Uống thuốc khớp bị đau dạ dày – Cách khắc phục & hạn chế

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Uống thuốc khớp bị đau dạ dày là một trong những tác dụng phụ thường gặp. Tuy nhiên nếu không thực hiện các biện pháp khắc phục, niêm mạc dạ dày có thể bị kích thích và làm tăng nguy cơ thủng dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa trên,…

uống thuốc khớp bị đau dạ dày
Vì sao uống thuốc khớp bị đau dạ dày? Cách khắc phục & hạn chế

Vì sao uống thuốc khớp bị đau dạ dày?

Thuốc khớp là các loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout,… Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa và làm phát sinh triệu chứng đau dạ dày.

Nguyên nhân khiến việc uống thuốc khớp gây đau dạ dày là do cơ chế hoạt động của từng loại thuốc. Ví dụ:

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm, hạ sốt (yếu) và giảm cơn đau toàn thân. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau ở hầu hết các bệnh xương khớp.

uống thuốc khớp bị đau dạ dày
Sử dụng NSAID gây ức chế COX 1 ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa, gây sưng viêm niêm mạc và đau dạ dày

Loại thuốc hoạt động dựa trên cơ chế cản trở quá trình tổng hợp COX 1 (có mặt ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể) và COX 2 (chỉ có mặt ở tổ chức viêm) nhằm ức chế sinh tổng hợp thành phần trung gian gây viêm prostaglandin. Tuy nhiên hoạt động ức chế COX 1 vô tình gây ra các tác dụng bất lợi lên dạ dày, đường ruột, tuần hoàn máu và thận.

Vì vậy nếu sử dụng các NSAID (Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Ketoprofen,…) để điều trị, bạn có thể gặp phải triệu chứng đau dạ dày, rối loạn nhu động ruột,…

– Thuốc chống viêm chứa corticoid

Thuốc chứa corticoid có thể được sử dụng để điều trị cơn đau không đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, từ đó làm giảm nhanh cơn đau và tình trạng sưng nóng ở các khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc chứa corticoid có thể thúc đẩy hoạt động tăng tiết dịch vị và gây đau dạ dày. Hơn nữa nếu sử dụng loại thuốc này kéo dài, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như loãng xương, xuất huyết tiêu hóa, suy giảm miễn dịch,… Các loại thuốc chứa corticoid thường được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm: Dexamethason, Prednisolon,…

Với những người khỏe mạnh, việc sử dụng thuốc NSAID và corticoid có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,… Tuy nhiên ở những trường hợp đang bị viêm loét dạ dày tiến triển, sử dụng các loại thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa và tăng nguy cơ thủng dạ dày.

Bị đau dạ dày khi uống thuốc điều trị xương khớp phải làm sao?

Khi cơn đau dạ dày bùng phát sau khi sử dụng thuốc trị xương khớp, bạn có thể cải thiện bằng các biện pháp sau:

uống thuốc khớp bị đau dạ dày
Có thể chườm ấm lên vùng bụng để giảm triệu chứng đau dạ dày sau khi uống thuốc điều trị xương khớp
  • Chườm túi ấm lên bụng có thể giúp thư giãn cơ thắt dạ dày và cải thiện tình trạng đau thượng vị. Ngoài ra nhiệt độ ấm từ túi chườm còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
  • Uống trà hoa cúc giúp trung hòa dịch vị và làm dịu vùng niêm mạc bị kích thích. Ngoài ra hợp chất thực vật trong loại trà này còn có tác dụng cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón,… khi sử dụng thuốc điều trị xương khớp.
  • Với trường hợp bị đau thượng vị và buồn nôn sau khi dùng thuốc, bạn có thể uống một tách trà gừng ấm để cải thiện. Tinh dầu Gingerol trong gừng có tác dụng giảm co thắt dạ dày và đẩy lùi cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Trong trường hợp uống thuốc khớp bị đau dạ dày, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau để cải thiện. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc hoặc tăng mức độ kích thích lên niêm mạc dạ dày và gây xuất huyết tiêu hóa.

Cách hạn chế tình trạng đau dạ dày khi uống thuốc khớp

Đau dạ dày là dấu hiệu cho thấy các loại thuốc khớp kích thích và làm tổn thương niêm mạc cơ quan tiêu hóa. Nếu tiếp tục để kéo dài, dạ dày có thể bị ăn mòn và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy ngay khi nhận thấy tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, bạn nên tiến hành các biện pháp khắc phục sau:

1. Thay đổi thuốc điều trị

Trong trường hợp bị đau dạ dày khi uống thuốc, bạn có thể thông báo với bác sĩ để được thay đổi loại thuốc có tác dụng tương tự.

Nếu đang sử dụng thuốc NSAID để chống viêm và giảm đau, bác sĩ có thể đề nghị bạn chuyển sang dùng thuốc ức chế chọn lọc COX 2. COX 2 chỉ có mặt tại tổ chức viêm, vì vậy khi ức chế thành phần này, cơ quan tiêu hóa, thận và máu đều không phải chịu tác động tiêu cực.

Các loại thuốc COX 2 có thể giảm cơn đau do các bệnh xương khớp, bao gồm Rofecoxib, Meloxicam, Piroxicam, Etoricoxib,…

uống thuốc khớp bị đau dạ dày
Thay thế NSAID thông thường bằng thuốc ức chế COX 2 nhằm dự phòng tình trạng đau dạ dày

Với những người sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid để điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexat, Chloroquin,… Các loại thuốc này vẫn có tác dụng kích thích dạ dày và đường ruột nhưng mức độ thấp hơn thuốc chứa corticoid.

2. Sử dụng phối hợp với thuốc dạ dày

Bên cạnh đó, bạn có thể làm giảm triệu chứng đau dạ dày khi uống thuốc khớp bằng cách phối hợp với thuốc kháng acid và thuốc giảm tăng tiết dịch vị.

Thuốc kháng acid (Pepsane, Yumangel, Phosphalugel,…) có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày và bảo vệ ổ viêm loét. Bạn có thể dùng loại thuốc này trước khi uống thuốc điều trị khớp từ 2 – 3 giờ để giảm tình trạng kích thích cơ quan tiêu hóa.

uống thuốc khớp bị đau dạ dày
Sử dụng phối hợp thuốc xương khớp với thuốc kháng acid có thể làm giảm nguy cơ đau dạ dày

Với những trường hợp bị đau dạ dày nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với thuốc ức chế proton hoặc thuốc ức chế thụ thể H2. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm quá trình tăng tiết dịch vị và dự phòng cơn đau ở dạ dày khi sử dụng thuốc điều trị các bệnh ở khớp.

Lưu ý: Một số loại thuốc điều trị xương khớp có thể tương tác với thuốc kháng acid, thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton,… Vì vậy bạn chỉ nên phối hợp khi có sự cho phép của bác sĩ.

3. Thay đổi thói quen uống thuốc

Ngoài việc thay đổi thuốc điều trị và sử dụng phối hợp với thuốc đường tiêu hóa, bạn cũng có thể giảm nguy cơ đau dạ dày bằng cách thay đổi một số thói quen khi sử dụng thuốc như:

uống thuốc khớp bị đau dạ dày
Uống thuốc cùng với 1 ly nước lọc đầy có thể giảm nguy cơ kích thích niêm mạc tiêu hóa
  • Tránh uống thuốc khi bụng đói, thay vào đó nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 1 giờ để tránh kích thích lên niêm mạc cơ quan tiêu hóa.
  • Khi uống thuốc, nên uống cùng với 1 ly nước đầy (khoảng 250ml) để làm loãng dịch vị và hạn chế cơn đau dạ dày phát sinh.
  • Cần tránh nằm sau khi uống thuốc trong ít nhất 30 phút. Việc nằm ngay sau khi uống có thể làm chậm quá trình hấp thu và khiến thuốc ở lại trong dạ dày lâu hơn bình thường.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích cơ quan tiêu hóa trong thời gian sử dụng thuốc như rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều acid, dầu mỡ và gia vị.
  • Nên uống từng viên thuốc và cần nghỉ từ 1 – 3 phút trước khi uống viên thuốc tiếp theo. Tránh uống 1 lần nhiều viên thuốc vì thói quen này có thể gây áp lực lên thực quản và cơ quan tiêu hóa.

Uống thuốc khớp bị đau dạ dày là tác dụng phụ thường gặp. Do đó để dự phòng các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị xương khớp, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy trước khi áp dụng, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm: Stress gây đau dạ dày – Lý do khiến bệnh ngày càng tăng

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 10:08 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:54 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc Hilan Kit – Tác dụng, cách dùng, giá bán và lưu ý
Thuốc Hilan Kit thường được chỉ định để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison và viêm loét dạ dày tá tràng. Sử dụng…
Co thắt thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Co thắt thực quản là sự co bóp đột ngột, bất thường của ống dẫn thức ăn (thực quản). Tình…

Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất

Thuốc điều trị xuất huyết dạ dày nào là tốt đối với người bệnh? Nhóm vitamin K, thuốc co mạch,…

Phẫu thuật trào ngược dạ dày khi nào? Phương pháp & chi phí

Phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản là biện pháp cuối cùng để điều trị các triệu chứng bệnh. Tuy…

đau dạ dày bên nào Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Đau dạ dày là vấn đề rất phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên không phải bất…

Mẹ bị nhiễm HP dễ lây cho con, làm sao phòng ngừa?

Hầu hết các mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP đều rất lo lắng căn bệnh sẽ lây sang con và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua