Bị ung thư cổ tử cung khi mang thai phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng nguy hiểm cần có biện pháp can thiệp phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và giai đoạn thai kỳ mà sẽ có giải pháp điều trị phù hợp cho từng mẹ bầu.

ung thư cổ tử cung khi mang thai
Ung thư cổ tử cung khi mang thai là tình trạng nguy hiểm mẹ bầu cần cẩn trọng

Vì sao bị ung thư cổ tử cung khi mang thai?

Ung thư cổ tử cung được đánh giá là bệnh ung thư rất phổ biến ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi có các tế bào ác tính xuất hiện ở cổ tử cung. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, thực tế chỉ đứng sau ung thư vú.

Đây là bệnh lý có các triệu chứng không đặc hiệu. Chính vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường. Đây cũng chính là lý do khiến bệnh ung thư cổ tử cung hay bị phát hiện và điều trị chậm trễ.

Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Đặc biệt là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Trong nhiều trường hợp, bệnh ung thư cổ tử cung có thể kích hoạt khi mang thai. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai được xác định là do:

1. Nhiễm Human Papilloma Virus (HPV)

Đa phần các trường hợp bị ung thư cổ tử cung khi mang thai đều tìm thấy sự hiện diện của HPV. Chủng virus này có hơn 100 loại khác nhau, trong đó có 15 loại liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

HPV có thể tấn công vào bên trong cổ tử cung do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc do quan hệ tình dục với người nhiễm virus. Khi có điều kiện thuận lợi, virus sẽ phát triển mạnh, gây ra sự biến đổi ADN của các tế bào bên trong cổ tử cung. Từ đó dẫn tới ung thư cổ tử cung.

2. Suy giảm miễn dịch

Khi bước vào thai kỳ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của nữ giới thường bị suy giảm. Biểu hiện là thường xuyên thấy mệt mỏi, đuối sức. Ngoài ra, việc ăn uống không đảm bảo cũng có thể là yếu tố liên quan đến sự suy giảm miễn dịch.

Đây chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho HPV dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây ra ung thư. Suy giảm miễn dịch được cho là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bà bầu mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong thai kỳ.

3. Căng thẳng, stress thường xuyên

Đa phần các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Đặc biệt là khi các triệu chứng bất thường kích hoạt trong thai kỳ ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

vì sao bà bầu bị ung thư cổ tử cung
Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai

Tình trạng này thường xuyên diễn ra và phổ biến hơn ở những chị em phụ nữ lần đầu mang thai. Stress kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe miễn dịch. Có thể là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho HPV phát triển mạnh gây ung thư cổ tử cung.

4. Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân đặc trưng của thai kỳ nêu trên thì bệnh còn có thể liên quan đến các yếu tố khác. Thường gặp nhất là:

  • Quan hệ tình dục quá sớm
  • Phụ nữ sinh đẻ nhiều
  • Yếu tố di truyền
  • Thường xuyên mắc bệnh phụ khoa
  • Chế độ ăn uống không hợp lý
  • Thừa cân, béo phì

Biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai

Biểu hiện lâm sàng của ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai có liên quan tới giai đoạn của bệnh và đường kính của khối u. Mang thai mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu đa phần không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng.

Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng chủ yếu là tiết dịch âm đạo có mùi hôi thối, dịch tiết có mủ hay có lẫn máu. Ngoài ra âm đạo còn có thể bị chảy máu bất thường. Mang thai bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối chủ yếu có biểu hiện là đau do khối u. Bên cạnh đó, một số bà bầu có thể bị thiếu máu mãn tính do tình trạng chảy máu âm đạo bất thường kéo dài.

dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai
Sự xuất hiện của khối u ác tính trong cổ tử cung có thể khiến bà bầu cảm thấy đau đớn

Do bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai nên các triệu chứng sẽ rất dễ bị nhầm với các bệnh khác trong thai kỳ. Chính vì vậy, các bà bầu cần hết sức cảnh giác với tình trạng chảy máu âm đạo bất thường.

Ung thư cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?

Về cơ bản, bệnh ung thư cổ tử cung không trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của thai nhi đang còn trong bụng mẹ. Bởi thai nhi được bảo vệ rất chắc chắn trong nhau thai nên rất khó bị các yếu tố bên ngoài tác động.

Tuy nhiên bà bầu bị ung thư cổ tử cung luôn gặp khó khăn trong vấn đề điều trị. Bởi mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm. Bất cứ lựa chọn điều trị nào cũng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến em bé.

Chưa kể đến, các triệu chứng của bệnh kích hoạt trong thai kỳ khiến mẹ luôn mệt mỏi, chán ăn và lo lắng. Vấn đề này sẽ gián tiếp cản trở quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Đặc biệt là khi bệnh kích hoạt ở tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Lúc này mẹ có thể đứng trước nguy cơ bị sảy thai rất cao do ảnh hưởng của bệnh. Trường hợp mẹ lựa chọn điều trị trong giai đoạn này thì phải bỏ thai nhi đi.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

Thai kỳ có thể khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện muộn hơn. Nguyên nhân là do các triệu chứng của ung thư có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu thường gặp khi mang thai.

Trường hợp bà bầu có nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm sau:

1. Xét nghiệm ban đầu

Tùy thuộc vào độ tuổi của thai phụ và các biểu hiện lâm sàng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phù hợp. Dưới đây là 2 xét nghiệm ban đầu sẽ được cân nhắc:

– Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung:

Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để dễ dàng quan sát các khu vực bên trong cổ tử cung. Sau đó sử dụng bàn chải mềm hay que gỗ y tế để lấy tế bào cổ tử cung và đem đi xét nghiệm.

– Xét nghiệm tìm virus HPV:

Đây được ghi nhận là xét nghiệm rất quan trọng trong công tác phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi nhiễm trùng HPV kéo dài là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này.

chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở bà bầu
Pap smear là xét nghiệm được dùng phổ biến trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

2. Xét nghiệm giúp xác định chẩn đoán

Tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm ban đầu mà bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm tiếp theo nhằm xác định chẩn đoán. Một số phương án lựa chọn bao gồm:

– Soi cổ tử cung:

Xét nghiệm này sử dụng máy soi để phóng to hình ảnh cổ tử cung nhằm tìm thấy các tế bào bất thường. Trường hợp phát hiện ra các tế bào bất thường trong quá trình soi thì bác sĩ sẽ bấm sinh thiết ngay tại chỗ bất thường để lấy mô mang đi xét nghiệm.

– Bấm sinh thiết cổ tử cung:

Sử dụng một dụng cụ bấm đặc biệt để lấy mô nhỏ trong cổ tử cung đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thủ thuật này thường sẽ không gây đau nhưng lại có thể gây chảy máu.

– Nạo kênh cổ tử cung:

Bác sĩ sử dụng thìa nhỏ đặc biệt có kích thước bằng lỗ cổ tử cung để cạo 1 ít mô ở vùng kênh nằm trong cổ tử cung. Sau đó lấy mô để gửi đi xét nghiệm giải phẫu bệnh.

3. Các xét nghiệm khác

Trường hợp ung thư cổ tử cung đã được xác định thì bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu làm thêm một số xét nghiệm khác. Mục đích là để xác định giai đoạn cũng như mức độ của ung thư.

Có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Các xét nghiệm hình ảnh: Điển hình như X-quang, CT scan hay chụp cộng hưởng từ để xác định ung thư đã lan rộng tới mức nào. Đối với phụ nữ mang thai, cần chú ý mang tấm chắn bằng chì để bảo vệ vùng bụng trong quá trình chụp chiếu.
  • Kiểm tra trực quan: Dùng phương pháp chẩn đoán là nội soi để quét các khu vực bên trong trực tràng và bàng quang. Mục đích là để kiểm tra mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung khi mang thai.

Cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm. Chính vì vậy với bất cứ giải pháp điều trị nào cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai cần dựa trên vị trí và kích thước khối u, giai đoạn ung thư, giai đoạn mang thai và sức khỏe tổng thể của mẹ bầu. Cụ thể như sau:

1. Ba tháng đầu thai kỳ

Các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường quy sẽ được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được tiến hành nhằm loại bỏ khối u cùng các mô lành xung quanh cổ tử cung. Đây là loại phẫu thuật không xâm lấn. Chính vì vậy sẽ rất ít gây ra rủi ro cho mẹ và bé.

Trường hợp tình trạng ung thư cổ tử cung của mẹ bầu ở giai đoạn sớm thì bác sĩ có thể trì hoãn việc điều trị đến khi sinh xong. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng sẽ không có bất kỳ mối đe dọa nào với sức khỏe thai kỳ.

điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai
Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp

Ở giai đoạn này, nếu thực hiện hóa trị thường sẽ gây hại cho thai nhi. Bởi lúc này các cơ quan của trẻ đang dần được hình thành và phát triển. Điều trị bằng hóa trị liệu có thể gây ra các rủi ro sau:

  • Mất thai nhi
  • Dị tật bẩm sinh
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung
  • Số lượng tế bào máu thấp trong khi sinh

2. Ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn này, lựa chọn điều trị thường sẽ không quá khắt khe. Bởi lúc này thai nhi được bảo vệ trong nhau thai. Nhau thai chính là hàng rào bảo vệ thai nhi khỏi các tác dụng phụ của hóa trị. Đồng thời có thể ngăn ngừa một số loại thuốc xâm nhập trực tiếp vào máu của em bé.

Ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, song song với hóa trị bác sĩ có thể kết hợp xạ trị để cung cấp phương pháp điều trị cần thiết. Sự kết hợp này được cho là an toàn và không gây hại cho thai nhi.

3. Điều trị dựa theo kích thước khối u

Ngoài việc căn cứ vào giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ còn cần dựa vào kích thước khối u để tư vấn lựa chọn điều trị cho các bà bầu.

– Trường hợp khối u nhỏ:

Đối với các khối u nhỏ sẽ có 2 lựa chọn điều trị cho mẹ bầu. Đó chính là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi, đặc biệt là có thể gây hư thai nên thường không được áp dụng trong thai kỳ.

Thay vào đó, khoét chóp cổ tử cung là phương pháp được áp dụng phổ biến hơn. Ở phương pháp này thì một phần mô sẽ được lấy ra khỏi cổ tử cung để đem đi kiểm tra và chẩn đoán.

điều trị ung thư cổ tử cung ở bà bầu
Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật an toàn cho bà bầu và thai nhi

– Trường hợp khối u lớn:

Bác sĩ thường sẽ đề nghị áp dụng hóa trị liệu để điều trị trong các trường hợp có khối u lớn. Bà bầu được khuyên là đợi đến tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 hay lựa chọn sinh sớm rồi mới bắt đầu thực hiện hướng điều trị này.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung khi mang thai

Có rất nhiều biện pháp để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên việc phòng ngừa nên được diễn ra từ trước khi bạn có kế hoạch mang thai. Điều này đảm bảo việc làm giảm nguy cơ xảy ra bệnh trong thai kỳ.

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung:

  • Tiêm phòng vắc xin HPV
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
  • Sinh hoạt điều độ
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress
  • Không hút thuốc lá hay hít phải khỏi thuốc lá thụ động
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Bởi thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nên việc điều trị thường rất khó khăn. Bất cứ lựa chọn điều trị nào của mẹ cũng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:09 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Ung thư cổ tử cung có chết không? Sống được bao lâu? Ung thư cổ tử cung có chết không? Sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không chỉ đe dọa thiên chức làm mẹ của người phụ nữ…

ung thư cổ tử cung khi mang thai Bị ung thư cổ tử cung khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai. Đây là tình…

Địa chỉ khám, tầm soát ung thư cổ tử cung tốt nhất 2023

Bệnh ung thư tử cung là thủ phạm gây tử vong cho hàng triệu phụ nữ, đặc biệt là nữ…

Chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung hay không? Chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung hay không?

Nhiều chị em chủ quan cho rằng ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở những phụ nữ từng…

trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không Liệu trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới có số lượng các ca mắc chỉ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua