Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không, mất bao lâu thì khỏi là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Thực tế, bệnh viêm amidan hốc mủ là một căn bệnh khá nguy hiểm tuy nhiên do lơ là trong điều trị nên thường kéo dài khá lâu và không thể tự khỏi nếu không được can thiệp điều trị đúng cách.
Bệnh viêm amidan hốc mủ là gì?
Viêm amidan hốc mủ là một dạng bệnh quá phát của viêm amidan mãn tính, có mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng và hình thành các khối mủ hay còn được gọi là bã đậu amidan. Chúng có màu trắng bột hoặc vàng nhạt, vón cục bám chặt vào lớp niêm mạc xung quanh amidan.

Bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở những người có cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch yếu kém như trẻ em, người lớn tuổi… Nguyên nhân là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus như virus cúm, ho gà, sởi, khuẩn liên tụ cầu, Andenovirus, Hemophilus…. Ngoài ra, tổ chức tạng bạch huyết phát triển quá mức, thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu chất, ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất… cũng là những nguyên nhân có thể gây ra viêm amidan hốc mủ.
Những yếu tố này tác động đến khối amidan trong vòm họng, khiến chúng đang hoạt động bình thường trở nên suy yếu. Hậu quả là gây viêm nhiễm, amidan sưng đỏ, phù lên kèm theo sự xuất hiện của dịch mủ bên trong các khe hốc amidan và bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy dễ dàng khi há miệng to ra.
Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như:
- Hôi miệng, hơi thở có mùi hôi do các khe hốc ứ đọng dịch mủ quá lâu, không được đào thải ra ngoài kết hợp với sự tăng sinh của vi khuẩn.
- Thân nhiệt tăng, sốt cao kéo dài.
- Có cảm giác vướng nghẹn như mắc xương, đau rát ở cổ và gây khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn hoặc uống nước.
- Cổ họng bị bám đặc bởi dịch mủ nên khó khạc đờm ra ngoài.
Trường hợp không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại chỗ: Gây áp xe amidan, viêm nhiễm các mô tế bào amidan, thậm chí là hoại tử mô.
- Biến chứng các cơ quan lân cận: Điển hình như gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản…
- Biến chứng toàn thân: Xảy ra ở giai đoạn mạn tính, viêm nhiễm lây lan khắp cơ thể và tấn công sang các cơ quan quan trọng gây bệnh tim mạch, bệnh về máu, viêm cầu thận, viêm khớp, thấp khớp…
Bị viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không? Mất bao lâu thì khỏi?
Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cách điều trị ra sao… Thực tế, các chuyên gia Tai – Mũi – Họng cho biết, tiên lượng điều trị của bệnh viêm amidan hốc mủ là khá tốt mặc dù đây là một dạng bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng.
Bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi nếu người bệnh đáp ứng tốt các yếu tố sau:
- Thứ nhất, phát hiện bệnh ngay khi khi các triệu chứng vừa khởi phát. Sau đó, tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn diễn tiến của bệnh.
- Thứ hai, có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng, ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng đều đặn hằng ngày.
Cụ thể, với những trường hợp bệnh nhẹ, viêm amidan hốc mủ cấp tính thì chỉ cần vài ngày bệnh sẽ dần thuyên giảm khi được điều trị tích cực và chăm sóc tốt mà nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc.
Ngược lại, những trường hợp viêm nhiễm amidan nặng, có nguy cơ bội nhiễm bắt buộc phải áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu như dùng thuốc trị viêm amidan (thuốc giảm đau, giảm sưng, chống viêm, thuốc kháng sinh…), các bài thuốc cổ truyền hoặc dùng biện pháp cuối cùng là phẫu thuật cắt amidan khi các biện pháp ban đầu không đáp ứng điều trị.
Vậy mất bao lâu thì bệnh mới có thể tự khỏi? Đối với trường hợp bệnh trong giai đoạn cấp tính, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày sẽ khỏi hoàn toàn. Còn những trường hợp bệnh nặng có các triệu chứng nghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm thường sẽ có phác đồ điều trị phức tạp nên rất khó để xác định được thời gian chữa khỏi bệnh là bao lâu. Tùy theo khả năng đáp ứng điều trị của từng trường hợp mà thời gian sẽ dài hoặc ngắn.

Do viêm amidan hốc mủ là bệnh có tính chất tái phát thường xuyên khi gặp điều kiện thuận lợi nên không có cách nào để dứt điểm được bệnh. Thay vào đó chỉ cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc vệ sinh kỹ càng chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát.
Một số trường hợp muốn thực hiện cắt bỏ amidan để phòng ngừa tái phát, tuy nhiên đây là điều không được khuyến khích. Bởi amidan là bộ phận qan trọng giúp bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, cũng đã có nhiều trường hợp cắt amidan đi rồi nhưng vẫn không khỏi, thậm chí còn kéo theo nhiều bệnh lý khác như viêm thanh quản, viêm họng mạn tính…
Chính vì vậy, thay vì mãi lo lắng về việc bệnh viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không, tốt nhất người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế, bệnh viện Tai – Mũi – Họng để thăm khám càng sớm càng tốt, được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp phù hợp. Không nên tự ý đoán bệnh và dùng thuốc theo cảm tính để tránh gây tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Gợi ý cách chữa viêm amidan hốc mủ không dùng thuốc hiệu quả
Như đã nói, những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ cấp tính, các triệu chứng nhẹ vừa khởi phát hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bằng một số mẹo không dùng thuốc. Các mẹo này khá đơn giản, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả cao, an toàn và không mất nhiều thời gian.

- Mật ong và gừng: Cả mật ong và gừng đều là các loại nguyên liệu có đặc tính diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả, đem lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ. Dùng gừng và mật ong đi chưng cách thủy, có thể chưng với tắc để tăng hiệu quả. Uống phần nước cốt này 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp giảm sưng, viêm amidan rõ rệt.
- Rau diếp cá: Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá là phương pháp dân gian khá hiệu quả. Đây là loại thảo dược có đặc tính chống sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên khá tốt giúp cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau rát, xoa dịu cổ họng và chứng khó nuốt… Dùng 1 nắm ra diếp cá tươi, sạch giã nát cùng 1 ít muối hạt, thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống 2 lần/ ngày.
- Hành tây hấp mật ong: Hành tây là loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất, chất chống oxy hóa kết hợp với mật ong càng làm tăng khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giảm nhanh triệu chứng sưng viêm, giảm đau amidan và làm tiêu mủ. Cho hành tây và mật ong vào chén thủy tinh, mang đi hấp cách thủy 15 phút. Ngày uống 3 lần nước cốt này, mỗi lần 1 muỗng.
- Hạt mướp đắng (khổ qua): Loại dược liệu này được dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ và nhiều bệnh lý khác nhờ khả năng làm tiêu viêm, xoa dịu vòm họng, giảm đau. Nấu hạt mướp đắng với 500ml nước trong 30 phút. Uống nước này 3 lần/ ngày và uống sau mỗi bữa ăn, thực hiện cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
- Một số dược liệu khác: như tỏi, cây lược vàng, quả trám chua, lá đinh lăng, lá húng chanh, lá hẹ, quả mơ, trà hoa cúc…
Lưu ý: Nếu áp dụng trong thời gian dài nhưng không thấy sự thuyên giảm của các triệu chứng viêm amidan hốc mủ, tốt nhất người bệnh nên ngưng lại và đến bệnh viện để thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cách phòng ngừa viêm amidan hốc mủ
Để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp: Một chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo bổ sung các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp duy trì sức đề kháng cho cơ thể. Vì chỉ khi cơ thể khỏe mạnh mới có thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Lưu ý chỉ nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có lợi, cần thiết và dễ hấp thụ, không dung nạp những nhóm thực phẩm không dinh dưỡng.
- Từ bỏ các thói quen xấu: Hãy từ bỏ ngay các thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, lao lực quá sức, thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống nước đá nhiều… Đây đều là những thói quen không lành mạnh khiến bào mòn dần hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng nguy cơ bị viêm amidan hốc mủ.
- Giữ vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ. Vì vậy, hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và súc miệng mỗi ngày, làm sạch khoang họng để ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus. Tốt nhất bạn nên đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ, kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng.
- Bảo vệ hô hấp: Khi ra ngoài hoặc đến những nơi có nhiều khói bụi nên sử dụng các vật dụng như khẩu trang, mắt kính để bảo vệ đường hô hấp, tránh sự tấn công của các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Thăm khám định kỳ: Với những người có tiền sử mắc bệnh viêm amidan hốc mủ hoặc các bệnh về răng miệng nên thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện bệnh và điều trị ngay từ đầu.
Có thể thấy, bệnh amidan có tự khỏi hay không phụ thuộc rất lớn vào cách điều trị, chăm sóc của người bệnh. Bên cạnh đó, hãy tự ý thức nâng cao sức khỏe của mình bằng nhiều biện pháp lành mạnh, phòng ngừa viêm amidan hốc mủ nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!