Viêm gan D là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm gan D còn được biết đến với tên gọi khác là viêm gan delta. Bệnh lý này thường chỉ phát sinh khi đã có virus viêm gan B hoạt động trong gan của bạn. Bệnh viêm gan D thường diễn tiến xấu và chuyển sang giai đoạn mãn tính rất nhanh nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.

viêm gan D là gì
Viêm gan D là bệnh lý nghiêm trọng về gan tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm gan D là bệnh gì?

Viêm gan D là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng ở gan do virus HDV gây ra khiến gan bị viêm. Bệnh lý này sẽ làm suy giảm chức năng gan, đồng thời gây ra các vấn đề về gan lâu dài mà nguy hiểm nhất là ung thư.

Bệnh lý này có thể là cấp tính hay mãn tính. Tình trạng bệnh cấp tính thường xảy ra đột ngột nhưng lại gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể tự biến mất.

Nếu nhiễm trùng kéo dài 6 tháng hay lâu hơn thì tình trạng này được gọi là viêm gan D mãn tính. Đây chính là phiên bản dài hạn của nhiễm trùng phát triển từ từ theo thời gian.

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực giúp thăm khám, chẩn bệnh chính xác và kê đơn, bốc thuốc chuẩn bệnh cùng giải pháp đặc trị bệnh gan "có một không hai" từ YHCT, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi đau đớn, phiền toái, lo lắng biến chứng do bệnh gan gây ra. Bệnh nhân trên khắp cả nước đã có những phản hồi rất tích cực về chất lượng, hiệu quả khám chữa tại đây.

Virus gây bệnh có thể sẽ tồn tại trong cơ thể lên đến vài tháng trước khi các triệu chứng phát sinh. Khi viêm gan D mãn tính tiến triển thì nguy cơ gặp phải biến chứng cũng sẽ tăng lên.

1. Nguyên nhân

Một người có thể bị viêm gan D thông qua tiếp xúc với virus có trong dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh. Có thể là nước tiểu, máu, tinh dịch, dịch âm đạo… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh đẻ.

Nếu bạn mắc bệnh lý này thì bạn hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh cho người khác ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh viêm gan D chỉ khởi phát ở một người đã bị viêm gan B.

Thống kê cho thấy rằng, chỉ có khoảng 5% những người bị viêm gan B bệnh sẽ tiếp tục diễn tiến và phát triển thành viêm gan D. Một số trường hợp, cả 2 loại viêm gan này sẽ cùng song song tồn tại.

Sau đây là một số trường hợp sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh:

  • Dùng chung bơm kim tiêm
  • Tiếp xúc máu với máu
  • Trong khi sinh
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Sử dụng thiết bị y tế hay thuốc không bão hòa

Bệnh viêm gan D sẽ không thể lây nhiễm từ các hoạt động sau: ho hay hắt hơi, ngồi cạnh, ôm, nắm tay người bệnh, chia sẻ đồ dùng ăn uống…

2. Triệu chứng

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà biểu hiện của các triệu chứng có thể sẽ có sự khác biệt. Nếu là tình trạng cấp tính thì người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon
  • Nước tiểu đậm
  • Màu phân nhạt
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng trên phía bên phải
  • Vàng da, vàng tròng trắng mắt
triệu chứng viêm gan D
Người bệnh sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi hay bị vàng da

Trường hợp bệnh ở dạng mãn tính thì có thể bạn sẽ không nhận thấy triệu chứng bất thường nào. Thậm chí là sau nhiều năm sống cùng với virus.

Tuy nhiên, theo thời gian thì một số các triệu chứng từ biến chứng của nhiễm trùng sẽ dễ dàng phát sinh. Điển hình như tổn thương gan nghiêm trọng. Các dấu hiệu của tổn thương gan thường là:

  • Cơ thể mệt mỏi, yếu đuối
  • Giảm cân không kiểm soát
  • Ngứa da dữ dội
  • Bụng sưng
  • Mắt cá chân sưng
  • Vàng da và vàng tròng trắng mắt

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan D

Nhiễm viêm gan D cấp tính thường khiến gan bị tổn thương và đôi khi có cũng thể gây suy gan cấp tính, mặc dù điều này là rất hiếm gặp. Còn tình trạng bệnh ở dạng mãn tính thường rất dễ gây ra:

  • Xơ gan
  • Suy gan
  • Ung thư gan

Việc điều trị các biến chứng liên quan tới việc sử dụng thuốc kháng virus nhằm giúp ngăn ngừa virus gây hại thêm cho gan. Đồng thời việc tránh uống rượu bia và duy trì lối sống lành mạnh cũng có thể sẽ giúp hạn chế thiệt hại.

Nếu viêm gan D mãn tính gây ra ung thư gan thì điều trị có thể bao gồm:

  • Xạ trị nhằm tiêu diệt chế bào ung thư
  • Phẫu thuật cắt bỏ đi phần ung thư gan
  • Liệu pháp miễn dịch nhằm giúp hệ thống miễn dịch có đủ khả năng chống lại tế bào ung thư
  • Ghép gan
  • Hóa trị

Trường hợp tình trạng suy gan phát sinh thì người bệnh cũng sẽ cần phải ghép gan bởi lúc này gan không thể hoạt động bình thường. Điều trị sớm viêm gan D và viêm gan B sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng do nhiễm trùng gây ra.

Chẩn đoán bệnh viêm gan D như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cũng như tiền sử bệnh lý đầy đủ trước khi chẩn đoán viêm gan D. Vấn đề cần quan tâm nhất là triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như bất kỳ yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh viêm gan D.

Bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương gan, ví dụ như sưng ở bụng hay các bộ phận khác của cơ thể. Xét nghiệm máu hay xác xét nghiệm khác có thể được thực hiện để kiểm tra sức khỏe của gan như siêu âm, sinh thiết…

Phương pháp điều trị bệnh viêm gan D

Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan D. Khác với các dạng viêm gan khác, thuốc kháng virus dường như không hiệu quả với điều trị HDV.

Bác sĩ sẽ thường kê toa 1 loại thuốc gọi là pegylated interferon-alpha trong đối đa là 12 tháng. Đây là một loại protein giúp ngăn chặn virus lây lan, đồng thời ức chế và làm giảm triệu chứng.

điều trị viêm gan D
Bác sĩ thường chỉ định thuốc pegylated interferon-alpha trong điều trị bệnh lý này

Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị thì người bệnh vẫn có thể xét nghiệm dương tính với virus. Điều này cho thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm là rất quan trọng. Người bệnh cũng luôn cần phải chủ động theo dõi các triệu chứng tái phát.

Những người bị viêm gan D cũng có thể cần điều trị đồng thời viêm gan B. Bao gồm sử dụng thuốc kháng virus hay thuốc điều chỉnh miễn dịch để giúp hệ thống miễn dịch chống lại virus.

Trong trường hợp có biến chứng phát sinh thì cần điều trị để hạn chế tổn thương gan. Trong trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng hay suy gan thì ghép gan là biện pháp sẽ được cân nhắc thực hiện.

Cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm gan D

Hiện nay, cách duy nhất được khuyến cáo để phòng ngừa viêm gan D đó chính là tránh nhiễm trùng viêm gan B. Bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tiêm phòng: Tất cả trẻ em nên được tiêm vắc – xin viêm gan B. Người lớn có nguy cơ cao đối với nhiễm trùng cũng nên được chủng ngừa.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách luôn sử dụng bao cao su.
  • Đeo găng tay nếu bạn bắt buộc phả chạm vào vết thương hở của người khác.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm khi bạn phải tiêm thuốc.
  • Bết trì vết loét, vết cắt hay vết trầy xước nào trên da cũng cần phải được phủ bằng băng chống thấm.
  • Trường hợp được yêu cầu xử lý máu hay dịch cơ thể thì việc sử dụng các biện pháp ngăn ngừa tiêu chuẩn sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây lan virus viêm gan D.

Viêm gan D là bệnh lý nghiêm trọng về gan đến nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Chính vì thế, bạn cần hết sức cẩn trọng để sớm phát hiện cũng như nghiêm túc trong điều trị để giả nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng.

TIN XEM THÊM

Ngày đăng 11:39 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:14 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Địa chỉ xét nghiệm viêm gan (A, B, C...) tốt nhất 2020 Địa chỉ xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) tốt nhất 2023

Xét nghiệm viêm gan là phương pháp kiểm tra và tầm soát nguy cơ mắc bệnh viêm gan A,B,C,... bằng…

ggt là gì Chỉ số GGT là gì? GGT trong máu cao có nguy hiểm không?

Cùng với AST và ALT, GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng, thực hiện vai trò lớn…

viêm gan A Viêm Gan A là gì? Dấu hiệu, Điều trị & Phòng ngừa

So với các loại viêm gan khác thì viêm gan A có phần nhẹ hơn và rất hiếm trường hợp…

Chỉ số men gan là gì? Bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Hầu hết những bệnh nhân uống nhiều bia, rượu đều có chỉ số men gan cao và được bác sĩ…

Kinh nghiệm điều trị viêm gan B, loại bỏ mặc cảm nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Viêm gan B là bệnh lý khá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên nếu can thiệp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua