Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nổi bật với các vết loét nhỏ, có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám. Bệnh thường gây ra cảm giác đau rát khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, đau khi ăn uống, hay mệt mỏi, không đảm bảo về dinh dưỡng. 

Nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ em

Viêm loét miệng và nhiệt miệng là những bệnh lý về niêm mạc miệng phổ biến, thường gặp nhất ở trẻ em. Đặc trưng của bệnh là có các tổn thương dạng vết loét nông, kích thước khoảng vài milimet trên bề mặt niêm mạc. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu, nhất là khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống làm trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Từ đó gây ra tình trạng trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, hay chảy nước miếng, khó ngủ, khóc đêm nhiều…

Viêm loét miệng ở trẻ em
Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Được biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét miệng ở trẻ. Phổ biến nhất là:

  • Do tổn thương niêm mạc miệng từ các tác động cơ học như trẻ vô tình cắn vào mặt trong của miệng, gò má, lưỡi. Trẻ nhai, cắn thức ăn và cắn vào niêm mạc miệng, trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa các mảnh xơ, thức ăn thô cứng gây trầy xước niêm mạc miệng như mía, bánh mì nướng… 
  • Do trẻ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, dùng lực quá mạnh khi vệ sinh răng miệng khiến niêm mạc nướu, miệng tổn thương. Hoặc do bàn chải có lông quá cứng, không thích hợp với niêm mạc miệng non nớt của trẻ. 
  • Do vùng niêm mạc miệng bị tổn thương khi trẻ ăn hoặc uống phải thức ăn, thức uống quá nóng. Điều này gây ra tình trạng bỏng niêm mạc miệng và dẫn đến hiện tượng lở loét ở miệng cho bé. 
  • Loét miệng ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng hay do chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu cân đối. Đa phần các trẻ bị loét miệng thường là do thiếu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các chất như vitamin C, vitamin B12, acid folic, sắt… 
  • Ngoài ra, loét miệng ở trẻ em cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Có thể là các bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc các bệnh lý truyền nhiễm như herpes, thủy đậu… 

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân không thường gặp có thể gây ra tình trạng loét miệng ở trẻ em là do tâm lý lo âu, căng thẳng. Cũng có thể do sử dụng một số thuốc làm giảm tiết nước bọt, điều này khiến miệng bé bị khô, làm xuất hiện các vết loét trong miệng. 

Đặc biệt, tình trạng loét miệng ở trẻ rất có thể có liên quan đến bệnh tay chân miệng. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, hay bùng phát theo mùa. Tay chân miệng là một bệnh lây lan qua đường phân – miệng, đặc trưng bởi các vết loét trong niêm mạc miệng, trẻ hay thấy đau rát ở răng và miệng. Bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như viêm não, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

Các triệu chứng viêm loét miệng ở trẻ em

 Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc miệng của trẻ xuất hiện các vùng tổn thương dạng vết loét kích thước khoảng vài milimet. Các vết loét này có thể xuất hiện đơn độc hoặc tập trung thành từng đám ở lưỡi, niêm mạc má, môi, vòm họng… Các triệu chứng đặc trưng của viêm loét miệng gồm:

  • Trẻ bị loét miệng thường có các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục.
  • Đa phần trung tâm vết loét có màu vàng nhạt hoặc trắng, có bờ rõ ràng và có màu đỏ tấy như viêm.
  • Khi bị viêm loét miệng, trẻ thường cảm thấy đau rát, khó chịu, nhất là khi tiếp xúc với thức ăn
  • Trẻ chảy nhiều nước miếng, gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, đặc biệt là các thực phẩm chua, cay, mặn…
  • Trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn, ăn không ngon miệng, không ăn được do đau, bỏ bú… 
  • Ngoài ra, trẻ bị viêm loét miệng cũng gặp phải tình trạng khó ngủ, hay khóc đêm vì đau miệng. 
biểu hiện của viêm loét miệng
Viêm loét miệng thường khiến trẻ hay đau rát, khó chịu, khó ăn uống

Các dạng viêm loét miệng thường gặp

Viêm loét miệng thực chất là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện các vùng tổn thương dạng vết loét nông, dạng hình lòng chảo, ở trung tâm có màu vàng nhạt hoặc trắng, xung quanh có viêm đỏ. Các vị trí dễ bị viêm loét miệng là chân nướu răng, niêm mạc miệng, khẩu cái, lưỡi. Tùy vào đặc điểm về hình dạng và các triệu chứng đi kèm, viêm loét miệng được chia thành các dạng gồm:

  • Viêm loét miệng kích thước nhỏ: Chỉ kéo dài khoảng vài milimet, đây là dạng viêm loét thường gặp nhất, các triệu chứng chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần. Đặc trưng của dạng viêm loét này chính là vết loét nhỏ, có hình ô van, các tổn thương thường rất nông. 
  • Viêm loét miệng dạng vừa: Các tổn thương có kích thước trung bình, vùng tổn thương khá sâu, bờ không đều. Chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập gây viêm, thường biến mất sau 4 – 6 tuần, nếu không được điều trị có thể để lại sẹo. 
  • Viêm loét miệng dạng herpes: Các tổn thương có hình dạng giống vết loét, do virus herpes gây ra. Kích thước thường nhỏ, tập trung thành từng chùm, dạng đầu đinh, mỗi vị trí có khoảng 10 – 100 nốt. Dạng loét này hồi phục nhanh, sau 1 – 2 tuần, không lây lan và không để lại sẹo, dễ tái phát. 

Phân biệt viêm loét miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ

Như đề cập, viêm loét miệng rất dễ nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Nếu là viêm loét miệng, chỉ cần chăm sóc đúng cách là có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu là bệnh tay chân miệng và chủ quan để bệnh tự khỏi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ huynh cần phân biệt viêm loét miệng với tay chân miệng để chủ động điều trị và phòng ngừa.

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng

Về nguyên nhân

  • Viêm loét miệng: Do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do chấn thương vùng miệng như thức ăn cứ, tự cắn vào niêm mạc miệng. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu dưỡng chất, do nhiệt miệng hoặc các bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Tay chân miệng: Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra, đa phần là chủng Enterovirus typ 71 và Coxsackie A16. Trong đó chủng Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh còn virus Enterovirus 71 (EV71) thường nguy hiểm, có thể gây nguy cơ tử vong. 

Về triệu chứng bệnh

  • Viêm loét miệng: Có các triệu chứng nhẹ, chủ yếu là các vết loét nhỏ, đường kính 1 – 3mm. Có thể xuất hiện thành từng đám hoặc đơn độc, ở giữa có màu trắng hoặc vàng, xung quanh là quầng màu đỏ, thường có hình tròn hoặc hình bầu dục. Hay xuất hiện ở môi, dưới lưỡi, lợi hoặc niêm mạc má. 
  • Bệnh tay chân miệng: Khi mắc tay chân miệng, ở miệng sẽ xuất hiện các vết loét có đường kính từ 2 – 3mm. Bệnh hay xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, các vết loét xuất hiện ở miệng hoặc họng sau 1 – 2 ngày sốt. Ngoài ra, vết loét và mụn nước còn có khả năng xảy ra ở tay, chân, miệng, bên trong niêm mạc má. 

Về nguy cơ lây nhiễm

  • Viêm loét miệng: Nếu viêm loét miệng do tổn thương cơ học thì hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm. Nếu do virus Herpes simplex thì có khả năng lây nếu tiếp xúc trực tiếp với vết loét. 
  • Bệnh tay chân miệng: Có nguy cơ lây nhiễm cao, dễ bùng phát thành dịch lớn. Các con đường lây truyền virus thường là tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, hít/nuốt phải nước bọt, dịch tiết của người bệnh, tiếp xúc trực tiếp với mụn nước, phân của người bệnh… 

Cách điều trị viêm loét miệng ở trẻ em

Để điều trị viêm loét miệng ở trẻ em, tùy vào tình trạng, kích thước vết loét và nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta có phương pháp điều trị phù hợp. Về cơ bản, viêm loét miệng ở trẻ em đa số đều lành tính, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Các phương pháp điều trị thường gặp là:

1. Điều trị bằng thuốc 

Với trường hợp viêm loét miệng ở mức độ nhẹ, mẹ có thể cho con sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị không kê toa dùng ngoài da. Các thuốc này được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ huynh cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng. Một số thuốc trị loét miệng thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Taiso: Là sản phẩm hỗ trợ trị loét miệng, nhiệt miệng của thương hiệu Taisho Nhật Bản. Được bào chế ở dạng kem bôi, trong thành phần có chứa 1g Triamcinolone acetonide và các phụ gia khác. Giá bán tham khảo là 199.000 VNĐ/hộp 1 tuýp 6g. 
  • Kamistad N: Là thuốc bôi ngoài có thành phần chính là dịch chiết hoa cúc, Lidocain, Benzalkonium, có xuất xứ từ Đức. Sản phẩm có tác dụng trị viêm loét miệng, nhiệt miệng, giảm đau khi nứt nẻ môi, khi mọc răng sữa cho trẻ. 
  • KIN Baby Gel: Là sản phẩm có tác dụng trị loét miệng, nhiệt miệng, tay chân miệng, giảm sưng nướu, giảm đau, khó chịu bảo vệ nướu khi mọc răng cho trẻ. Sản phẩm có các thành phần chính là tinh chất cúc la mã, tinh chất cây hoa xôn. 
Kamistad Gel N có thể hỗ trợ điều trị loét miệng
Kamistad Gel N có thể hỗ trợ điều trị loét miệng, nhiệt miệng ở trẻ em

Với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ cần được thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng một số thuốc giảm viêm, giảm đau kèm theo các dung dịch bôi trên bề mặt vết loét nhằm ngăn ngừa tình trạng các tác nhân xung quanh tiếp xúc với vết loét. Điều này giúp vết loét nhanh lành lại có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau rát khó chịu cho trẻ. Một số trường hợp có thể sử dụng giảm đau tại chỗ với thuốc tê lidocain. 

Nếu tình trạng viêm loét miệng của trẻ xuất phát từ các bệnh lý truyền nhiễm, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận. Đa phần bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc kháng virus. Đồng thời, ba mẹ cũng cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của con để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị.

2. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian trị viêm loét miệng ở trẻ em tại nhà theo mẹo dân gian chỉ thích hợp với những tình trạng nhẹ, vết loét nhỏ, xuất hiện do tổn thương niêm mạc miệng. Một số cách làm hay, an toàn, có thể áp dụng tại nhà mà bạn có thể tham khảo gồm: 

Chữa viêm loét miệng bằng nha đam

Nha đam có khoảng 75 thành phần dinh dưỡng, quan trọng nhất là rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E, khoáng chất và các hoạt chất như saponin, sterol, anthraquinone… Có tác dụng chống viêm, làm dịu niêm mạc tổn thương, giảm đau, sát khuẩn, bảo vệ niêm mạc cho bé rất tốt. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh nha đam tươi rửa sạch, lột bỏ vỏ
  • Lấy phần gel nha đam xoa nhẹ nhàng lên vị trí niêm mạc nướu bị loét
  • Kiên trì thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả. 

Chữa viêm loét miệng cho trẻ bằng mật ong

Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu an toàn, nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn, hỗ trợ làm lành niêm mạc bị tổn thương. Mật ong cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa và hydrogen peroxide, có tác dụng diệt khuẩn, kiểm soát các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất
  • Dùng tăm bông sạch chấm mật ong
  • Thoa nhẹ nhàng lên niêm mạc bị tổn thương 5 – 10 phút
  • Súc lại miệng với nước ấm để tránh sâu răng. 

Chữa viêm loét miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng được đánh giá cao với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc. Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để chữa viêm loét miệng cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Lấy một ít dầu dừa nguyên chất
  • Bôi và che phủ lên vết loét ở niêm mạc miệng
  • Hạn chế tiết và nuốt nước bọt để tránh nuốt hết dầu dừa. 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm loét miệng 

Khi trẻ bị viêm loét miệng, trẻ thường gặp phải các tình trạng như khó ăn, khó bú, đau rát, khó chịu nhất là khi tiếp xúc với thức ăn, thực phẩm. Do đó, chúng ta cần có cách chăm sóc cho bé sao cho hợp lý để tránh tình trạng bé thiếu hụt dưỡng chất, khiến tình trạng bệnh vết loét kéo dài, lâu lành. Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm loét miệng. 

Về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cho bé hoạt động mà còn hỗ trợ làm lành các tổn thương, giúp vết loét ở miệng bé nhanh lành hơn. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con, mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn nhiều thức ăn mềm, lỏng, sau khi nấu xong cần để nguội cho bé dễ nuốt và không làm ảnh hưởng đến vết loét. Các thực phẩm này là cháo, súp, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây… 
  • Nên tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ không thích ăn thì có thể sử dụng sữa để tránh mất nước, thiếu chất
  • Hạn chế cho con ăn những món mặn như món kho, cá khô, các loại trái cây giàu tính axit như bưởi, chanh, các trái cây cứng như táo lê… Tránh cho trẻ ăn quá cay, quá chua, quá mặn, vì sẽ khiến trẻ đau nhiều do các chất này kích thích vùng niêm mạc tổn thương.
  • Có thể cho con bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chỉ được bổ sung khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Về thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chưa phù hợp cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ em. Do đó, ba mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng cho con. Cụ thể:

  • Khi bị viêm loét miệng, nhiều trẻ sẽ không muốn đánh răng vì đau. Với trường hợp này, chúng ta nên cho con sử dụng bàn chải có lông mềm, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng.
  • Đồng thời, nên cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn mỗi ngày để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
    trẻ thường rất sợ hãi khi đánh răng vì đau rát
    Khi bị viêm loét miệng, trẻ thường rất sợ hãi khi đánh răng vì đau rát, khó chịu

Nếu tình trạng viêm loét ở trẻ nghiêm trọng, vết loét to hoặc vết loét nhỏ mà sau 2 tuần chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Biện pháp phòng ngừa viêm loét miệng ở trẻ em

Để phòng ngừa tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đa dạng các nhóm dưỡng chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin.
  • Hướng dẫn con vệ sinh tay chân sạch sẽ, tốt nhất là dùng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn uống. Hạn chế tình trạng ngậm tay, ngậm chân, đưa đồ chơi vào miệng. 
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho con, chọn các loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp, hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các khu vực như khu vui chơi, đồ chơi, đồ dùng, phòng ngủ của trẻ
  • Cho con tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch, thăm khám sức khỏe định kỳ đều đặn để sớm phát hiện các bệnh lý (nếu có) và có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm loét miệng ở trẻ em, nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết. Viêm loét miệng có nhiều dạng khác nhau, tùy vào biểu hiện mà mẹ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp cho con. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ tốt nhất nên đưa con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm: 

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:21 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:21 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Nấm candida miệng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Nấm candida miệng là một dạng nhiễm trùng có điểm đặc trưng là sự xuất hiện của các tổn thương…

Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nổi bật với các vết loét…

Trẻ bị loét miệng Dùng Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em – Lưu Ý Cần Biết

Các loại thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em giúp cải thiện tình trạng đau rát, sưng nóng, viêm…

Naphacogyl - Thuốc viêm lợi màu hồng và cách dùng Naphacogyl – Thuốc viêm lợi màu hồng và cách dùng

Thuốc naphacogyl, hay còn gọi là thuốc đau răng màu hồng được sử dụng phổ biến. Đây là một loại…

Viêm loét miệng mãn tính Viêm Loét Miệng Mãn Tính: Giải Pháp Chữa Trị, Ngăn Ngừa

Viêm loét miệng mãn tính là tình trạng niêm mạc miệng, môi, má, mô nướu... bị viêm nhiễm và hình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua