Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Nguyên nhân và cách trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là một dạng tổn thương rất dễ gặp, đặc trưng bởi tình trạng da sưng phù, nổi mụn nước ngứa và viêm đỏ. Tổn thương kéo dài không chỉ gây tổn thương da mà còn có thể khiến da bị nhiễm trùng, bội nhiễm khó chữa trị.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là gì?
Viêm da tiếp xúc ở mặt là tình trạng da mặt có biểu hiện bị dị ứng, ngứa ngáy khó chịu hoặc nổi mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bệnh không chỉ khiến da mặt trở nên mất thẩm mỹ mà còn có thể để lại nhiều vết thâm sẹo trên da nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách và kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mặt
Bệnh lý này có thể xảy ra vì những nguyên nhân sau:

- Sử dụng các loại hóa, dược mỹ phẩm kém chất lượng;
- Lạm dụng các thuốc bôi chứa corticoid, kem bôi chứa hoạt chất kháng sinh hay Benzocaine;
- Bị côn trùng cắn;
- Một số tác nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt khác như:
- Khói thuốc lá
- Hóa chất
- Phấn hoa
- Bụi bẩn
- Ánh nắng mặt trời
- …
=> XEM THÊM: Viêm da tiếp xúc ở tay – Dễ mắc nhưng không khó chữa
Triệu chứng viêm da tiếp xúc ở mặt
Các dấu hiệu của này có thể xuất hiện sau vài giờ kể từ khi tiếp xúc với chất dị nguyên.
- Da mặt xuất hiện các mảng đỏ phù nề
- Ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội;
- Có thể bị nổi mụn nước hoặc không;
- Vỡ mụn nước, rỉ dịch, ra gây rĩ dịch, đóng vảy, bong tróc;
- Da khô ráp, nứt nẻ;
- Lây lan từ da mặt sang các vùng xung quanh, như da đầu hay da cổ…;
Bị viêm da tiếp xúc ở mặt có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da tiếp xúc do dị ứng ở mặt thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể tạo ra sự bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng, và có thể làm da trở nên khô và kích ứng.
Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc và điều trị tốt, da mặt có thể bị tổn thương sâu hoặc tiến triển bội nhiễm nghiêm trọng. Dễ hình thành sẹo thâm xấu xí trên da mặt sau khi hồi phục.
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Việc chẩn đoán không chỉ nhằm mục đích xác định mức độ tổn thương trên da mà còn giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các yếu tố sau:
- Khám lâm sàng để tìm ra các dấu hiệu viêm da tiếp xúc dị ứng trên da mặt;
- Test dị ứng trong 1 – 2 ngày để xác định tác nhân gây bệnh;
Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

- Ngưng tiếp xúc với chất dị ứng: Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định và ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm, tác nhân có thể gây kích ứng cho da. Điều này có thể là mỹ phẩm, kem chống nắng, sữa rửa mặt hoặc phấn hoa, bụi bẩn, nọc độc côn trùng…
- Chăm sóc da hàng ngày:
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da nhẹ và không chứa các chất gây kích ứng. Chọn kem dưỡng ẩm và sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm;
- Hạn chế việc tắm nước nóng và giữ cho da luôn ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm;
- Thuốc chống dị ứng: Sử dụng kem chống dị ứng (anti-itch cream) để giảm ngứa và khó chịu. Nhiều kem chứa hydrocortisone có thể giúp giảm viêm và ngứa.
- Thuốc kháng histamine: Các loại thuốc kháng histamine có thể giúp giảm các triệu chứng như ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được thảo luận và hướng dẫn bởi bác sĩ.
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Một số loại nguyên liệu tự nhiên có độ lành tính cao như bột yến mạch, nha đam, sữa chua, mật ong, các loại tinh dầu… để xoa dịu kích ứng dị ứng trên da.
- Thay đổi lối sống: Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, đủ nước và giảm stress giúp hỗ trợ trong việc kiểm soát tổn thương dị ứng da.
- Thăm khám da liễu: Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp, có thể bao gồm cả việc kê đơn thuốc dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.
=> BẬT MÍ: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng
Kết hợp chăm sóc da khi bị viêm da tiếp xúc ở mặt
Người bệnh cần tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc da sau đẩy để tăng hiệu quả điều trị:

- Thoa kem dưỡng ẩm cho da kết hợp uống nhiều nước;
- Tránh để da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
- Không dùng tay chạm vào mặt hoặc gãi mạnh khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng;
- Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, rửa mặt mỗi ngày 2 – 3 lần;
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, rau lá xanh, dâu tây…;
- Tránh trang điểm đậm trong thời gian điều trị bệnh;
Đồng thời, người bị viêm da tiếp xúc ở mặt cũng cần xác định và tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Đây là việc làm cần thiết để thúc đẩy quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tham khảo thêm
- Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Trị Dứt Điểm
- Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi?

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!