Ung thư dạ dày giai đoạn 3 và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3. Để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ, cũng như cần giữ tinh thần lạc quan, tích cực nhất để tiếp nhận điều trị lâu dài.

Thông tin về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể trạng người bệnh

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh ung thư dạ dày mà tỷ lệ điều trị sẽ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên ung thư dạ dày giai đoạn 3 được xem là giai đoạn nặng của bệnh, nếu như không can thiệp phù hợp thì thời gian chuyển sang ung thư giai đoạn cuối là rất nhanh. 

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là gì?

Bệnh ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn, lần lượt từ 0 đến 4. Mức độ cấp tiến tỷ lệ thuận với sự nghiêm trọng của những triệu chứng bệnh.  Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3, ung thư dạ dày đã biểu hiện rầm rộ và dễ nhận biết hơn với nhiều triệu chứng đặc trưng. Một tỷ lệ khá đông bệnh nhân khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường và đi khám thì ung thư dạ dày đã tiến triển đến giai đoạn này. 

Giai đoạn 3 là thời điểm cận di căn, khi các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng bắt đầu xâm lấn sâu qua các lớp của thành dạ dày và tiếp tục di căn sang các hạch bạch huyết lân cận. Số lượng tế bào ung thư ngày càng nhiều khiến chúng lan tràn ra các cơ quan kề cận. Một số cơ quan co nguy cơ di căn ung thư từ dạ dày nhất là gan, phối, đại tràng,…

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3

Dấu hiệu bị ung thư dạ dày giai đoạn 3
Đau bụng nghiêm trọng và đại tiện ra máu là những biểu hiện rõ nhất của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn 3

Những triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3 có biểu hiện rất rõ, vì thế đa số bệnh nhân phát hiện bệnh trong giai đoạn này hoặc sớm hơn ở giai đoạn 2. Do tình trạng bệnh đã bắt đầu diễn biến phức tạp, mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều lần so với giai đoạn 2 nên người bệnh và người nhà của bệnh nhân cần lưu ý nhận diện những biểu hiện bất thường.

Khi ở giai đoạn 3, quá trình di căn bắt đầu xảy ra và lan rộng đến các cơ quan xung quanh nên bệnh nhân sẽ nhận thấy những biểu hiện khó chịu hơn như: tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn khiến người bệnh bị đau bụng nhiều hơn, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, tình trạng sụt cân nhanh chóng do cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa, khó nuốt và tình trạng đi ngoài ra máu trầm trọng.

Đau bụng là một triệu chứng thông thường nhưng đa phần bệnh nhân đều chủ quan, nhầm lẫn giữa ung thư dạ dày giai đoạn 3 với những bệnh lý khác. Nếu là do ung thư, tình trạng đau bụng thường sẽ bắt đầu với những cơn đau bất chợt, tiến triển thành từng đợt và có chiều hướng tái đi tái lại với tần suất ngày càng nhiều.Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường đối với đau bụng do ung thư cũng không hiệu quả. Ngoài ra người bệnh cũng gặp phải tình trạng đầy bụng bất thường sau khi ăn, thường xuyên bị khó chịu, buồn nôn sau bữa ăn. Những dấu hiệu này cần được lưu ý để tránh nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa.

triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3
Vi khuẩn HP lâu năm được coi là một trong những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày

Việc sống cùng với những triệu chứng này sẽ khiến người bệnh trở nên mệt mỏi và mất sức rất nhanh. Do đó cần có chế độ dinh dưỡng, bổ sung bù đắp kịp thời. Ngoài ra trong giai đoạn này, mọi triệu chứng của người bệnh cần được quan sát và theo dõi để kịp thời thông báo đến bác sĩ. Nhiều trường hợp đi ngoài ra máu quá mức dẫn đến mất máu, bất tỉnh, điều này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.

Các mốc ung thư dạ dày giai đoạn 3

Bệnh ung thư dạ dày cũng tương tự như những bệnh ung thư khác, bệnh được chia làm nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn 3 là giai đoạn cận kề ung thư thời kỳ cuối, trong đó thời kỳ này cũng được chia thành 3 giai đoạn là giai đoạn 3A, 3B và 3C.

