Viêm kết mạc dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm kết mạc dị ứng là một trong những tổn thương mắt do dị ứng thường gặp nhất. Bệnh có xu hướng phát sinh vào thời điểm không khí nắng nóng, hanh khô và nhiều gió. Viêm kết mạc dị ứng thường có mức độ nhẹ và hầu hết đều đáp ứng tốt với điều trị.

viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là gì? – Nguyên nhân và Triệu chứng

Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng kết mạc bị viêm, đỏ do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi,… Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng ở các cơ quan khác như mũi và tai.

1. Triệu chứng nhận biết

Kết mạc là cơ quan bao gồm niêm mạc lớp bên trong mi mắt trên – dưới và lớp màng mỏng trong suốt bao phủ lòng trắng mắt.

Tình trạng viêm ở cơ quan này có thể làm phát sinh các triệu chứng như:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
  • Ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Đỏ mắt
  • Thường xuất hiện theo mùa – đặc biệt là vào thời tiết khô, nóng và nhiều gió
  • Đi kèm với các triệu chứng như chảy nước mũi, ù tai, nghẹt mũi,…

So với viêm kết mạc do virus và vi khuẩn, tình trạng viêm do dị ứng có các triệu chứng nhẹ hơn và thường ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, các tế bào mast tại mắt có xu hướng kết hợp kháng thể – kháng nguyên, từ đó giải phóng các thành phần trung gian như histamine và leukotrienes. Các thành phần này chính là nguyên nhân làm phát sinh các triệu chứng ở mắt như viêm kết mạc, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa,…

viêm kết mạc dị ứng
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm kết mạc dị ứng là do tiếp xúc với phấn hoa

Các tác nhân có khả năng gây bệnh viêm kết mạc dị ứng, bao gồm:

  • Phấn hoa là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm ở kết mạc. Phấn hoa có mặt trong không khí nên dễ dàng tiếp xúc với cơ quan hô hấp, mắt,… và làm phát sinh các triệu chứng dị ứng.
  • Lông chó, mèo
  • Nấm mốc
  • Mạt bụi
  • Hóa chất
  • Không khí ô nhiễm

3. Đối tượng có nguy cơ

Viêm kết mạc dị ứng có nguy cơ xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Có người thân cận huyết mắc các bệnh dị ứng mắt.
  • Bệnh nhân bị chàm mãn tính, viêm da dị ứng mãn tính, sốt cỏ khô và hen suyễn.

Chẩn đoán viêm kết mạc do dị ứng

Tình trạng viêm ở kết mạc có thể do virus và vi khuẩn gây ra. Do đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân trước khi chỉ định các phương pháp điều trị.

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Sinh thiết dịch/ ghèn ở mắt nhằm xác định không có sự hiện diện của vi khuẩn hay virus.
  • Nhận thấy tế bào bạch cầu ái toan tăng lên đáng kể.
  • Xét nghiệm da dương tính với tác nhân dị ứng.

Điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng có mức độ nhẹ hơn so với tình trạng viêm do virus và vi khuẩn gây ra. Quá trình điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà.

1. Sử dụng thuốc

Nếu viêm kết mạc dị ứng đi kèm với triệu chứng ở mũi và tai, bác sĩ có thể chỉ định thuốc histamine đường uống để kiểm soát các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra.

viêm kết mạc dị ứng
Thuốc kháng histamine đường uống được sử dụng nếu dị ứng xảy ra ở cả mắt và mũi

Các loại thuốc kháng histamine được dùng trong điều trị viêm kết mạc, bao gồm:

  • Chlorpheniramin
  • Cinnarizin
  • Alimemazin
  • Dexchlorpheniramin 
  • Diphenhydramin
  • Promethazin
  • Dimehydrinat
  • Flunarizin 
  • Cinnarizin

Tuy nhiên khi dùng thuốc kháng histamine đường uống, bạn có thể gặp phải tình trạng buồn ngủ và thiếu tập trung. Vì vậy cần hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân nhược cơ, phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị u xơ tiền liệt tuyến,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng histamine đường uống.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc tra mắt để làm giảm triệu chứng sung huyết, ngứa ngáy, chảy nước mắt và đỏ mắt do viêm kết mạc dị ứng gây ra.

viêm kết mạc dị ứng
Phối hợp với thuốc nhỏ mắt chống dị ứng để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng, đỏ,…

Các loại thuốc nhỏ mắt chống dị ứng được dùng trong điều trị viêm kết mạc, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine (Emadine, Azelastine, Ketotifen ): Có tác dụng đối kháng với thụ thể H1 nhằm làm giảm các triệu chứng dị ứng ở mắt. Khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nóng rát, xót mắt, thâm nhiễm giác mạc, nhìn mờ,…
  • Thuốc chống viêm không steroid (Ketorolac, Diclofenac): Loại thuốc này được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng viêm ở kết mạc.
  • Thuốc ổn định tế bào mast (Lodoxamide, Pemirolast, Cromolyn, Olopatadine): Loại thuốc này có tác dụng ổn định tế bào mast nhằm ngăn chặn hoạt động giải phóng các thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng. Thuốc ổn định tế bào mast có độ an toàn cao nên được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị.
  • Thuốc co mạch (Tetrahydrozolin, Naphazoline, Phenylephrin): Thuốc co mạch có tác dụng giảm tình trạng sung huyết và đỏ mắt. Loại thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc nhỏ mắt kháng histamine.

Trong trường hợp bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh trong 10 – 14 ngày để ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm tình trạng viêm ở kết mạc và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

  • Khi bị viêm kết mạc dị ứng, bạn nên nghỉ ngơi tại nhà khoảng 3 – 5 ngày để cơ thể tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng có trong không khí.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh nhằm loại bỏ dị nguyên và ghèn ra khỏi mắt.
  • Sử dụng gạc y tế thấm với một ít nước ấm và chườm lên vùng mắt đau nhức trong khoảng 3 phút để làm giảm tình trạng sung huyết và khó chịu.
  • Hoặc bạn có thể dùng túi trà hoa cúc, trà đen, trà bạc hà,… hãm với nước sôi. Sau đó vắt bớt nước và chườm lên mắt. Túi trà chứa nhiều thành phần chống viêm và kháng khuẩn, có khả năng làm dịu kết mạc bị viêm, đồng thời cải thiện triệu chứng nóng rát và chảy nước mắt.
  • Tránh làm việc căng thẳng trong quá trình điều trị. Điều này có thể khiến mắt phải điều tiết thường xuyên, dẫn đến tình trạng sưng viêm ở kết mạc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước cũng là biện pháp giúp loại bỏ dị nguyên bên trong cơ thể và làm thuyên giảm các triệu chứng dị ứng ở mắt, mũi và tai.

Các biện pháp ngăn ngừa viêm kết mạc dị ứng

Tình trạng tái phát viêm kết mạc nhiều lần có thể ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy sau khi kết thúc quá trình điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa bệnh lý này.

viêm kết mạc dị ứng
Cung cấp các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế dị ứng

Các biện pháp ngăn ngừa viêm kết mạc dị ứng, bao gồm:

  • Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời, đặc biệt là vào thời tiết hanh khô và nhiều gió.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, mạt bụi, không khí ô nhiễm,…
  • Tránh dụi tay vào mắt.
  • Sử dụng vật dụng vệ sinh cá nhân riêng, đồng thời cần vệ sinh thường xuyên.
  • Mang mắt kính khi làm việc trong môi trường nhiều khói, hóa chất,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C và E để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và mắt.

Trong trường hợp điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng viêm mạc dị ứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Nếu để bệnh kéo dài, virus và vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra tình trạng bội nhiễm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Khi phát sinh các triệu chứng của bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:36 - 03/07/2023 - Cập nhật lúc: 09:46 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Dị ứng nước mặt dù hiếm gặp nhưng lại thật sự xảy ra Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?
Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể và đảm…
Dị ứng kem chống nắng do nhiều nguyên nhân gây ra Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng và cách xử lý, phòng ngừa
Dị ứng kem chống nắng không còn là hiện tượng xa lạ do số người sử dụng ngày một nhiều…
Mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ là bị gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Tình trạng da mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ có thể là dấu hiệu của việc dị ứng mỹ…
Người bị dị ứng hải sản nên biết mình cần kiêng gì, ăn gì Dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì?
Việc xác định được người bị dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì là vô cùng…
Công thức thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng được Trung…

Dị ứng sữa mẹ – Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.…

trẻ bị dị ứng thức ăn Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết

Dị ứng thức ăn là vấn đề có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, trong đó phổ biến nhất…

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết và những điều mẹ cần biết

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh rất dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi đặc biệt vào những…

Dị ứng tôm cua là một trong những dạng dị ứng hải sản thường gặp Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua