Viêm dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau rát thượng vị, buồn nôn, nôn ói, khó tiêu, chướng bụng. Đây là những dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang gặp vấn đề, làm việc quá sức. Vậy ngoài những triệuchứng trên, viêm dạ dày có gây mệt mỏi không và dấu hiệu nhận biết là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh lý điển hình của tình trạng lớp niêm mạc bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc do sự tác động tiêu cực của các tác nhân độc hại. Bệnh được chia làm 2 dạng gồm viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau, tuy nhiên về cơ bản người bệnh viêm dạ dày sẽ có các dấu hiệu sau:
Đầy hơi, chướng bụng
Người bệnh viêm dạ dày luôn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng dù bụng đang trong trạng thái rỗng, chưa có thức ăn. Hoặc những lúc ăn xong cũng có cảm giác này, nhiều người miêu tả lại rằng giống như bụng đang chứa một lượng lớn thức ăn hoặc nước dù ăn uống không nhiều.
Kèm theo đó là những cơn ợ hơi liên tục, càng phát nặng hơn khi nằm hoặc bụng sôi sục, cồn cào khó chịu không yên. Ở những người bị viêm dạ dày, tình trạng này thường kéo theo đi ngoài liên tục, đi lỏng hoặc đôi khi lại bị táo bón mặc dù chế độ ăn uống vẫn bình thường.
Đau bụng
Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày. Những cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi đói hoặc ăn no sau khi tắm khoảng 1 – 2 tiếng. Hoặc nhiều trường hợp bệnh nhân ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh cũng có thể khởi phát các cơn đau dạ dày. Vị trí đau phổ biến là ở vùng thượng vị, cụ thể ở dưới ức và trên rốn. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát ở thực quản.

Đau thượng vị
Đau thượng vị là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của các bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có viêm dạ dày. Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau tức vùng thượng vị, vị trí nằm trên rốn và dưới ức. Tính chất cơn đau nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ thương tổn của dạ dày, vị trí ổ loét, tuổi và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Một số đặc điểm khác về cơn đau thượng vị do viêm dạ dày như sau:
- Tính chu kỳ: Tức là những cơn đau thượng vị xảy ra theo từng đợt, có thể là vào mùa rét lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Mỗi đợt có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Sau đó sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
- Tính nhịp điệu: Mức độ đau thượng vị có thể thay đổi theo ngày và đêm. Nếu viêm dạ dày do đói và đau nhiều về đêm thì sau khi ăn sẽ giảm đau. Nếu sử dụng các chất kích thích như thực phẩm cay nóng, rượu bia, thuốc lá… thì cơn đau sẽ tăng lên.
- Về vị trí loét và khả năng lan rộng: Cơn đau thượng vị thường xuất hiện lệch sang bên phải hoặc đau lan ra sau lưng nếu vị trí loét nằm ở mặt sau của dạ dày. Còn nếu vết loét nằm ở tâm vị mặt sau dạ dày thì cơn đau sẽ lan lên trên ngực.
Do đó, khi xuất hiện cơn đau thượng vị, hãy chú ý xem xét thời điểm xuất hiện cơn đau, có tính chu kỳ, nhịp điệu rõ ràng hay không, vị trí đau ở đâu… Đây là những yếu tố sẽ giúp bạn đưa ra phán đoán chính xác về tình trạng bệnh cũng như vị trí viêm dạ dày.
Buồn nôn
Cơn buồn nôn dễ dàng xuất hiện khi đang ăn hoặc ập tới đột ngột mà không có bất kỳ lý do nào. Sau khi tống hết thức ăn trong dạ dày ra ngoài, tiếp đến sẽ là những cơn nôn khan liên tiếp.

Chán ăn, ăn không ngon miệng
Chức năng dạ dày bị suy giảm không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn kéo theo tình trạng chán ăn, khiến người bệnh thường xuyên bỏ bữa do cảm giác ăn không ngon miệng. Ngoài ra, người bệnh cũng thường xuyên phải đối mặt với những cơn trào ngược dạ dày hoặc buồn nôn… Đây là những yếu tố khiến vị giác thay đổi, từ đó không còn cảm giác thèm ăn.
Xuất huyết dạ dày
Những trường hợp bị viêm dạ dày trong thời gian dài nhưng không được chăm sóc và can thiệp điều trị y tế kịp thời sẽ gây ra xuất huyết dạ dày. Máu chảy ra từ các lớp niêm mạc bị tổn thương với lượng ít hoặc nhiều tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng này thông qua kiểm tra màu sắc của phân hoặc bãi nôn ói có lẫn máu hay không.
Nguyên nhân vì sao bị viêm dạ dày lại gây mệt mỏi, suy nhược?
Có thể thấy, viêm dạ dày được biểu hiện với rất nhiều triệu chứng và mỗi triệu chứng đều có mức độ tương đối nghiêm trọng. Cụ thể một số nguyên nhân khiến người bệnh viêm dạ dày mệt mỏi như:
- Những cơn đau bụng, buồn nôn, chán ăn, suy nhược, nóng rát dạ dày, trào ngược thực quản… đều là những yếu tố khiến người bệnh mệt mỏi.
- Các cơn đau dạ dày vào ban đêm xuất hiện liên tục còn gây ra mất ngủ. Vừa mất ăn vừa mất ngủ sẽ khiến cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng cùng nhiều hệ lụy tiêu cực khác cho sức khỏe.
- Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng và hoạt động không ổn định.
- Do người bệnh thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress…
Cách khắc phục tình trạng viêm dạ dày gây mệt mỏi
Viêm dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra bên trong cơ thể nên người bệnh không thể quan sát và tự chẩn đoán điều trị được. Tốt nhất nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Để giảm mệt mỏi do viêm dạ dày, người bệnh cần tập trung điều trị khỏi bệnh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng dạ dày.
Dưới đây là một số cách chữa hiệu quả:
1. Dùng thuốc Tây
Hầu hết người bệnh viêm dạ dày sau khi thăm khám sẽ được kê đơn sử dụng các loại thuốc sau:

- Thuốc kháng sinh: Thường là thuốc kháng sinh histamin H2 hoặc kháng sinh acid có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, chán ăn gây mệt mỏi. Điển hình như thuốc Cimedine, Famotidin, Ranitidin…
- Thuốc trung hòa axit: Một vài loại thường dùng như Phosphalugel, Gastropulgite, Yumangel, Antacid… giúp xoa dịu dạ dày nhờ cơ chế trung hòa axit dịch vị.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Điển hình như thuốc Sucralfate, Prostaglandin, Bismuth subcitrat… Thuốc có tác dụng bảo vệ lớp màng niêm mạc dày khỏi các tác nhân gây viêm dạ dày.
- …
Việc dùng thuốc Tây chữa viêm dạ dày đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên cách này giống như “con dao hai lưỡi” vì đem lại nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn như dễ kháng thuốc, giảm chức năng tiêu hóa, đau bụng, ảnh hưởng chức năng gan, thận…
Do đó, nếu được chỉ định sử dụng thuốc Tây trị viêm dạ dày, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ và phác đồ đã được đưa ra. Tránh tự ý mua thuốc về dùng hoặc tự ý tăng giảm liều theo cảm tính để hạn chế tối đa tác dụng phụ nguy hiểm.
2. Sử dụng thảo dược tự nhiên
Để cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày đồng thời tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, bạn có thể chọn lựa áp dụng các bài thuốc Nam hiệu quả, lành tính sau:
Trà gừng
Gừng có tính ấm, vị cay nồng đặc trưng có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, giảm thiểu mệt mỏi nhờ các tinh chất trong gừng giúp xoa dịu thư giãn hệ thần kinh.

Cách thực hiện
- Chuẩn bị 500gr gừng tươi, 250ml giấm táo và 5gr đường.
- Gừng cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng.
- Cho vào nồi cùng giấm, đường rồi đun sôi lên. Sau đó để nguội và cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm trong vòng 1 tuần.
- Người bệnh viêm dạ dày sử dụng hàng ngày bằng cách ngậm 1 – 2 miếng gừng trước bữa ăn.
Mật ong + bột nghệ
Người bệnh viêm dạ dày sử dụng hỗn hợp bột nghệ và với mật ong giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh. Bởi cả mật ong và nghệ đều có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên.
Cách thực hiện
- Trộn mật ong với bột nghệ theo tỷ lệ 1:2.
- Nắn thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô, cho vào hũ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên và đều đặn trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nha đam
Trong nha đam có chứa hoạt chất polysaccharide có khả năng làm lành tổn thương trong dạ dày. Đồng thời, nó còn giúp cân bằng axit dạ dày, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, cải thiện triệu chứng và giảm mệt mỏi.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ, rửa sạch mủ rồi xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp qua ray để lọc lấy nước cốt.
- Uống trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Giảm mệt mỏi do viêm dạ dày bằng thuốc Đông y
Đông y là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn được nhiều người chọn lựa. Sự kết hợp của các vị thuốc tự nhiên giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, vừa hỗ trợ điều trị bệnh tận gốc vừa bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch và giảm mệt mỏi.
- Bài thuốc số 1: Dùng các vị thuốc gồm hương phụ, sa nhân, hồ sách, cam thảo, ô dược và trần bì. Sắc mỗi ngày 1 thang cùng 200ml nước, chia làm 4 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Dùng trả trạch, thược dược, đan bì, bối mẫu, chi tử và trần bì. Sắc thuốc cùng 2 lít nước. Đến khi nước cạn xuống còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Chia làm 3 phần uống vào 3 buổi sáng, trưa và tối.
4. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Bên cạnh các cách điều trị trên, người bệnh viêm dạ dày gây mệt mỏi cần kết hợp các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ trị bệnh và phòng tránh tái phát.
Về chế độ ăn uống
Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết là yếu tố quan trọng giúp dạ dày hoạt động hiệu quả, cải thiện các triệu chứng viêm.

Thực phẩm nên ăn
- Rau xanh, củ quả, trái cây tươi;
- Sữa chua, pho mát;
- Các loại đậu hạt, ngũ cốc;
- Thực phẩm giàu đạm;
- Thực phẩm tinh bột như cơm, bánh mì, lúa mì, ngô…;
- Các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ…;
- …
Thực phẩm nên tránh
- Thức ăn cứng, cay nóng, chế biến nhiều dầu mỡ;
- Thực phẩm lên men như dưa cà muối, kim chi…;
- Thức ăn nhanh, đồ đông lạnh;
- Các loại trái cây có tính axit;
- Chất kích thích, rượu bia, cà phê, nước uống có gas;
- …
Thực hiện cách ăn đúng tốt cho dạ dày
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa phụ, tránh ăn quá no trong cùng một bữa.
- Ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo thức ăn được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày. Việc này giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày và cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Sau khi ăn không nên ngồi hoặc nằm một chỗ, thay vào đó hãy vận động, đi lại nhẹ nhàng ít nhất 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa và tránh ăn sau 21h.
Về chế độ sinh hoạt
Bên cạnh ăn uống, một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu sự mệt mỏi do các triệu chứng viêm dạ dày gây ra.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Biết cách điều hòa cảm xúc, tạo tâm lý thoải mái cho bản thân và tránh các vấn đề tiêu cực, stress trong cuộc sống.
- Tránh làm việc quá sức, kể cả việc quan hệ tình dục.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vừa giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật vừa hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời về vấn đề “viêm dạ dày có gây mệt mỏi không?”. Thực chất sự mệt mỏi thường xuất phát từ các triệu chứng khó chịu bệnh. Vì vậy chỉ cần bạn tập trung áp dụng các biện pháp điều trị tích cực cũng như chăm sóc, điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thì cảm giác mệt mỏi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin hữu ích
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!