Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Cần Kiêng Không?

Khi bị viêm lợi, người bệnh thường được khuyến nghị hạn chế một số thực phẩm nhất định để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng lợi, khiến bệnh tiến triển nhanh, khó điều trị hơn. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc bị viêm lợi có ăn được thịt gà hay không. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia Trung tâm Thuốc Dân Tộc và tổng hợp câu trả lời phù hợp trong bài viết dưới đây. 

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà 

Thịt gà là một trong những loại thịt được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay do giá cả phải chăng, giàu giá trị dinh dưỡng, mang đến nguồn năng lượng cao. Thịt gà được đánh giá là nguồn cung cấp protein lành mạnh nhất cho sức khỏe, đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời mà lại chứa ít cholesterol, không làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như thịt đỏ.

Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe
Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sức khỏe

Thịt gà được xếp vào bảng top 10 các thịt giàu giá trị dinh dưỡng nhất. Loại thịt này giàu protein, có hàm lượng omega-3 cao mà lại ít chất béo, ít cholesterol. Thịt gà cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, photpho, vitamin A, B1, B2, PP, C, E… Thịt gà rất dễ ăn, phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi, có thể chế biến thành đa dạng các món ăn nên được rất nhiều người yêu thích. 

Trong thịt gà, thành phần được cho là có giá trị dinh dưỡng cao nhất, vượt trội hơn các bộ phận khác là ức gà. Trong 100g ức gà không da không xương sống, có chứa khoảng 110 calo, 75mg cholesterol, 26g protein, 85mg natri và 1g chất béo. Một ức gà nhỏ có thể cung cấp đủ 55% lượng protein cần thiết cho một người trưởng thành. Sử dụng thịt gà, nhất là ức gà có thể làm giảm nguy cơ loãng xương, duy trì khối lượng, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, có lợi cho sức khỏe.

Thịt gà có 2 loại là thịt trắng và thịt sẫm. Trong đó thịt trắng thường gặp ở những bộ phận mà gà ít vận động, thịt sẫm hay có ở đùi và chân. Thịt trắng ít calo, ít cholesterol nhưng lại giàu omega-3, thịt sẫm thì giàu sắt, kẽm, giàu calo, protein. Ăn phần thịt nào của gà cũng đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cần tránh ăn nhiều da gà vì chúng có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?  

Như đã đề cập, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc bị viêm lợi có ăn được thịt gà không. Nhiều người cho rằng người bị viêm lợi thì không nên ăn thịt gà, thịt gà có chứa nhiều thớ thịt, rất dễ mắc vào kẽ răng. Người bị viêm lợi sẽ dễ bị đau nhức, khó chịu ở răng khi ăn thịt gà. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thịt gà giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, người bị viêm lợi hoàn toàn có thể ăn được loại thịt này.

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa của Trung tâm Thuốc Dân Tộc, người bị viêm lợi hoàn toàn có thể ăn được thịt gà. Đây là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, tốt nhất trong các loại thịt, ít chất béo và cholesterol có hại, có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi đáng kể. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, ăn thịt gà quá nhiều, ăn không đúng cách thì sẽ khiến tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng hơn.

Như vậy, với thắc mắc bị viêm lợi có ăn được thịt gà không thì câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra là có. Người bị viêm lợi hoàn toàn có thể ăn được thịt gà, không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Thế nhưng phải ăn đúng cách, không thể tùy ý, thả ga trong việc ăn uống. Kiêng ăn thịt gà có thể gây thiếu hụt vitamin K, đây là vitamin quan trọng trong việc tái tạo tế bào tổn thương, dễ gây chảy máu chân răng nếu cơ thể thiếu hụt. Tuy nhiên, ăn thịt gà không đúng cách cũng khiến bạn bị đau nhức răng, khiến bệnh viêm lợi trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn. 

Cách ăn thịt gà phù hợp cho người bị viêm lợi 

Ăn thịt gà khi bị viêm lợi có thể khiến tình trạng đau nhức, khó chịu ở răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, đau khi ăn thịt gà là cơn đau cơ học, hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn ăn đúng cách. Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe, để tránh bị đau răng khi ăn thịt gà, bạn cần: 

  • Chế biến thịt gà thật cẩn thận, nên nấu chín kỹ sao cho các thớ thịt mềm đều, không dai cứng, khó nhai. Trong quá trình ăn thịt gà thì cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh tình trạng nhai qua loa vì sợ ảnh hưởng đến răng, gây đau lợi. 
  • Thịt gà nên chọn những loại thịt tươi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chọn các loại thịt làm sẵn được bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì bạn không thể biết được trước đó chúng ốm hay khỏe, có mắc bệnh gì không, đã mổ được bao lâu rồi. 
  • Thịt gà bị hỏng khi sờ vào thấy nhớt nhớt, màu thịt xanh xám, đôi khi ngửi thấy thịt có mùi thiu, hơi chua chua, đây là thịt đã bị nhiễm khuẩn nặng, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm khi sử dụng. 
  • Khi ăn thịt gà cần tránh kết hợp thịt gà với rau cải, không ăn cùng lúc với mận, muối mè, mù tạt, rau kinh giới, tôm, cá diếc, cá chép, hành tỏi, thịt chó… Đây đều là những thực phẩm dễ xung đột với thịt gà khiến người mệt mỏi, bụng khó chịu khi kết hợp cùng lúc với nhau. 
  • Sau khi ăn thịt gà, người bị viêm lợi cần vệ sinh, chải răng cẩn thận sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bạn cần phải làm sạch các xơ thịt mắc trong kẽ răng, làm sạch các vụn thức ăn bám trên răng. 
Người bị viêm lợi nên ăn thịt gà đã được nấu chín mềm, tránh ăn thịt quá dai để không làm đau răng lợi
Người bị viêm lợi nên ăn thịt gà đã được nấu chín mềm, tránh ăn thịt quá dai để không làm đau răng lợi

Loại thịt này rất dễ mắc vào kẽ răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng đau nhức răng lợi. Tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, xâm nhập làm tình trạng viêm lợi của bạn ngày một nghiêm trọng, khó điều trị, lợi lâu lành và hay bị chảy máu, đau nhức hơn. Để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng, chải răng thật kỹ các mặt nhai nhiều lần với lực vừa phải. 

Chế độ ăn uống cho người bị viêm lợi 

Với thắc mắc bị viêm lợi có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là người bị viêm lợi hoàn toàn có thể ăn được thịt gà. Tuy nhiên, cần chọn những loại thịt mềm, chế biến kỹ, hạn chế ăn da gà, thịt gà sau khi nấu chín cần mềm, dễ nhai nuốt. Sau khi ăn xong 30 phút thì làm sạch răng thật cẩn thận, tránh tình trạng xơ thịt mắc vào kẽ răng. Bên cạnh thịt gà, người bị viêm lợi có thể xây dựng thực đơn theo các gợi ý dưới đây để hỗ trợ điều trị:

Các thực phẩm nên ăn 

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng mà người bị viêm lợi có thể bổ sung như:

  • Các loại rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, giàu vitamin C như bông cải xanh, cần tây, súp lơ, các loại đậu, cà rốt, ớt chuông, đu đủ, kiwi, chuối, táo, bơ, lê…
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, có thể hỗ trợ cải thiện điều trị viêm lợi như trà xanh, tỏi, gừng, mật ong, bột sắn dây, trà đen… 
  • Các thực phẩm có chứa axit lactic để hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại như sữa và chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua.
  • Đa dạng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin  A, vitamin nhóm B, vitamin C, D, K… 

Các thực phẩm không nên ăn 

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị viêm lợi đã đề cập, người bị viêm lợi cũng cần hạn chế những thực phẩm nhất định nhằm tránh chúng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Các thực phẩm mà người bị viêm lợi cần hạn chế gồm:

  • Đường và tinh bột vì chúng dễ bám trên răng tạo nên các mảng bám, khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển nhanh chóng
  • Thực phẩm chứa nhiều axit, đặc biệt là những thực phẩm chua như cải chua, dưa muối… chúng có thể làm mòn men răng, khiến tình trạng viêm loét trên nướu răng nghiêm trọng hơn
  • Tránh những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá dai, quá cay, quá nóng vì chúng ảnh hưởng đến nướu răng, dễ kích thích khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Kiêng những thực phẩm có thể gây nguy cơ khô miệng như thức ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng là giảm tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt giúp làm giảm vi khuẩn gây hại, bảo vệ nướu răng. 
  • Hạn chế dùng đồ ngọt, nhất là các loại kẹo có đường vì đường là thức ăn yêu thích của hại khuẩn, có thể khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, gây ra các vấn đề về răng miệng. 

Một số lưu ý cho người bị viêm lợi 

Người bị viêm lợi bên cạnh việc xác định có nên ăn thịt gà hay không thì cũng cần lưu ý nhiều vấn đề, đặc biệt là thói quen chăm sóc răng miệng. Vì vậy, khi bị viêm lợi, bạn cần:

  • Chải răng thường xuyên, đều đặn mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày, nếu thường chải răng sau bữa ăn thì chỉ chải răng sau ăn 30 phút. Tuyệt đối không đánh răng ngay lập tức để tránh làm hỏng men răng.
  • Không dùng tăm xỉa răng để làm sạch răng, thay vào đó, nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, có thể cân nhắc đến tăm nước. Chọn các loại bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, thật kỹ các mặt nhai, các kẽ răng.
  • Có thể tự làm nước súc miệng bằng các nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, muối biển, trà xanh, nghệ… để hỗ trợ điều trị viêm lợi. Tuy nhiên cần nắm rõ cần dùng và các lưu ý cần biết để tránh phản tác dụng.
  • Với trẻ em, tốt nhất ba mẹ nên hướng dẫn và tập cho coi thói quen chải răng, chăm sóc răng miệng từ 2 tuổi. Dạy cho trẻ về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, giám sát con chải răng để ngừa các bệnh về răng miệng. 
  • Nên thăm khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý về răng miệng và có biện pháp can thiệp kịp thời đúng cách. 

Tóm lại, với thắc mắc viêm lợi có ăn được thịt gà không thì câu trả lời chính là có. Người bị viêm lợi có thể ăn được thịt gà nhưng cần ăn đúng cách, không thể ăn quá nhiều, không ăn thịt gà quá dai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. 

Có thể bạn quan tâm:

 

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 10:08 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:37 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Sau khi cắt lợi trùm 1 - 2 tuần thì vết thương sẽ lành lại Cắt Lợi Trùm Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? Bao Lâu Thì Khỏi?
Cắt lợi trùm răng khôn là một trong những tiểu phẫu được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị viêm lợi trùm. Thế nhưng không phải trường hợp…
7 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Trong dân gian có nhiều cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đang được đông đảo bệnh nhân rỉ tai…

Bị viêm lợi trùm nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học chính là một trong những giải pháp tự nhiên giúp chống…

Viêm lợi uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 5 Loại Vitamin Tốt Cho Răng Lợi

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm…

Bé bị viêm lợi nhiệt miệng cần làm gì? Nên ăn gì?

Bệnh viêm lợi nhiệt miệng được đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ lợi và lở loét trong miệng khiến…

viêm nướu răng ở trẻ em Viêm nướu răng ở trẻ em và cách trị tại nhà + thuốc

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa rất phổ biến, nhất là ở trẻ em. Bởi trẻ nhỏ thường chưa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua