổi sáng, tối hoặc sau các bữa ăn.

5. Khử mùi hôi miệng, chống viêm lợi bằng vỏ bưởi

Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách không chỉ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm nướu răng mà còn giúp khử mùi hôi miệng.

Cách chữa viêm lợi hôi miệng bằng vỏ bưởi
Tinh dầu vỏ bưởi chứa chất kháng khuẩn mạnh, giúp giảm viêm lợi và khử mùi hôi khó chịu ở miệng

Để chữa viêm lợi hôi miệng, bạn có thể áp dụng một trong 2 cách sau:

Cách 1: Nhai vỏ bưởi

  • Lấy 1 miếng vỏ bưởi rửa sạch, cắt bỏ bớt phần cùi trắng 
  • Bỏ vào miệng nhai trực tiếp cho nát 
  • Ngậm bã trong miệng thêm khoảng 5 phút nữa để tinh dầu phát huy được hiệu quả.
  • Lặp lại cách này 2 – 3 lần trong ngày

Cách 2: Súc miệng bằng nước vỏ bưởi

  • Dùng vỏ của 1 trái bưởi rửa sạch, cắt nhỏ
  • Đun sôi 300ml nước rồi bỏ vỏ bưởi vào nấu thêm 10 phút nữa
  • Cuối cùng, gạn nước nấu ra, cho vào 1/2 thìa muối, hòa tan
  • Để nước nguội lấy súc miệng như bình thường.

6. Tinh dầu sả chữa viêm lợi hôi miệng

Nếu đang tìm cách chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà an toàn, bạn có thể cân nhắc dùng tinh dầu sả. Sử dụng loại tinh dầu này làm nước súc miệng có thể giúp đánh bay mảng bám ở chân răng, chặn đứng môi trường phát triển của vi khuẩn, đồng thời giảm viêm, mang đến cho bạn hơi thở thơm mát hơn.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 3 giọt tinh dầu sả và 250ml nước ấm
  • Hòa chung cả hai nguyên liệu với nhau cho đều
  • Dùng dung dịch vừa pha súc miệng trong 30 giây
  • Nhổ ra rồi tiếp tục thực hiện thêm 2 – 3 lần nữa
  • Bạn có thể lặp lại cách trên nhiều lần trong ngày để lợi nhanh hết viêm và không còn mùi hôi khó chịu trong miệng.

*Lưu ý: Ở dạng nguyên chất, tinh dầu sả khá mạnh và có thể gây kích ứng cho niêm mạc miệng cũng như lợi. Vì vậy, bạn nên pha loãng nguyên liệu này trước khi dùng súc miệng. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu sả với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa trực tiếp vào vùng lợi bị viêm.

7. Mẹo trị viêm lợi hôi miệng bằng lá ổi

Lá ổi được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh, bao gồm cả chứng viêm lợi hôi miệng. Giàu tanin, loại lá này có khả năng khử khuẩn, tiêu viêm, làm sạch mảng bám cũng như mùi hôi ở miệng. Cùng với đó, các hoạt chất Phosphoric, Oxalic được tìm thấy trong lá ổi cũng có tác dụng tích cực trong việc chống oxy hóa, diệt khuẩn, làm nhanh lành tổn thương viêm ở lợi.

Mẹo trị viêm lợi hôi miệng bằng lá ổi
Lá ổi giàu tanin – một chất kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi hôi miệng

Cách 1: Nhai lá ổi

  • Hái 2 – 3 lá ổi non, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng
  • Sau 15 phút, vớt lá ra để ráo nước
  • Bỏ lá ổi vào miệng nhai nát và ngậm khoảng 5 phút

Cách 2: Súc miệng bằng nước lá ổi

  • Dùng 1 nắm lá ổi rửa sạch, đun sôi với 300ml nước
  • Thêm vào 1 thìa muối rồi khuấy tan
  • Lọc nước cốt, để nguội rồi súc miệng ngày 3 lần.

8. Sử dụng thuốc trị viêm lợi hôi miệng

Trường hợp không đáp ứng được với các mẹo tự nhiên hoặc bị viêm lợi hôi miệng nặng, bạn nên đi khám để được điều trị. Hầu hết các trường hợp bị viêm lợi đều được kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, chống nhiễm trùng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hay nước súc miệng để cải thiện tình trạng hôi miệng và các triệu chứng liên quan. Trong quá trình điều trị cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các thức ăn mềm và tránh các thực phẩm nặng mùi để bệnh viêm lợi hôi miệng nhanh được chữa khỏi.

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 07:34 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bị viêm lợi trùm nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học chính là một trong những giải pháp tự nhiên giúp chống…

nước súc miệng trị viêm lợi TOP 7 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi (Nướu) Tốt Nhất 2023

Sử dụng nước súc miệng trị viêm lợi là bước quan trọng trong chu trình vệ sinh răng miệng. Bước…

Bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai cần làm gì?

Nhiều phụ nữ bị viêm lợi trùm khi mang thai do nội tiết tố thay đổi hoặc do vệ sinh…

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ : Cách Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra rất phổ biến ở người đã thực hiện thủ thuật nha…

viêm nướu răng Viêm nướu răng (viêm lợi): Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm nướu răng là vấn đề răng miệng rất dễ gặp. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua