Viêm amidan khạc ra máu chắc hẳn là một trong những hiện tượng khiến người bệnh sợ hãi và lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo viêm amidan đã chuyển biến nặng, gây biến chứng ung thư amidan đe dọa tính mạng hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây.

Viêm amidan khạc ra máu là bình thường hay bất thường?
Để biết được tình trạng viêm amidan khạc ra máu là bình thường hay bất thường, bạn cần nắm rõ bản chất và những triệu chứng thường gặp của viêm amidan. Viêm amidan là tình trạng tổ chức amidan (vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh) bị sưng viêm, nhiễm trùng do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài.
Viêm amidan giai đoạn đầu không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang viêm amidan mãn tính cùng với nhiều biến chứng phát sinh. Điều này không chỉ gây cản trở quá trình điều trị mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân.
Mỗi giai đoạn viêm amidan đều có những dấu hiệu, biểu hiện rõ rệt, trong đó những triệu chứng đặc trưng thường gặp nhất là: đau họng khó thở, cảm giác khó nuốt, vướng nghẹn khi ăn uống do sưng amidan, xuất hiện dịch trắng hay đốm nhỏ trên bề mặt amidan, sưng hạch bạch huyết, lạc giọng, khó nói, sốt, đau đầu, mệt mỏi…

Ngoài các triệu chứng trên, nhiều trường hợp bệnh nhân phản ánh rằng khi họ khạc đờm thì ra máu tươi. Hiện tượng viêm amidan khạc ra máu không quá hiếm gặp ở thể viêm amidan mãn tính, xảy ra khi người bệnh chủ quan không điều dứt điểm các đợt viêm amidan cấp. Không những vậy, amidan và cổ họng không được chăm sóc, tiếp tục chịu kích thích kéo dài dẫn đến vỡ các mạch máu nhỏ li ti trong họng nên gây ra xuất huyết.
Theo sự nhận định của các chuyên gia, tình trạng viêm amidan khạc ra máu là không hề bình thường bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở mức báo động. Bệnh nhân cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra chẩn đoán và điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm amidan khạc ra máu có phải dấu hiệu ung thư amidan không?
Những triệu chứng ung thư amidan khá giống với viêm amidan thông thường cấp hoặc mãn tính. Điển hình như một số triệu chứng như đau họng, có cảm giác vướng nghẹn, khó nuốt, ngứa cổ, khạc hoặc ho ra máu. Tuy nhiên, xét về triệu chứng thì 2 bệnh lý này vẫn có những điểm khác nhau để phân biệt. Chẳng hạn như:
Viêm amidan
- Nguyên nhân: Viêm amidan xảy ra do tổ chức amidan bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Về triệu chứng: Người bệnh viêm amidan khạc hoặc ho ra máu sẽ kèm theo đau nhức, amidan sưng 1 hoặc 2 bên. Kèm theo đó là tình trạng sốt cao, khó nuốt và khó thở do amidan sưng to, chèn ép lên thực quản và khí quản. Ngoài ra, khi bị viêm amidan người bệnh sẽ thường xuyên khạc ra dịch nhầy, bã đậu có mùi hôi khó chịu, hạch sưng to ở cổ.
- Cách điều trị: Các triệu chứng này sẽ mất đi khi người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc những trường hợp viêm nhiễm nặng hơn chỉ cần cắt amidan là được.

Ung thư amidan
- Về nguyên nhân: Ung thư amidan xảy ra do sự sản sinh của các tế bào ác tính tại các nhu mô amidan. Bệnh lý này thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi chủ yếu do thói quen nghiện rượu bia, thuốc lá.
- Về triệu chứng: Cũng có những triệu chứng tương tự nhưng ung thư amidan thường không gây sốt, hạch không sưng, không đau, chỉ có cảm giác khó nuốt, nên hạn chế há miệng to. Nặng hơn có thể gây xuất huyết, khó thở, tắc nghẽn đường thở… Đến giai đoạn cuối của ung thư amidan, các khối u ung thư di căn gây ho ra máu kéo dài, cụt lưỡi gà, cứng hàm và đau nhức toàn thân…
- Cách điều trị: Điều trị ung thư amidan rất khó khăn, chủ yếu bằng 3 phương pháp chính là xạ trị, hóa trị và kết hợp phẫu thuật nạo vét hạch di căn. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân sống sót của bệnh nhân ung thư amidan trên 5 năm là 60 – 70% nếu điều trị sớm.
Kết hợp với các biện pháp xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch tiết, sinh thiết hoặc một số xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, MRI, PET… để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác về bệnh lý bệnh nhân đang mắc phải. Đồng thời, tư vấn chi tiết về hướng điều trị phù hợp.
Cần lưu ý gì để phòng ngừa viêm amidan khạc ra máu?
Ngăn chặn viêm amidan khạc ra máu từ sớm cũng chính là cách tốt nhất để ngăn chặn diễn tiến nặng của viêm amidan và các biến chứng nguy hiểm khác. Để làm được điều này, người bệnh nên chủ động thăm khám, chẩn đoán ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, không nên để đến khi xuất huyết amidan mới vội vàng khám chữa trị. Vì ở giai đoạn này bệnh đã chuyển biến nặng, bắt buộc sẽ phải phẫu thuật cắt amidan mới có thể trị triệt để.

Bên cạnh đó, hãy tuân thủ thực hiện những thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để phòng ngừa tình trạng viêm amidan khạc ra máu:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày sao cho khoa học. Không nên ăn đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, đồ uống lạnh… Thay vào đó hãy tăng cường dung nạp rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu vitamin C nhằm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất duy trì đều đặn 2 lít để xoa dịu cổ họng, tránh thiếu nước gây khô rát. Đồng thời, nước sẽ giúp loại bỏ dịch đờm trong họng. Ưu tiên uống nước ấm là tốt nhất.
- Giữ vệ sinh răng miệng, vòm họng đều đặn thường xuyên và đúng cách. Tốt nhất đánh răng 2 lần/ ngày và súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch sát khuẩn chuyển dụng được chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
- Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt điều độ, cân đối giữa thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức đến mức thiếu ngủ, vận động thể thao nhẹ nhàng duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng.
- Hạn chế ngồi trong không gian kín có điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá thấp vì rất dễ làm khô cổ họng, đau họng, dễ kích thích phản xạ ho và ảnh hưởng tiêu cực đến amidan.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng khi thời tiết trở lạnh, thời điểm giao mùa…
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, không gian sinh hoạt sao cho sạch sẽ, thoáng mát và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus có hại tiềm ẩn xung quanh.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại như nước sơn, các chất tẩy rửa gia dụng… để giảm nguy cơ tái phát.
- Trường hợp bác sĩ đã kê đơn thuốc sử dụng để điều trị chứng viêm amidan khạc ra máu, bệnh nhân cần phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ định về liều dùng, cách dùng và thời gian dùng. Không tự ý mua thuốc bên ngoài hay tăng giảm liều theo cảm tính để tránh gây ra những rủi ro, tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí khiến bệnh nặng hơn và khó chữa trị.
Viêm amidan khạc ra máu là dấu hiệu đáng lo ngại của viêm amidan mãn tính hoặc của nhiều biến chứng viêm amidan nguy hiểm. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm chính là phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Hãy tìm đến các cơ sở y tế, bệnh việm chuyên khoa uy tín, chất lượng để được chẩn đoán bệnh chính xác và áp dụng các phương pháp chữa trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!