  • Giai đoạn 3A: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày, và có thể lan từ 1 – 7 hạch bạch huyết lân cận hoặc hơn. Thông thường ở giai đoạn này, nếu được điều trị tốt thì tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3A là 20%.
  • Giai đoạn 3B: Trong giai đoạn này, những tế bào ung thư đã di căn rộng đến 7 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết ở những vùng lân cận. Trong trường hợp tế bào ung thư đã  lan đến thanh mạc thì tế bào ác tính sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các cơ quan lân cận như lá lách, ruột non, gan, hoặc là tuyến tụy. Trong giai đoạn ung thư dạ dày này, khả năng bệnh nhân có thể sống hơn 5 năm là 14%.
  • Giai đoạn 3C: Ở giai đoạn cuối cùng của thời kỳ ung thư dạ dày cấp độ 3, các tế bào ung thư đã lan đến thanh mạc và 7 hạch bạch huyết lân cận và chúng cũng lan ra nhiều hơn ở những cơ quan đã di căn khác. Từ giai đoạn 3C tiến triển đến ung thư dạ dày thời kỳ cuối rất nhanh, thời gian chưa đến vào tháng. Nếu bệnh nhân vượt qua được giai đoạn 3C thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 9%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 có chữa khỏi không?

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 chữa được không?
Ở giai đoạn 3, khả năng điều trị ung thư dạ dày có tỷ lệ không quá cao nhưng vẫn có những trường hợp được chữa khỏi

Sự phát triển của y học hiện đại cho phép bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể lấy lại sức khỏe và cuộc sống bình thường. Quan trọng nhất là trong thời gian điều trị, bệnh nhân cùng gia đình cần có ý chí lạc quan, suy nghĩ tích cực để đối mặt với mọi tình huống của bệnh. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chăm sóc tại gia khoa học có thể ngăn chặn được ung thư.

Tuy nhiên tỷ lệ ung thư ở giai đoạn 3 di căn là rất cao, do đó quá trình điều trị bệnh trong giai đoạn này tương đối phức tạp. Ở giai đoạn 0 – 2, bệnh ung thư tiến triển tại chỗ nên các phương pháp có thể ngăn chặn được tế bào ác tính lây lan. Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn 3B thì cần điều trị hóa chất, xạ trị hoặc phẫu thuật, sau khi loại bỏ được khối u phải tiếp tục dùng hóa chất bổ trợ sau mổ để ức chế các tế bào ác tính đã di căn. 

Tỷ lệ sống thêm và mức độ tái phát u phụ thuộc tính chất triệt để của phương pháp điều trị trước đó, và phụ thuộc vào tính chất u và mức độ đáp ứng với điều trị. Cơ bản nếu như khối u được loại bỏ và các tế bào di căn được kiểm soát thì bệnh được chữa khỏi. Tuy nhiên sau đó bác sĩ không thể đảm bảo được khả năng ung thư tái phát trong tương lai.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Phẫu thuật ung thư dạ dày giai đoạn 3
Phương pháp phẫu thuật chủ yếu được áp dụng trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Trong giai đoạn 3, Khối u đã có kích thước khá lớn, các tế bào ác tính vượt ngoài số lượng kiểm soát nên chúng bắt đầu di căn đến các cơ quan khác gần dạ dày nên rất khó xử lý. Do đó nếu như điều trị bằng thuốc Tây hoặc các liệu pháp thông thường trong giai đoạn này sẽ không mang lại hiệu quả.

Phương pháp phẫu thuật kết hợp hóa trị được áp dụng nhiều nhất trong giai đoạn này. Nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan, chủ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u mà không điều trị hóa chất sau đó khiến tỉ lệ tái phát ung thư rất cao. Mục đích điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 là chữa khỏi bệnh bằng cách kiểm soát ổ di căn, kéo dài sự sống cho bệnh nhân càng lâu càng tốt. 

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 được áp dụng như phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu đều mang lại những hiệu quả nhất định. Trong đó đặc điểm của từn phương pháp là:

Phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3. Trong giai đoạn này, đa số các khối u có kích thước rất lớn và kèm theo đó là những tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng. Sau khi chẩn đoán kích thức khối u, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phải phẫu thuật cắt toàn bộ dạ hay hay chỉ cắt một phần cơ quan này. Nếu như vùng lân cận có các tế bào di căn, các hạch bạch huyết của cơ quan đó cũng được cắt bỏ bằng phương pháp mổ hở.

Không phải bệnh nhân ung thư dạ dày nào cũng được phẫu thuật, phương pháp này chỉ được thực hiện khi sức khỏe bệnh nhân đủ đáp ứng yêu cầu phẫu thuật. Đối với những người bệnh lớn tuổi, người có thể trạng suy kiệt nặng hoặc bị mắc các bệnh nguy hiểm  khác như tim mạch, huyết áp hoặc tiểu đường sẽ không được chỉ định phẫu thuật.

Phương pháp hóa trị hoặc xạ trị

Hóa trị ung thư dạ dày giai đoạn 3
Hóa trị và xạ trị được áp dụng tùy từng trường hợp bệnh nhân để điều trị ung thư dạ dày

Hóa trị và xạ trị thường được áp dụng kết hợp với phẫu thuật nhằm mục đích tiêu diệt những tế bào ác tính còn nằm rải rác mà phẫu thuật không loại bỏ hết được. Tùy vào tình hình mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành hóa trị trước khi phẫu thuật để hạn chế phần nào sự lan rộng của các tế bào ung thư. Hóa trị và xạ trị cũng góp phần giúp phẫu thuật loại bỏ khối u trở nên dễ dàng hơn. 

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng hóa trị sau khi phẫu thuật trong vòng nhiều tuần sau đó.  Nếu như người bệnh không thực hiện hóa trị trước khi phẫu thuật loại bỏ u ung thư ở dạ dày thì sau khi phẫu thuật cần được điều trị bằng hóa xạ trị trong thời gian quy định. Nếu như thiếu sót bước làm này thì nguy cơ tái bệnh sau đó rất nhanh chóng.

Nếu như bệnh nhân có sức khỏe yếu, không thể tiếp nhận phẫu thuật hay thực hiện hóa trị và xạ trị thì bệnh nhân sẽ được điều trị một trong hai hình thức . Nếu thực hiện đơn độc hóa trị và xạ trị mà không phẫu thuật chỉ ngăn chặn được sự di căn của bệnh và kéo dài sự sống của bệnh nhân. Do đó để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 cần kết hợp song song những phương pháp trên mới chữa khỏi được bệnh ung thư dạ dày.

Trong suốt quá trình điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 , người bệnh và người nhà của bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với sinh hoạt lành mạnh, giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan. Bằng cách này sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, giúp bệnh nhân thuyên giảm phần nào sự đau đớn, kéo dài tuổi thọ.

Người bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 nên ăn gì? 

ung thư dạ dày giai đoạn 3 nên ăn gì tốt?
Những món ăn loãng, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ được khuyến khích trong bữa ăn của bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Khi mắc bệnh ung thư dạ dày, ngay từ những ngày đầu tiên được chẩn đoán bệnh thì bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Đặc trưng của bệnh sẽ khiến bạn trở nên biếng ăn, nhạt miệng hơn, đồng thời tình trạng khó chịu sau bữa ăn cũng ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Người bệnh có chiều hướng ăn cho qua bữa, sau khi ăn thường bị mệt mỏi do chứng đầy bụng và khó tiêu. Vì thế nếu ăn uống như bình thường không tránh khỏi tình trạng sức khỏe sẽ tồi tệ hơn.

Do ung thư khiến cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ngày một yếu, khả năng tiêu hóa kém hơn nên việc bổ sung vitamin và khoáng chất là rất cần thiết. Những dưỡng chất này đóng vai trò chính để hỗ trợ làm lành vết thương. Bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng khó tiêu sau khi ăn nên những món ăn loãng, đủ dinh dưỡng như cháo, các món súp xay nhuyễn cùng chất đạm và rau củ quả là phù hợp nhất.

Ở giai đoạn 3, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm phù hợp. Trong đó. ưu tiên những loại thực phẩm đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh. Đặc biệt với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ được bác sĩ hướng dẫn ký về cách chế biến món ăn và lập bảng khẩu phần ăn uống, bằng cách này sẽ giúp cân bằng về dinh dưỡng trong vòng một tuần. Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn khoa học sẽ hạn chế được sự phát triển của khối u và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Người bệnh cần duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khỏe bền bỉ, chống chọi với bệnh lâu dài. Mỗi ngày bệnh nhân nên ăn 6-7 bữa, ưu tiên những món được nấu chín mềm, đầy đủ những nhóm chất sau:

Món ăn giàu đạm

Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng đạm sẽ nuôi dưỡng tế bào ung thư, nhưng thật ra nếu như thiếu đạm thì sức khỏe của bệnh nhân sẽ suy kiệt rất nhanh chóng. Bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 cần bổ sung nguồn protein dồi dào sữa, trứng và tăng cường lượng phomai trong những bữa ăn phụ. Đặc biệt đối với những nguồn thực phẩm giàu đạm động vật như thịt, cá nên có khẩu phần ăn vừa đủ.

Ngoài ra cũng cần bổ sung các loại chất béo từ động vật như dầu, bơ, phòng ngừa nguy cơ hạ huyết áp đột ngột, đánh trống ngực, và đồng thời chất béo cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Khoáng chất quan trọng

Nguồn khoáng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi sẽ hỗ trợ bệnh nhân tăng tuần hoàn máu và kích thích tái tạo thành những tế bào khỏe mạnh hơn. Để bổ sung các khoáng chất này, bạn cần tăng cường bổ sung các loại rau củ từ bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát, cùng với các loại bánh mì ngũ cốc. Bánh mì cũng có nhiều dưỡng chất giúp cung cấp canxi; bổ sung dầu cá và trứng để tăng cường vitamin D; bổ sung chất sắt từ các loại thịt đỏ, ngoài người bệnh cũng cần bổ sung thêm đậu nành, lòng đỏ trứng, các loại rau lá xanh cùng với trái cây, các loại hạt được sấy khô.

Các loại thực phẩm có chất xơ thấp

Mặc dù chất xơ là rất tốt cho sức khỏe nhưng người bị bệnh ung thư dạ dày nên kiểm soát lượng chất xơ bổ sung hàng ngày. Bệnh nhân bị ung thư cần tăng cường bổ sung nhóm ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ có chứa tinh bột. Tránh dùng những loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị, dầu mỡ, chất bảo quản hay những loại thực phẩm có nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là đường tinh luyện – đây là nguyên tố góp phần làm tăng nguy cơ tiến triển nặng hơn bệnh ung thư.

Những loại rau củ quả tươi

 dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày giai đoạn 3
Các món ăn từ rau xanh cung cấp vitamin và hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày

Nhóm rau củ giàu vitamin là những thực phẩm giúp bệnh nhân ung thư dạ dày tăng cường được chất đề kháng. Không chỉ chứa các loại vitamin, chất khoáng, chất xơ mà rau củ cũng bổ sung thêm dinh dưỡng để cơ thể người bệnh tăng cường đề kháng, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư dạ dày. Trong đó những loại rau củ bổ dưỡng nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, các loại đậu, khoai tây, khoai lang….

Đậu nành và đậu phụ

Để điều trị bệnh ung thư dạ dày, người bệnh nên kết hợp phòng trị vi khuẩn HP. Đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, làm trầm trọng hơn bệnh ung thư dạ dày. Trong đậu nành và đậu phụ có chứa rất nhiều isoflavone, chất này sẽ chặn đứng sự phát triển của các tế bào ung thư tiến triển thành các ổ ung thư di căn.

Cũng cần lưu ý, nếu như ăn đậu nành, uống sữa đậu nành hay ăn đậu phụ quá nhiều rất dễ khiến bạn bị đầy bụng. Tốt nhất bạn nên dùng các món được chế biến theo cách hấp, luộc, hầm… để đảm bảo tiêu hóa dễ dàng hơn.

Những món ăn từ nấm

Các loại nấm là những thực phẩm bổ dưỡng nhất dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Những thành phần có trong nấm như polysaccharide, chất xơ và các vitamin có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó giúp kích hoạt tế bào miễn dịch, ngoài ra selen và vitamin D từ các loại nấm cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. 

Một số loại nấm được khuyến khích bao gồm nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… đều được liệt kê vào những loại thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư dạ dày. Đây cũng là những thực phẩm giàu dưỡng chất, đễ tiêu nên sẽ hỗ trợ tốt cho hệ thống tiêu hóa của người bệnh làm việc.

Các món ăn vặt lành mạnh

Người bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 không nên ăn các món cay, nóng, không có dinh dưỡng nhiều. Thay vào đó nên chuẩn bị nhiều ngũ cốc, các loại bánh mỳ, bánh quy…; các loại khoai tây, khoai sọ, khoai lang đưỡ luộc chín hoặc hầm nhừ để dùng những khi đói. Một số loại sữa giàu chất béo, chẳng hạn như sữa tươi không đường hoặc sữa bò hộp, sữa bò tươi, các loại sữa bột, bơ, pho mát; nước lọc, nước khoáng… cũng rất cần thiết cho bệnh nhân trong giai đoạn này.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, mặc dù quá trình điều trị tương đối phức tạp, người bệnh cũng đã trải qua thời gian mệt mỏi nhưng nếu điều trị đúng hướng thì vẫn có hi vọng chữa khỏi bệnh. Người bệnh cùng gia đình hãy luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực trong thời gian chiến đấu với bệnh để nhận được những kết quả khả quan nhất. 

Bài viết liên quan:

Ngày đăng 10:36 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:50 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ Được Không?

Lá đu đủ là một trong những loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc nam…

Ung thư dạ dày có di truyền không? Bệnh ung thư dạ dày có lây hay di truyền không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ác tính đường tiêu hóa. Có nhiều trường hợp trong…

ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính phổ biến trong hơn 200 loại ung thư hiện nay.…

ung thư dạ dày giai đoạn 3 Ung thư dạ dày giai đoạn 3 và thông tin cần biết

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh đã tiến…

Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho hầu hết các giai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua