Viêm cổ tử cung thường gây ngứa và đau ở âm đạo. Ngoài ra, bệnh còn gây rối loạn kinh nguyệt, khí hư điều tiết bất thường và đau buốt khi đi tiểu tiện. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng thành ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí đe đọa đến tính mạng người mắc phải.

I. Viêm cổ tử cung là bệnh gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm và sưng tấy ở ống cổ tử cung do nhiễm trùng vi khuẩn, ký sinh hoặc nấm. Bệnh thường gây ngứa ngáy và đau nhức ở âm đạo, đặc biệt đau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lây nhiễm qua đường tình dục hoặc do nhiễm phải các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như herpes tình dục,…
Bệnh có hai dạng chính là viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mạn tính. Viêm cổ tử cung cấp tính thường tái phát nhiều lần và nếu không chữa trị sớm có thể làm tăng nguy cơ chuyển biến sang mạn. Nhìn chung, bệnh viêm cổ tử cung không khó chữa nhưng nếu không điều trị đúng lúc và đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
II. Triệu chứng bệnh viêm cổ tử cung
Bệnh viêm cổ tử cung cấp tính thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi bệnh nhân tiến hành thăm khám phụ khoa. Tuy nhiên, viêm cổ tử cung mạn tính thì ngược lại, bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:
+ Ra khí hư bất thường
Khi khí hư điều tiết ra từ vùng kín có màu trắng trong, có mùi hơi tanh nhẹ và được điều tiết ổn định, tiết nhiều khi rụng trứng, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm bởi đây là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu khí hư điều tiết nhiều bất thường với màu sắc thay đổi sang nâu sậm, vàng hoặc xanh nhạt kèm theo mùa hôi, người bệnh nên chủ động thăm khám. Bởi đây là một trong những triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh viêm cổ tử cung.
+ Đau và ngứa ở âm đạo
Bệnh nhân mới mắc bệnh viêm cổ tử cung thường cảm thấy đau nhức râm ran ở vùng bụng dưới và xương chậu. Đặc biệt, đau xuất hiện khi hành kinh và sau quan hệ tình dục. Đau thường tăng lên và kèm theo triệu chứng đầy bụng khi bệnh chuyển nặng.
Ngoài đau, hiện tượng ngứa xảy ra ở âm đạo có thể là do khí hư điều tiết chảy xuống. Đây chính là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và có mùi hôi ở vùng kín.
+ Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo chỉ xảy ra trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu có thể trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân nên thăm khám ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm âm đạo.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, viêm cổ tử cung còn gây ra các biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt và đau buốt khi tiểu tiện.

Khi nào bệnh nhân cần thăm khám?
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, người bệnh nên thăm khám ngay lập tức khi thấy các biểu hiện sau:
- Khí hư điều tiết nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu
- Đau nhức khi quan hệ tình dục
- Chảy máu ở âm đạo không phải do kinh nguyệt
III. Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung
Người bệnh bị viêm cổ tử cung do các nguyên nhân sau:
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh bệnh lâu, herpes sinh dục, chlamydia và trichomonas.
- Do phản ứng dị ứng: Bị dị ứng với dụng cụ tránh thai, thuốc diệt tinh trùng hoặc bao cao su có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cổ tử cung. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là dị ứng với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
- Vi khuẩn âm đạo phát triển quá mức: Một số loại vi khuẩn âm đạo nếu phát triển vượt mức có thể gây viêm cổ tử cung.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung
Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung cao hơn nếu:
- Bệnh nhân có tiền sử nhiễm bệnh lý lây qua đường tình dục
- Người bệnh quan hệ tình dục quá sớm ở tuổi còn nhỏ
- Người quan hệ tình dục nhưng không có biện pháp bảo vệ hoặc đối tác quan hệ mắc bệnh truyền nhiễm
- Bệnh nhân có tiền sử bị viêm cổ tử cung
- Người có hệ miễn dịch ở vùng âm đạo yếu do bẩm sinh hoặc mắc các bệnh như viêm thấp khớp hoặc cấy ghép nội tạng,…
IV. Biến chứng viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung nếu không được điều trị sớm, vi rút và vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công và xâm nhập vào tử cung làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây các biến chứng như:
- Viêm vùng chậu (PID)
- Nhiễm trùng cơ quan sinh sản gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình ở phụ nữ
V. Chẩn đoán viêm cổ tử cung
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung bằng cách khám lâm sàng vùng xương chậu xem có bị sưng và đau không hoặc quan sát khí hư tiết ra. Bên cạnh đó, họ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dịch tiết âm đạo (thử nghiệm Pap) và xét nghiệm máu để xác định tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung.
VI. Điều trị viêm cổ tử cung
Trường hợp viêm cổ tử cung do phản ứng dị ứng với bao cao su hoặc các sản phẩm như thuốc diệt tinh trùng, dung dịch vệ sinh phụ nữ, người bệnh không cần phải điều trị bệnh. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên lựa chọn sản phẩm mới không gây dị ứng.

Tuy nhiên, nếu viêm cổ tử cung do nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI), người bệnh và cả bạn tình cần điều trị. Tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với từng người. Thuốc kháng sinh được kê đơn cho các bệnh lây qua đường tình dục như nhiễm bệnh chlamydia, lậu, nhiễm khuẩn hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn gây nên.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cung cấp một số loại thuốc kháng vi rút nếu người bệnh bị viêm cổ tử cung do mụn rộp sinh dục. Bên cạnh đó, để tránh lây nhiễm cho người khác, chuyên viên y tế khuyên bệnh nhân không nên quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc quá trình chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn biện pháp điều trị tự nhiên
Viêm cổ tử cung do nhiễm trùng tốt nhất cần điều trị y khoa. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm có biểu hiện nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giảm triệu chứng bệnh.
- Sử dụng thảo dược: Một vài nghiên cứu cho thấy các loại thảo dược tự nhiên như cây ích mẫu, trinh nữ hoàng cung, đương quy,… có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn giúp hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung.
- Bổ sung tỏi cho cơ thể: Tỏi có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Chính vì vậy, bổ sung tỏi mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Ăn sữa chua hoặc uống bổ sung men vi sinh: Theo các nghiên cứu, sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Thường xuyên bổ sung sữa chua cho cơ thể giúp điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn – một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm cổ tử cung.
- Uống nước trà xanh: Các hoạt chất chống oxy hóa chứa trong trà xanh có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập sâu vào bên trong tử cung, làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng.
Ngoài các biện pháp điều trị nêu trên, để giảm phòng ngừa và giảm nguy cơ bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, bệnh nhân nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Đồng thời, nên mặc đồ lót bằng vải cotton, thoáng khí giúp làm giảm sự tích tụ độ ẩm cũng như hạn chế sự gia tăng vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Nhìn chung, viêm cổ tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi sinh sản. Bệnh nếu không chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!