Viêm họng liên cầu khuẩn – Cách nhận biết và điều trị dứt điểm

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một dạng viêm họng do vi khuẩn, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, ẩm thấp hoặc khi trời trở lạnh. 

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus Streptococcus gây ra
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus Streptococcus gây ra

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn streptococcus nhóm A, còn được gọi là liên cầu beta tan huyết nhóm A. Bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng với mức độ nguy hiểm cao và cần được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng của bệnh có thể kể đến như: Nhiễm trùng ở tai, ở amidan, viêm thận, sốt thấp khớp. Trong đó, sốt thấp khớp có thể dẫn đến viêm khớp thậm chí có thể dẫn đến bệnh van tim hậu thấp.

Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng bệnh phổ biến nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Con đường lây truyền viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh rất dễ lây lan. Các con đường lây truyền thường là:

  • Đường hô hấp: Vi khuẩn liên cầu khuẩn có thể lây lan quan các giọt nước khi một ai đó mắc bệnh bắn ra do ho hoặc nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp khi ăn uống chung: Việc chia sẻ đồ ăn, thức uống hoặc dùng chung các vật dụng khi ăn uống với người bệnh cũng khiến người bình thường mắc viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật: Nếu tiếp xúc với các đồ vật hay bề mặt dính vi khuẩn gây bệnh mà không vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn sẽ khiến vi khuẩn liên cầu có cơ hội phát triển và lây truyền bệnh.

Cách nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn có khá nhiều điểm chung với các bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm amidan. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn có thể nhận ra dựa trên các dấu hiệu sau:

Người bệnh thường có cảm giác cổ họng đau rát nặng và khó nuốt thức ăn
Người bệnh thường có cảm giác cổ họng đau rát nặng và khó nuốt thức ăn
  • Đau rát họng rất nặng. Đặc biệt là rất khó khăn trong việc nói và nuốt thức ăn. Tình trạng đau rát cổ họng không có dấu hiệu báo trước và phát triển rất nhanh.
  • Nuốt nước bọt khó khăn
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ thường sưng, đau khi sờ vào. Vị trí sưng phồng có thể là trước hoặc sau tai, khu vực cổ họng dưới cằm, dưới xương hàm hay vị trí giữa cằm và tai.
  • Lưỡi xuất hiện nhiều hạt nhỏ li ti, màu đỏ dọc theo lưỡi, có thể gây ra cảm giác đau rát, nhìn tổng thể như lưỡi bị sưng.
  • Sưng amidan
  • Người bệnh sốt ở nhiệt độ 38,3 hoặc hơn.
  • Cơ thể đau nhức ở vùng đầu, dạ dày, đau và cứng cơ…
  • Có thể gây ra tình trạng sốt ban đỏ, sờ vào giống như mặt giấy nhám. Tình trạng này xảy ra ở xung quanh cổ rồi lan xuống ngực, bụng và vùng bẹn.
  • Không xuất hiện các triệu chứng như ho, chảy mũi, đỏ và ngứa mắt…

Cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ. Cụ thể:

Thuốc kháng sinh

Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Các nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị liên cầu nhóm A là cephalosporin, macrolid, penicillin. Trong đó, penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng nhiều nhất. Lý do là penicillin mang lại hiệu quả cao lại có giá thành rẻ và dễ sử dụng.

Chỉ khi người bệnh có tiền sử hoặc dị ứng với penicillin thì mới chuyển sang các nhóm khác như macrolid hay cephalosporin.

ĐỌC NGAY: 5 loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất

Thuốc hỗ trợ khác

Ngoài kháng sinh, cần kết hợp thuốc hỗ trợ để giảm các triệu chứng gồm:

  • Thuốc hạ sốt với trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C. Khi sốt chưa hạ, có thể chườm nước ấm để hỗ trợ hạ sốt.
  • Thuốc kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, C để nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Những lưu ý cho người bệnh viêm họng

Uống nhiều nước và chống mất nước trong quá trình điều trị
Uống nhiều nước và chống mất nước trong quá trình điều trị

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả và giảm thiểu các triệu chứng, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Nếu dị ứng với bất kì loại kháng sinh nào thì phải báo cho bác sĩ biết để kê thuốc thay thế. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Uống kháng sinh đúng giờ, đủ liều cho đến khi hết thuốc, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khỏe. Điều này giúp tránh tình trạng nhờn thuốc.
  • Ngủ nghỉ điều độ, uống nhiều nước và trà thảo mộc để giảm đau họng. Hạn chế các thức uống lạnh, đá, kem để làm dịu cổ họng.
  • Sau khi bắt đầu đợt điều trị đầu tiên thì nên nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ.
  • Ăn các loại thức ăn mềm dễ nuốt như cháo, súp… Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và tránh các thức ăn chua, cay nóng như tiêu, ớt, chanh, nước cam…
  • Vệ sinh tai mũi họng và súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng thường xuyên.
  • Tránh xa rượu bia và khói thuốc lá để tránh gây kích thích họng.

XEM THÊM: Cáchngậm nước muối trị viêm họng giảm nhanh triệu chứng

Phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn

Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe
Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe

Các triệu chứng của bệnh viêm họng này thường khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Hơn nữa bệnh còn có nguy cơ xảy ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để tránh mắc phải căn bệnh khó ưa này, bạn thực hiện phòng ngừa như sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc thuốc rửa tay có chất cồn để ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ nên dạy bé cách rửa tay đúng cách và thường xuyên nhắc nhở bé rửa tay nhất là thời điểm bệnh dễ bùng phát.
  • Dạy trẻ cách che miệng khi ho, hắt hơi và thường xuyên đeo khẩu trang y tế khi ra đường.
  • Nếu gia đình có người viêm họng liên cầu khuẩn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa. Người bệnh nên dùng chén đũa, đồ ăn riêng biệt. Rửa sạch vật dụng cẩn thận bằng xà phòng và nước ấm.

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm trong đó có thấp tim. Do đó, khi có các dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nhanh chóng thăm khám để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

 

Ngày đăng 14:00 - 11/12/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 11/12/2023
Chia sẻ:
các loại viêm họng Các loại viêm họng thường gặp và cách phân biệt chính xác nhất

Viêm họng là bệnh lý phổ biến có thể được kích hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Người bệnh…

Nuốt vướng một bên họng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nuốt vướng một bên họng là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp nhưng cũng có thể…

Đau họng khó thở – Biểu hiện nguy hiểm chớ nên xem thường

Triệu chứng đau họng khó thở thường khởi phát do tổn thương ở các cơ quan hô hấp. Tuy nhiên…

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Nguyên nhân & Cách trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến một số vấn đề gây kích thích, viêm và…

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không, có gây ung thư?

Viêm họng mãn tính khiến người bệnh bị đau rát cổ họng, ho nhiều, sưng tấy ở họng, mất giọng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua