Viêm da mủ – Các dạng thường gặp và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da mủ  làm hình thành các ổ viêm chứa dịch, gây đau nhức, ngứa rát. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử da gây lở loét và lan rộng rất nguy hiểm. Để nhận biết chính xác căn bệnh này và biết cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

các loại viêm da mủ
Tìm hiểu các loại viêm da mủ để có biện pháp điều trị hợp lý

Viêm da mủ là gì?

Thông thường trên da có rất nhiều tạp khuẩn, phần lớn là tụ cầu và liên cầu. Tạp khuẩn thường tập trung ở những nơi có nhiều lông, mồ hôi, các nếp gấp da và lỗ chân lông. Ngoài ra, nơi nhiều mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn cùng là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào da và gây ra nhiều bệnh lý.

Ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, vệ sinh kém, thường xuyên bị xây xát da, gãi ngứa dẫn đến các vết thương nhỏ,… tạp khuẩn có nhiều cơ hội sinh trưởng, phát triển, tăng độc tố và gây nên các triệu chứng ngoài da, gọi chung là viêm da mủ. Thông thường, viêm da mủ được phân thành viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da mủ do liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, đa số các trường hợp viêm da mủ là do hai loại tạp khuẩn này phối hợp và gây ra các triệu chứng bệnh.

Để điều trị viêm da mủ, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào loại viêm da mủ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, sức đề kháng và những thay đổi của cơ thể người bệnh. Do đó, nắm rõ nguyên nhân cũng như loại viêm da mủ là cách tốt nhất để phối hợp điều trị.

Bệnh viêm da mủ có lây không?

Viêm da mủ gây ra bởi các loại vi khuẩn khu trú trên da, chính vì thế căn bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh, dùng chung khăn mặt, quần áo… Đặc biệt viêm da mủ ở trẻ em và viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, do đây là đối tượng có thể trạng và sức đề kháng yếu kém.

Chính vì thế, để phòng ngừa lây nhiễm cần tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, không dùng tay sờ lên các vùng da bị tổn thương, mưng mủ để tránh lây lan vi khuẩn.

Cách điều trị viêm da mủ do tụ cầu 

Tụ cầu khuẩn thường gây ra các tổn thương ở nang lông (điển hình là viêm nang lông). Biểu hiện phổ biến thường thấy là xuất hiện mụn mủ ở các lỗ chân lông, riêng lẻ hoặc tạo thành cụm ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Cụ thể, viêm da mủ do tụ cầu khuẩn có các bệnh lý cơ bản sau:

1. Viêm nang lông nông

Viêm nang lông nông có tên khoa học là Superficial Folliculitis hay còn gọi là Bockhart. Đây là tình trạng viêm nông ở đầu các lỗ chân lông. Ban đầu lỗ chân lông có thể bị sưng, đỏ, đau sau đó xuất hiện mủ bên trong, quanh chân lông có quần viêm. Sau một vài ngày mụn mủ khô lại và hình thành một lớp vảy da mỏng nâu sẫm tròn. Cuối cùng lớp vảy này bong ra và không để sẹo.

Các triệu chứng viêm nang lông thường phổ biến là đầu, trán, gáy, cằm và lưng. Đôi khi mụn mủ có thể xuất hiện ở mí mắt gọi là chấp hoặc lẹo. Nếu xuất hiện ở da đầu của trẻ em có thể làm rụng tóc loang lổ và để sẹo nhỏ.

Viêm da mủ
Viêm nang lông nông gây sưng, đỏ, đau và xuất hiện mủ ở các nang lông

Điều trị viêm nang lông:

  • Cồn 1 – 3 %: Chấm lên các nốt viêm da mủ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Dung dịch xanh Methylen 1%: Bôi lên các nốt viêm da.
  • Thuốc mỡ Chloroxid 1%, mỡ Bactroban, mỡ Fucidin, kem Silver áp dụng tại chỗ.

2. Viêm nang lông sâu

Viêm nang lông sâu có tên khoa học là Deep Folliculitis. Đây là tình trạng viêm da mủ do tụ cầu vàng có độc tố cao gây nên. Các triệu chứng ban đầu thường là xuất hiện mủ ở lỗ chân lông. Tuy nhiên, sau đó nhiễm trùng ngày càng sâu khiến các nang lông bị nổi cộm lên trên bề mặt da. Nhiễm trùng da có thể lan rộng tạo thành các mụn mủ rải rác hoặc tụ lại thành một nhóm nhỏ, cứng, cộm, sần sùi và nặn ra mủ.

Viêm nang lông sâu thường phổ biến ở vùng đầu, chân tóc, chân râu, mép, vùng sau gáy, cằm. Bệnh thường có xu hướng kéo dài, khó điều trị dứt điểm và hay tái phát.

viêm da mủ viêm nang lông sâu
Viêm nang lông sâu thường kéo dài, hay tái phát và khó điều trị dứt điểm

Điều trị viêm nang lông sâu:

  • Sát khuẩn tại chỗ bằng dung dịch thuốc màu như (cồn Iốt 1 – 3% hoặc thuốc xanh Methylen 1%), Oxit vàng thủy ngân 10%, mỡ Bactroban, mỡ kháng sinh Penixilin, Chloroxid 1%.
  • Thuốc kháng sinh đường uống cho các trường hợp nghiêm trọng.
  • Kết hợp điều trị với thuốc cảm, an thần. Nếu cần thiết bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm vacxin tụ cầu vàng.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh ma sát, gãi hoặc làm vỡ các nốt mụn mủ. Điều này có thể làm tình trạng viêm da mủ nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

3. Đinh nhọt

Đinh nhọt có tên khoa học là  Furoncle. Đây là một trạng thái khác của viêm nang lông do tụ cầu vàng độc tố cao gây ra. Tuy nhiên, đinh nhọt là tình trạng nghiêm trọng có thể gây viêm toàn bộ nang lông và lan ra các khu vực lân cận. Nang lông có thể bị hoại tử tạo thành một còi mủ bao gồm các tế bào chết và xác bạch cầu.

Đinh nhọt thường phổ biến ở mông, lưng, gáy và tứ chi. Ban đầu đinh nhọt có dạng mẩn đỏ, cộm trên da, cứng và không có mủ. Dần dần, viêm hình thành tạo ra mủ và cồi. Sau khoảng 8 – 10 ngày, đinh nhọt sẽ mềm dần, vỡ, nặn ra mủ và còi đặc.

Nếu đinh nhọt to có thể kèm theo sốt, nổi hạch ở xung quanh khu vực viêm da. Ngoài ra, đinh nhọt ở quanh miệng (dân gian gọi là đinh râu) là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào tĩnh mạch, nền sọ và hệ thống tuần hoàn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên tự ý nặn nhọt tại nhà.

Một loại đinh nhọt khác thường phổ biến ở xương bả vai, xương cùng có tên khoa học là Carbuncle (dân gian thường gọi là đinh hương sen). Đây là một cụm có nhiều nốt viêm da mủ với nhiều ngòi gây viêm, sưng, đau. Đinh hương sen thường phổ biến ở người cao tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử da, lở loét. Đôi khi viêm da có thể ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu dẫn đến tình trạng chảy máu không ngừng.

Viêm da mủ đinh nhọt
Đinh nhọt nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử da

Điều trị đinh nhọt:

  • Đối với đinh nhọt không nên nặn, chích nhọt sớm. Khi mới sưng đỏ, bác sĩ thường chấm cồn I-ốt 3 – 5% hoặc bôi Ichthyol nguyên chất để sát trùng. Sau khi nhọt vỡ, bác sĩ nặn hết mủ ra ngoài, chấm thuốc màu hoặc thoa mỡ kháng sinh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm bắp hoặc cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh Ceftriaxon 1g / ngày, 5 – 7 ngày liên tục.
  • Đối với đinh râu: Tuyệt đối không tự ý nặn hoặc chích cồn. Tiêm hoặc uống kháng sinh liều cao kết hợp với vitamin C, thuốc giảm đau và chạy sóng ngắn để trị liệu.
  • Đối với đinh hương sen: Điều trị bằng kháng sinh liều cao và nâng cao sức đề kháng của người bệnh. Khi nhọt đã mềm, chấm rửa bằng dung dịch sát khuẩn điều trị. Không chích hoặc nặn bởi vì nhiễm khuẩn có thể lan rộng.

4. Nhọt ổ gà

Nhọt ổ gà có tên khoa học là Hidradenitis. Đây là tình trạng viêm nang lông ở vùng nách tạo thành các túi mủ sâu ở chân bì và hạ bì da. Các triệu chứng ban đầu bao gồm xuất hiện mẩn đỏ cứng sau đó viêm và mền dần. Nhọt ổ gà thường có xu hướng phát triển dai dẳng, hay tái phát đặc biệt là vào mùa hè.

viêm da mủ ở nách
Nhọt ổ gà là tình trạng viêm da mủ phổ biến ở nách

Điều trị:

Thoa thuốc màu, mỡ kháng sinh, uống hoặc tiêm kháng sinh cho các trường hợp nghiêm trọng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cho các trường hợp viêm tạo thành ổ.

Điều trị viêm da mủ do liên cầu 

1. Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở tên khoa học là Impetigo Contagiosa là tình trạng tụ cầu và liên cầu phối hợp với nhau gây viêm, lở loét nang lông. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Thông thường các triệu chứng thường phổ biến ở đầu, cổ, mặt, tứ chi sau đó có thể lan ra các bộ phận khác.

Chốc lở toàn thân ở trẻ em là một tình trạng nguy hiểm. Bệnh có thể kèm sốt và biến chứng thành viêm cầu thận cấp tính hoặc nổi hạch ở các vùng da tổn thương.

chốc lở ở trẻ em
Chốc lở thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn

Điều trị:

  • Chốc có nhiều vảy: Đắp gạc chứa dung dịch Rivanol 1%o, Berberin 1%o,  nước muối sinh lý 9 % để sát trùng. Sau đó thoa thuốc xanh, dung dịch tím để điều trị.
  • Chốc lở thể mủ chưa vỡ: Dùng kim chọc mủ sau đó chấm các loại dung dịch Methylen 1%, Eosin 2% hoặc mỡ kháng sinh để điều trị. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh đường uống để điều trị.

2. Chốc loét

Chốc loét (tên khoa học: Ecthyma) là một loại chốc lở tổn thương lan sâu đến vùng trung bì. Bệnh thường phổ biến ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể kém, bệnh tiểu đường hoặc nghiện rượu.

Các triệu chứng ban đầu thường xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết phỏng mủ. Sau đó nốt mụn mủ vỡ ra sẽ đóng vảy dày màu nâu sẫm hoặc nâu đen. Chốc loét nặng có thể hình thành các vết loét sâu, hình bầu dục, vùng da xung quanh trở nên xơ cứng, màu tím tái. Bệnh thường phổ biến ở chi dưới đặc biệt là ở các chi bị giãn tĩnh mạch.

viêm da mủ nhiễm trùng
Chốc loét thường phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường hoặc nghiện rượu nặng

Điều trị:

Vệ sinh vết loét bằng dung dịch thuốc tím pha thật loãng hoặc dung dịch Rivanol 1%. Sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh. Trường hợp nặng có thể tiêm hoặc uống kháng sinh theo từng đợt.

3. Chốc mép

Chốc mép là một dạng chốc lở ở mép thường gặp ở trẻ em. Chốc mép có thể phát triển độc lập hoặc kèm theo các tổn thương do liên cầu khuẩn. Các triệu chứng cơ bản thường là nứt ở kẽ mép, chảy mủ hoặc dịch, đau rát gây khó bú. Đôi khi trẻ có thể bị đau hoặc nổi hạch bên dưới hàm.

viêm da mủ chốc mép
Chốc mép là tình trạng viêm da mủ phổ biến ở trẻ em

Điều trị:

Chấm dung dịch Yarish, Nitrat bạc 0,25%, thuốc mỡ kháng sinh Neomyxin hoặc mỡ Bactronban để điều trị.

4. Viêm quầng

Viêm quầng (tên khoa học: Erysipelas) là tình trạng nhiễm khuẩn dưới da do chủng vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi và các trường hợp bệnh nội khoa nghiêm trọng.

Các triệu chứng thường phổ biến ở bụng (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh). Ở trẻ lớn hơn bệnh thường xuất hiện ở tai, mặt và da đầu. Ở người trưởng thành, 50% các trường hợp bệnh phát triển ở chân, 35% ở mặt và 3% ở tai. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốt cao liên tục, sưng đau hạch lympho. Nếu không điều trị bệnh có thể biến chứng thành viêm nội tâm mạch, viêm màng não, áp xe dưới da, nhiễm trùng máu…

viêm da mủ ở tay
Viêm quầng là tình trạng nguy hiểm và cần điều trị y tế để tránh các biến chứng

Điều trị:

Để điều trị bác sĩ sẽ kê một liều kháng sinh dạng tiêm bắp. Các loại kháng sinh phổ biến bao gồm: Gentamycin, Lincomycin, Claforal, Rocephin. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm, an thần và các loại vitamin để kết hợp điều trị.

5. Hăm kẽ

Hăm kẽ hay còn gọi là viêm thượng bì vi khuẩn (tên khoa học: Intertrigo). Bệnh thường phổ biến ở trẻ em đặc biệt là các trẻ béo phì và đổ nhiều mồ hôi. Các triệu chứng thường bao gồm hình thành các đám mụn mủ nhỏ ở các nếp gấp da như nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn và các ngấn da.

viêm da mủ Hăm kẽ
Hăm kẽ thường phổ biến ở các nếp gấp da

Điều trị:

Vệ sinh bằng thuốc tím pha loãng, chấm dung dịch Yarish, Nitrat bạc 0,25%, bôi hồ nước. Khi các tổn thương da đã khô có thể dùng kem kháng sinh như Silver, Bactroban hoặc Fucidin.

Mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của viêm da mủ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng và tình trạng của bệnh nhân. Người bệnh có thể nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị tái nhiễm trùng trong tương lai. Vì vậy, tiến hành các biện pháp phòng ngừa để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị viêm da mủ bằng Đông y, giải pháp hiệu quả và an toàn

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây ra căn bệnh viêm da mủ là do hoạt động chức năng tạng gan, thận suy giảm, khiến quá trình đào thải độc tố không hiệu quả gây tích tụ tại da. Đồng thời sức đề kháng kém nên cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà bên ngoài, từ đó gây ra bệnh. Muốn điều trị triệt để cần chú trọng xử lý từ căn nguyên bên trong cơ thể, phục hồi chức năng tạng phủ, tăng cường hệ miễn dịch, triệt tiêu các loại vi khuẩn gây viêm da mủ.

Thanh bì Dưỡng can thang – GIẢI PHÁP VÀNG từ thảo dược trị DỨT ngứa ngáy, chống bội nhiễm do viêm da mủ

Kế thừa trọn vẹn nguyên lý điều trị tận gốc của Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Kế thừa hàng chục bài thuốc cổ phương quý giá, lấy cốt thuốc bí truyền của người Tày và bài Trợ tạng bì làm nền tảng, dưới sự hỗ trợ của khoa học hiện đại, thành phần dược liệu, công thức thuốc được làm mới, gia giảm cho phù hợp cơ địa người hiện thời. Từ đây, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện, trở thành giải pháp vàng trong điều trị viêm da mủ và các thể viêm da tự miễn nói chung. 

Mời bạn xem thêm ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 (phát sóng vào 16/11/2019) giới thiệu là giải pháp toàn diện và hiệu quả giúp điều trị từ gốc và phòng ngừa tái phát các căn bệnh viêm da. 

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 chế phẩm gồm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài và Bài thuốc uống từ thảo dược tạo nên cơ chế tác động kép. Bên trong tập trung tập trung điều trị vào căn nguyên gây bệnh, bồi bổ gan, thận, tăng cường giải độc và nâng cao sức đề kháng. Bên ngoài tập trung sát khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và làm lành tổn thương da.

Bài thuốc xử lý hiệu quả bệnh qua 3 chế phẩm
Bài thuốc xử lý hiệu quả bệnh qua 3 chế phẩm

Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính, thu hái trực tiếp từ các vườn chuyên canh dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bệnh nhân, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Đặc biệt bài thuốc có thể linh hoạt gia giảm tỉ lệ thành phần cho phù hợp nhất với cơ địa, thể trạng riêng của mỗi người. Do đó Thanh bì Dưỡng can thang có thể sử dụng cho đông đảo đối tượng khác nhau, trong đó có cả trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

Theo thống kê tại hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả điều trị viêm da mủ lên đến 95% sau liệu trình từ 1-3 tháng, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Đặc biệt, chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân dị ứng, phản ứng khi sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Hiệu quả xử lý viêm da mủ của Thanh bì Dưỡng can thang lên đến 95%
Hiệu quả xử lý viêm da mủ của Thanh bì Dưỡng can thang lên đến 95%

Đông đảo bệnh nhân đã nhắn tin phản hồi hiệu quả của bài thuốc về Trung tâm:

Người bệnh vui mừng nhắn tin phản hồi về Trung tâm
Người bệnh vui mừng nhắn tin phản hồi về Trung tâm
Hiệu quả của bài thuốc phát huy rõ rệt sau liệu trình đầu
Hiệu quả của bài thuốc phát huy rõ rệt sau liệu trình đầu

Viêm da mủ kiêng ăn gì?

Viêm da mủ là một dạng nhiễm trùng trên da, vì thế trong quá trình điều trị cần chú trọng vấn đề ăn uống để tránh khiến bệnh nặng hơn, trở nên khó điều trị. Bệnh nhân nên hạn chế tối đa việc dung nạp các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất béo: Thịt mỡ, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh… Vì lượng mỡ quá cao sẽ thúc đẩy phản ứng sưng viêm, khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Mặc dù sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng chúng dễ làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng hoặc viêm nhiễm ở nhiều người. 
  • Đường: Hãy hạn chế tiêu thụ đường, bởi loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm da mủ càng thêm trầm trọng.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Làm suy giảm hệ miễn dịch và thể trạng khiến cơ thể yếu hơn và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.

Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tắm rửa hàng ngày, giữ gìn vệ sinh cơ thể đặc biệt là những vùng da mắc bệnh.
  • Uống nhiều nước.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin giúp hỗ trợ hệ miễn dịch tốt hơn để phòng tránh bệnh.
  • Không gãi, cào xước vùng da bị viêm, không dùng tay để nặn các nốt mụn, nhọt.
  • Không lạm dụng các loại thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc bôi để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Không tự ý đắp các loại cao, lá… lên vùng da đang tổn thương bởi dễ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm da mủ. Đây là căn bệnh dễ gây nhiễm trùng, lở loét mất thẩm mỹ vì thế không thể chủ quan, người bệnh nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.

Ngày đăng 00:26 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:26 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không? Viêm da cơ địa có tự khỏi không và giải đáp của chuyên gia

Viêm da cơ địa có tự khỏi không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Đây là bệnh viêm…

Nguyên nhân của bệnh viêm da dầu và cách phòng tránh

Nguyên nhân của bệnh viêm da dầu rất đa dạng, mỗi trường hợp có thể xuất hiện một hoặc nhiều…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

Trẻ sơ sinh bị viêm da tắm lá gì an toàn và khỏi bệnh nhanh?

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da mẹ có thể dùng lá ổi, lá tre và một số loại lá…

Cây thuốc Nam chữa viêm da cơ địa 7 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Da Cơ Địa Được Tin Dùng

Trong tự nhiên có nhiều cây thuốc Nam chữa viêm da cơ địa hiệu quả và được nhiều người áp…

Bình luận (2)

  1. Hương Giang
    Hương Giang says: Trả lời

    t bị viêm nang lông có mủ khắp người đã chữa tây y nhiều lần nhưng ko đỡ. Gần đây tôi xem trên chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 thấy nói đến bài thuốc thảo dược thanh bì Dưỡng can thang có vẻ rất tốt. Xin hỏi bài thuốc này có chữa đc bệnh của t ko? Nếu chữa đc thì liệu trình điều trị trong bao lâu và chi phí như thế nào? Xin đc tư vấn ạ.

  2. Bích Ngân
    Bích Ngân says: Trả lời

    trc đây t bị viêm da cơ địa rất nặng, da lúc nào cũng khô và bong tróc. nhất là những khi trai nắng trở trời thì khô ngứa kinh khủng. T cũng đi khám da liễu uống nhiều lần thuốc, bôi qua nhiều loại nhưng ko ăn thua gì. mà mỗi lần bị lại cảm giác bệnh còn nặng hơn. Có đợt bị nặng quá t mất ngủ liên tục vì ngứa và khó chiu. sau t xem trên mạng biết đến trung tâm thuốc dan tộc này có bài thuốc thảo dược nhiều ng khen. nhưng nhà ở xa nên t chụp ảnh gửi cho trung tâm rồi nhơ họ gửi thuốc về. thuốc bên này có cả uống, bôi, ngâm rửa. t dùng liệu trình 3 tháng thì khỏi hẳn, đến giờ cũng đc gần 2 năm chưa bị lại. bài thuốc bên này rất uy tín, còn đc lên cả vtv2 chương trình sống khẻo mỗi ngày rồi. Ai chưa biết có thể tham khảo nhé: https://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/song-khoe-moi-ngay-vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-chua-vay-nen-viem-da-co-dia-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-a301558.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua