Ung thư buồng trứng tái phát khi nào? Làm sao tránh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Ung thư buồng trứng rất dễ tái phát sau điều trị. Nhất là khi phát hiện và điều trị khi bệnh đã bước sang giai đoạn cuối. Thống kê cho thấy, có khoảng 70 – 90% người bệnh có nguy cơ bị ung thư buồng trứng ở một thời điểm nhất định sau điều trị.

ung thư buồng trứng tái phát
Bệnh ung thư buồng trứng có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị

Vì sao ung thư buồng trứng dễ tái phát sau điều trị?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh càng điều trị muộn thì tiên lượng sống sẽ càng giảm xuống.

Mặc dù khó phát hiện do không có những triệu chứng điển hình nhưng bệnh ung thư buồng trứng lại có nguy cơ tái phát rất cao sau khi điều trị. Đặc biệt là trong khoảng vài ba năm đầu tiên.

Sự tái phát của bệnh ung thư buồng trứng được lý giải là do các tế bào ung thư có thể còn bị sót lại sau khi điều trị. Các tế bào ác tính này sẽ tiếp tục phân chia và phát triển.

Hơn nữa, ung thư buồng trứng là bệnh khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Thường đến khi chẩn đoán và điều trị thì các tế bào ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác. Vì vậy việc loại bỏ chúng một cách triệt để là rất khó khăn. Từ đó khiến cho bệnh không chỉ khó điều trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao.

Có 2 trường hợp ung thư buồng trứng tái phát, bao gồm:

  • Tái phát ngay tại vị trí của khối u ban đầu
  • Tái phát tạ các phần khác của cơ thể, trường hợp này còn gọi là tái phát khu vực

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh được chẩn đoán và điều trị mà tỷ lệ tái phát là khác nhau. Càng phát hiện sớm thì sẽ càng dễ điều trị và tỷ lệ tái phát càng thấp. Bởi lúc này, tế bào ung thư chưa tiến triển mạnh và di căn đến nhiều bộ phận.

  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ tái phát ung thư buồng trứng là 10%
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ tái phát tăng lên 30%
  • Giai đoạn 3: Tỷ lệ tái phát ở vào khoảng 70 – 90%
  • Giai đoạn 4: Tỷ lệ tái phát của bệnh lên đến 90 – 95%

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng tái phát

Tùy thuộc vào vị trí mà ung thư tái phát sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sự tái phát của bệnh ung thư buồng trứng:

1. Cảm thấy khó chịu ở vùng bụng

Sau 1 thời gian điều trị ung thư buồng trứng, nếu người bệnh có cảm giác khó chịu, đầy ở ở vùng bụng thì hãy đặc biệt cẩn trọng. Bởi lúc này, nguy cơ bệnh ung thư buồng trứng tái phát là rất cao.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác. Ví dụ như khó tiêu dai dẳng, thay đổi thói quen đi vệ sinh, tiểu gấp, tiểu buốt. Ngoài ra, nhiều người bệnh còn có thể cảm thấy ăn không ngon và no sớm.

2. Xuất hiện cảm giác đau

Theo nhận định từ các chuyên gia, bệnh ung thư buồng trứng tái phát có thể gây ra cảm giác đau. Đặc biệt là một số tình trạng sau:

  • Đau ở vùng chậu
  • Đau nhức lưng
  • Đau khi giao hợp
dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát
Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu tái phát của bệnh ung thư buồng trứng

Ngoài ra, còn có thể gặp phải các triệu chứng khác đi kèm, bao gồm:

  • Giảm cân hay tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa

Ở các trường hợp, ung thư tái phát khu vực thì người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác. Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh mà biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau.

3. Tăng nồng độ CA – 125

Thăm khám cho kết quả nồng độ CA – 125 tăng một cách bất thường là một dấu hiệu rất đáng quan ngại. Nó có thể là biểu hiện cho thấy rằng có 1 khối u buồng trứng nào đó đã hoặc sắp tái phát.

Nếu nhận thấy kết quả này, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi cho tới khi các triệu chứng rõ ràng hơn xuất hiện. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp CA – 125 chỉ tăng đột ngột tạm thời. Và sau 1 thời gian nhất định nó lại có dấu hiệu thuyên giảm.

Các giải pháp ngăn chặn ung thư buồng trứng tái phát

Như đã đề cập, ung thư buồng trứng là bệnh lý nghiêm trọng và có nguy cơ tái phát rất cao sau quá trình điều trị. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị thì người bệnh cần chú ý đến các giải pháp dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh. Điều này sẽ giúp bảo vệ tốt hơn sức khỏe và duy trì tiên lượng sống.

Dưới đây là một số giải pháp giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh ung thư buồng trứng:

1. Nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị

Việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh nhanh chóng hơn. Đồng thời hạn chế sự phát triển cũng như lây lan mạnh mẽ của các tế bào ung thư.

Từ đó sẽ giúp loại bỏ triệt để hơn các tế bào ung thư. Tránh việc các tế bào này vẫn còn tồn tại trong cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ phát triển. Điều này là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm nguy cơ tái phát bệnh ung thư tử cung.

2. Thường xuyên tái khám

Tái khám sau điều trị ung thư buồng trứng là vấn đề luôn được khuyến cáo vì rất cần thiết. Khi tái khám cần chú ý thực hiện cả việc thăm khám lâm sàng và làm xét nghiệm PAP test.

Bên cạnh đó, khi tái khám sau điều trị ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác. Ví dụ như chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng, chụp phổi, xét nghiệm máu và định lượng CA – 125.

ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát
Sau điều trị ung thư buồng trứng nên tái khám 3 – 6 tháng/ lần trong 2 năm đầu

Thường xuyên tái khám sẽ hỗ trợ việc theo dõi tình trạng sức khỏe. Đồng thời có thể nhanh chóng phát hiện ra những khối u còn sót lại. Cũng như phát hiện sớm trong trường hợp bệnh ung thư buồng trứng quay trở lại.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì người bệnh sau khi điều trị ung thư buồng trứng nên tái khám đều đặn 3 – 6 tháng/ lần trong khoảng 2 năm đầu tiên.

3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần dự phòng nguy cơ tái phát bệnh ung thư buồng trứng. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, hạn chế các thực phẩm có hại sẽ giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào bất thường.

Chế độ ăn uống cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bao gồm chất đạm – bột đường – béo – vitamin – khoáng chất và nước.
  • Duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ít thịt
  • Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để có thể hấp thu dưỡng chất được dễ dàng hơn
  • Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, thức ăn nhiều đường, đồ chiên xào, cay nóng, thực phẩm muối chua
  • Không uống rượu bia, thức uống có gas, có cồn và chất kích thích

Ăn uống lành mạnh không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Giúp cải thiện thể chất, duy trì cân nặng và vóc dáng, phòng tránh các bệnh mãn tính…

4. Kiểm soát tốt tâm lý

Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Và nó còn đặc biệt có ý nghĩa với quá trình dự phòng bệnh. Trong đó có việc ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh ung thư buồng trứng.

Thực tế cho thấy, những người có sức khỏe kém cùng với tâm lý bất ổn thì khả năng tái phát ung thư sẽ càng cao. Chính vì vậy cần thực hiện các giải pháp giúp kiểm soát tâm lý tốt hơn.

  • Tránh thức khuya, luôn đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày
  • Không làm việc quá sức, nhất là làm việc vào buổi tối
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress trong công việc cũng như cuộc sống
  • Tìm đến các giải pháp như đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc… để giải tỏa căng thẳng
  • Luôn cố gắng giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ
dự phòng ung thư buồng trứng tái phát
Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc để giúp cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ

5. Dành thời gian cho hoạt động thể chất

Cùng với việc ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt tâm trạng thì nữ giới được khuyên là nên dành thời gian cho các hoạt động thể chất. Mỗi ngày tối thiểu từ 20 – 30 phút có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên nên chú ý ưu tiên các bài tập vận động nhẹ phù hợp với thể trạng. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga… Các bài tập này sẽ giúp điều hòa nội tiết tố và duy trì tinh thần thoải mái.

Hơn nữa, việc rèn luyện thể dục thể thao còn giúp duy trì vóc dáng cân đối. Đồng thời giúp các hoạt động chuyển hóa diễn ra tốt hơn, thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố tích trữ trong cơ thể. Các chuyên gia cho biết, hoạt động thể chất không chỉ hữu ích với việc dự phòng ung thư buồng trứng tái phát và còn ngăn ngừa các bệnh lý ở cơ quan sinh sản.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc chứa hormone

Nhóm thuốc chứa hormone có thể là các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc điều trị hiếm muộn – vô sinh hay thuốc an thần. Các loại thuốc này có thể khiến cho hoạt động điều hòa hormone tự nhiên trong cơ thể bị mất cân bằng.

Trong khi đó, hormone được cho là một nguyên nhân sâu xa làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư buồng trứng. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc chứa hormone không đúng cách có thể khiến bệnh ung thư buồng trứng dễ quay trở lại hơn.

Trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc chứa hormone sau khi điều trị ung thư buồng trứng thì hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là các thuốc điều hòa kinh nguyệt không nên lạm dụng, dùng thường xuyên và kéo dài.

Ung thư buồng trứng là bệnh lý có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Vì vậy người bệnh luôn phải chú ý theo dõi và kịp thời thăm khám khi có bất thường. Đồng thời nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về các giải pháp giúp dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:10 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
các giai đoạn ung thư buồng trứng Các giai đoạn ung thư buồng trứng và điều cần biết

Đa phần các trường hợp bị ung thư buồng trứng đều phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn…

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì? Bị viêm buồng trứng nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em nữ giới đang mắc phải căn…

Bị u nang buồng trứng có thai được không? [Hỏi – Đáp]

U nang buồng trứng gây chướng bụng, đau đầu, mỏi lưng,... Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể chuyển…

Chưa quan hệ liệu có bị ung thư buồng trứng không? Chưa quan hệ liệu có bị ung thư buồng trứng không?

Ung thư buồng trứng chiếm khoảng 3% số trường hợp ung thư ở nữ giới. Trong đó ở những phụ…

U nang nhầy buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?

U nang nhầy buồng trứng là một trong những dạng u nang thực thể thường gặp. Không giống với u…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua