Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân & cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng các tế bào bất thường ở tuyến tiền liệt không tự hủy diệt. Chúng tăng nhanh và tạo thành những khối u ở tuyến tiền liệt. Hiện nay, chưa biết rõ nguyên nhân chính gây ung thư tuyến tiền liệt là gì. Phương pháp điều trị phổ thông là cắt bỏ tuyến tiền liệt ung thư.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là căn bệnh nguy hiểm.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là căn bệnh nguy hiểm.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt hay còn được gọi là tiền liệt tuyến, là một cơ quan thực hiện chức năng kiểm soát nước tiểu ở nam giới. Tuyến tiền liệt còn có chức năng khác là tạo ra một số chất hóa học ở trong tinh dịch. Tuyến tiền liệt nằm ở phía dưới bàng quang, phía trước ruột già và bao quanh đường tiết niệu.

Tuyến tiền liệt là một trong những cơ quan của nam giới rất dễ bị mắc bệnh ung thư. Hiện nay, ung thư tuyến tiền liệt không còn là căn bệnh lạ và hiếm. Cơ chế hình thành bệnh ung thư tuyến tiền liệt là: Thông thường, các tế bào sẽ tự hủy diệt khi đã già. Tuy nhiên, các tế bào ung thư là các tế bào phát triển không bình thường. Tế bào ở tuyến tiền liệt phát triển không bình thường sẽ không tự chết đi, chúng sẽ càng ngày càng sinh sôi và tạo thành khối u gây ung thư.

Tuyến tiền liệt có tác dụng kiểm soát nước tiểu và sản sinh ra một số chất cần thiết có trong tinh dịch.
Tuyến tiền liệt có tác dụng kiểm soát nước tiểu và sản sinh ra một số chất cần thiết có trong tinh dịch.

Dấu hiệu chứng chứng ung thư tuyến tiền liệt thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Hầu như, bệnh chỉ có thể được phát hiện khi đã tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

Một số dấu hiệu của chứng ung thư tuyến tiền liệt ở các giai đoạn sau là:

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]
  • Tiểu tiện khó khăn: Buồn tiểu nhưng không thể tiểu, đang tiểu bị dừng lại đột ngột,…;
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu;
  • Đau mỗi khi đi tiểu;
  • Tiểu rắt;
  • Khó duy trì tình trạng cương cứng dương vật: Khối u ở tuyến tiền liệt sẽ chặn máu lưu thông vào dương vật;
  • Tinh dịch có máu;
  • Thường xuyên đau lưng, đau đùi, đau hông, đau xương chậu;
  • Thường hay tiểu đêm;
  • Tiểu tiện không tự chủ;
  • Đại tiện không tự chủ.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển khá chậm. Tuy nhiên, đây lại là một bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, tiểu tiện, có thể di căn đến tế bào xương, tế bào máu, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Một số triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt là đau buốt khi tiểu, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu,...
Một số triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt là đau buốt khi tiểu, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu,…

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ung thư tuyến tiền liệt là gì. Họ đưa ra một vài giả định, một vài yếu tố liên quan đến chứng ung thư tuyến tiền liệt như sau:

1. Di truyền

Gen tế bào là những thông tin di truyền. Người bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể tự phát bệnh do những thế hệ trước của gia đình có mắc bệnh. Họ cùng chia sẻ với nhau một mã gen gây bệnh nhất định.

Đôi khi, sự kết hợp giữa hai mã gen của cha và mẹ cũng sẽ khiến nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

2. Tuổi tác

Ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra ở những đối tượng nam giới trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. Thông thường, độ tuổi phát hiện ra bệnh thường là 75 tuổi. Khi nam giới đã cao tuổi, các tế bào có thể sẽ gặp phải những trục trặc trong việc phát triển. Khi chúng phát triển không bình thường và không chịu chết đi, chúng sẽ sản sinh nhiều hơn và hình thành khối u gây bệnh.

3. Lối sống

Lối sống là một trong những nhân tố tác động nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Nếu bạn có chế độ sinh hoạt tình dục không lành mạnh, ăn uống thiếu chất, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, thường xuyên thức khuya,… thì bạn sẽ dễ có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.

Các chuyên gia cho rằng, môi trường văn hóa Âu Mỹ dễ khiến nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt. Họ đưa ra giả định, nếu những nam giới Á Châu chuyển cư sang các nước phương Tây, họ sẽ tăng nguy cơ bị mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Người cao tuổi thường dễ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Người cao tuổi thường dễ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

4. Chế độ dinh dưỡng

Theo lý thuyết, nếu bệnh nhân từng ăn một số loại thực phẩm nào đó quá nhiều trong chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cũng sẽ dễ bị mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân có thể là do loại thực phẩm đó kích thích các tế bào ung thư phát triển.

Đối với chứng ung thư tuyến tiền liệt, các nhà khoa học cho rằng, một số loại thực phẩm như thịt, thức ăn nhiều chất béo,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu cũng tập trung quan sát nhóm nam giới thường xuyên ăn nhiều rau xanh, tránh ăn nhiều chất đạm và mỡ động vật. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, nhóm người này có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt không cao.

Do đó, có thể tạm kết luận, chế độ ăn uống góp một phần thúc đẩy nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt.

5. Chủng tộc

Ung thư tuyến tiền liệt thường dễ mắc phải ở nam giới người Mỹ gốc Phi. Đàn ông gia trắng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với người Phi.

Bên cạnh đó, nam giới người Á Châu và người da đỏ là nhóm người ít có nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

1. Phẫu thuật bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? Chúng tôi xin trả lời là: Có. Người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Khi được phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt và hai túi tinh. Phương án này giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt một cách hiệu quả bởi vì đã loại bỏ hoàn toàn các khối u trong tuyến tiền liệt.

Người bệnh có thể được thực hiện phẫu thuật theo phương pháp mổ nội soi, mổ hở, tùy theo tình hình sức khỏe.

Bên cạnh phương pháp mổ trực tiếp, bác sĩ cũng có thể thực hiện phương pháp cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua niệu đạo. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện, bí tiểu. 

Chữa trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.
Chữa trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.

2. Xạ trị

Xạ trị là sử dụng các tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư khu trú trong cơ thể.

Người bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị để loại bỏ các tế bào ung thư. Phương pháp này khá hiệu quả và có thể chỉ định điều trị cho mọi giai đoạn bệnh.

3. Dùng thuốc

Nội tiết tố Testosterone sẽ khiến cho các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Do đó, để ức chế các tế bào ung thư sản sinh và phát triển, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị nội tiết tố.

Dùng thuốc ức chế sản sinh Testosterone là một trong những cách giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc làm giảm nồng độ Testosterone và hạn chế cho cơ thể tiết ra loại hormone này.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn để triệt tiêu nội tiết tố nam. Phương pháp này chúng tôi đã có đề cập bên trên.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng thuốc nội tiết tố.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng thuốc nội tiết tố.

Các biện pháp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nam giới. Do đó, nam giới cần thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh khi còn trẻ khỏe. Bởi vì, phòng bệnh, lúc nào cũng quan trọng hơn chữa bệnh!

Để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt, nam giới cần:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi;
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, chất đạm;
  • Tập luyện thể dục hàng ngày;
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày;
  • Không nhịn tiểu tiện khi cơ thể có nhu cầu;
  • Giữ tinh thần lạc quan;
  • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Sinh hoạt tình dục điều độ;
  • Tránh mặc quần lót quá chật;
  • Tắm gội, vệ sinh vùng kín hàng ngày;
  • Tránh ngồi quá lâu, hạn chế gây áp lực lên vùng tuyến tiền liệt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Ngày đăng 09:02 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:24 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến theo y học cổ truyền hiện nay

Điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến theo y học cổ truyền bao gồm việc sử dụng bài thuốc…

Phương pháp chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính năm 2023

Quá trình chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, tận dụng…

Tuyến tiền liệt là gì? Cấu tạo, chức năng & bệnh thường gặp

Tuyến tiền liệt có chức năng chính trong việc sản xuất tinh dịch, giúp nuôi dưỡng tinh trùng, kiểm soát…

Khám tuyến tiền liệt giúp nam giới phát hiện sớm các bệnh lý tuyến tiền liệt. Khám tuyến tiền liệt: Quy trình, chi phí và địa chỉ uy tín

Khám tuyến tiền liệt là một điều quan trọng đối với nam giới, giúp sớm phát hiện ra các bệnh…

Chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc nam – Uống là giảm

Phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh u xơ lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng người…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua