Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Khi phát hiện và điều trị muộn, ung thư buồng trứng có thể khiến sức khỏe suy yếu nhanh chóng và đồng thời đe dọa tính mạng của người bệnh. Là một căn bệnh nghiêm trọng nên rất nhiều phụ nữ mắc bệnh quan tâm đến vấn đề ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không. Bài viết thông tin chi tiết về vấn đề này để bệnh nhân có cái nhìn đúng đắn về bệnh.

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
Bệnh ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới hiện nay

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn nhưng tỷ lệ này thường rất thấp. Ung thư buồng trứng bao gồm những khối u ác tính nằm tại của buồng trứng. Bệnh có 4 giai đoạn từ nhẹ đến nghiêm trọng tương tự như những dạng ung thư khác.

Nhóm nguy cơ tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng

Hầu hết người bệnh đều không nhận thiết được những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu. Những biểu hiện lâm sàng thường giống như hội chứng ruột kích thích, vòng bụng, khó tiêu hóa, táo bón dai dẳng. Không phải tất cả phụ nữ ở độ tuổi trung niên đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Thực tế, chỉ một số nhóm đối tượng nằm trong diện có khả năng cao mắc bệnh. Bao gồm những trường hợp sau:

  • Phụ nữ quan hệ tình dục sớm, hoặc quan hệ với nhiều bạn tình mà không có biện pháp tránh thai.
  • Người lạm dụng chất kích thích, nghiệm hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc an thần thường xuyên.
  • Phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc AIDS thường có hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc người đã từng thực hiện cấy ghép nội tạng.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc điều hòa kinh nguyệt hoặc lạm dụng các loại thuốc điều hòa nội tiết có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. 
  • Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, Chlamydia, giang mai gây tổn thương cơ quan buồng trứng và tử cung.
  • Trong gia đình có ít nhất 2 người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ có khả năng cao mắc bệnh.
  • Nhóm phụ nữ điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế, hoặc phụ nữ béo phì, người bị hiếm muộn – vô sinh có chức năng buồng trứng suy yếu.
  • Người có bệnh sử liên quan đến tử cung, buồng trứng, thường xuyên bị viêm buồng trứng sẽ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn do sự suy yếu lớp tế bào tại đây.
Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
Sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị ung thư buồng trứng

Nhìn chung những phụ nữ trải qua quá trình mang thai, sinh nở và có sinh hoạt tình dục lành mạnh ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Ngoài ra việc phụ nữ lạm dụng lối sống và sinh hoạt kém khoa học, thường xuyên bị stress, căng thẳng dẫn đến rối loạn nội tiết sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh liên quan đến buồng trứng trong giai đoạn trung niên.

Bệnh ung thư buồng trứng có lây không?

Ung thư buồng trứng nói riêng và các loại ung thư khác nói chung đều không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì thế thông qua những tiếp xúc thông thường, hoặc thậm chí là thông qua đường máu cũng không gây lây nhiễm bệnh. Người bệnh và người bình thường vẫn có thể cùng chung sống trong một môi trường mà không bị lây lan hay nhiễm mầm bệnh ung thư.

Nguồn gốc của ung thư là những tổn thương gen có tên BRCA1 hoặc BRCA2, và gây ra phản ứng giữa các tế bào. Bệnh bắt nguồn từ gen, vì thế nên ung thư hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Đồng thời trong trường hợp cơ thể bạn có gen này, nhưng bạn vẫn duy trì lối sống khoa học và hạn chế những tác nhân kích thích lỗi gen thì bệnh ung thư sẽ không xảy ra.

Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, bệnh ung thư buồng trứng vẫn có thể xảy ra ở người khỏe mạnh. Nguyên nhân thường là do cấy ghép nội tạng.Trong trường hợp người bình thường được phẫu thuật ghép tạng, nhưng tạng của người hiến có chứa tế bào ung thư, hoặc cơ quan đó có liên kết gen bị lỗi thì người nhận tạng vẫn có khả năng bị ung thư. 

Tế bào ung thư phát triển trên tạng chủ còn hoạt động, vì thế khi đưa tạng vào cơ quan mới thì chúng vẫn kích thích ứng và tiếp tục nhân lên về số lượng tế bào ác tính. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp vì trước khi ghép tạng, các bác sẽ kiểm tra tình trạng của tạng và theo dõi bệnh sử của người hiến, chỉ những tạng đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào cấy ghép. 

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
Ung thư buồng trứng và những bệnh ung thư dạng khác đều không phải là bệnh truyền nhiễm

Ung thư buồng trứng không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng là virus HPV lại có thể lây nhiễm cao qua các con đường tiếp xúc, đường máu và dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Do đó nếu như người bệnh bị ung thư buồng trứng do virus HPV gây ra thì có thể lây cho người có tiếp xúc gần, sử dụng chung khăn hoặc quần áo,…

Virus HPV là một papillomavirus ở người gây ra cũng là nguyên nhân gây ra 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. Đây là virus chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tình dục nào ở cả nam lẫn nữ. Khi bị nhiễm virus HPV, khả năng mắc bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản và bệnh ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung cao hơn gấp đôi so với người bình thường.  Trong đó các nguy cơ cao bị lây nhiễm HPV có thể là do: vệ sinh bộ phận sinh dục kém, quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, sinh đẻ nhiều, dùng thuốc tránh thai nhiều, stress, hút thuốc…

Mặc dù vẫn tồn tại con đường lây nhiễm ung thư buồng trứng, nhưng thực tế khả năng lây nhiễm bệnh ung thư vẫn là một tỷ lệ rất thấp. Quan trọng trên hết là nếu bạn bị bệnh ung thư buồng trứng, cần giữ tinh thần lạc quan, tích cực, tránh để tâm lý tự ti, lo lắng, cách ly với xã hội sẽ khiến bệnh khó chữa lành hơn. 

Bệnh ung thư buồng trứng có di truyền không?

Mặc dù ung thư buồng trứng không có tính chất lây nhiễm, nhưng bệnh lại có tính di truyền cao trong gia đình. Cần hiểu rằng trong gia đình có hơn 2 thành viên bị ung thư buồng trứng thì những thành viên nữ giới có cùng quan hệ huyết thống có khả năng mắc bệnh cao. Bởi vì nguồn gốc của ung thư buồng trứng là do gen nên bệnh hoàn toàn có khả năng di truyền cho những thế hệ sau.

Các nghiên cứu của chuyên gia cũng đã chỉ ra được khả năng tổn thương gen do di truyền gen lỗi ung thư có tỷ lệ khoảng 50% khả năng di truyền cho con – thế hệ sau. Các chuyên gia cũng nhận định ung thư di truyền là hậu quả của một hoặc nhiều đột biến di truyền tại cấu trúc gen có chức năng ngăn chặn u ác tính phát triển. Nếu các gen này không thực hiện được chức năng tự nhiên, các tế bào ung thư có cơ hội phát triển và di chuyển từ cá thể bố mẹ sang con cái.

Trong đó gen BRCA1 và BRCA2 là những liên kết gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú phổ biến nhất. Nếu như gen này xuất hiện ở nam giới, họ có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt trong độ tuổi 40 – 60. Ngoài ra người bệnh cũng có khả năng cao phát triển các khối u ác tính ở tuyến tụy và ung thư da khi có kích thích xảy ra.

Bệnh ung thư buồng trứng có lây không?
Ung thư buồng trứng có tỷ lệ di truyền khoảng 50% từ mẹ sang con

Đột biến di truyền là cơ sở hình thành bệnh ung thư buồng trứng nói riêng và ung thư nói chung.  Ngoài nhóm gen BRCA1 và BRCA2 gây ung thư buồng trứng, những gen khác bao gồm PALB2, ATM, CHEK2 đều có khả năng gây ung thư vú và nhiều bệnh ác tính khác. Thông qua tầm soát ung thư trong độ tuổi 30, các chuyên gia có thể đánh giá được nguy cơ mắc bệnh ung thư di truyền nếu gia đình có người mắc bệnh. Và từ đó đưa ra những lời khuyên cần thiết để giúp bạn phòng ngừa bệnh xảy ra.

Cần lưu ý rằng không hẳn tất cả những phụ nữ có nhóm gen di truyền ung thư buồng trứng từ gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu gen được bảo toàn tốt, không bị kích thích bởi những tác nhân từ môi trường thì tế bào ác tính không có cơ hội phát triển. Ngược lại nếu như liên kết gen tổn thương sẽ tạo điều kiện sinh ra tế bào ung thư. Vì thế mặc dù có tính di truyền nhưng ung thư buồng trứng có xảy ra hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cách sống và sinh hoạt của người bệnh.

Làm cách nào để biết khả năng di truyền ung thư buồng trứng?

Thực hiện tầm soát ung thư là phương pháp chính xác nhất để biết bạn có khả năng ung thư di truyền hay không. Tầm soát bao gồm thăm khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử của gia đình, tình trạng sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá hiện trạng sức khỏe của bạn.

Bệnh ung thư buồng trứng có lây không?
Thông qua tầm soát ung thư có thể nhận định nguy cơ phát triển tế bào ung thư ác tính trong tương lai

Trong đó kết quả xét nghiệm máu hoặc nước bọt đưa ra kết quả về các gen đột biến di truyền từ gia đình. Bạn sẽ được tư vấn di truyền cụ thể và đồng thời cung cấp một số nguyên tắc cơ bản khi thực hiện xét nghiệm gen. Từ đó đưa ra đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và có giải pháp giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Những lợi ích của việc tầm soát ung thư buồng trứng cụ thể là:

  • Giúp nữ giới yên tâm hơn về khả năng ung thư di truyền từ gia đình.
  • Xem xét bệnh sử gia đình và đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ung thư di truyền của bạn.
  • Đưa ra các kết quả về những vấn đề bất thường ở buồng trứng, tử cung.
  • Thảo luận về phương pháp điều trị hoặc phòng tránh phù hợp cho từng bệnh nhân.
  • Hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm soát nguy cơ bị ung thư và liên tục theo dõi nếu bạn nằm trong diện nguy cơ.

Tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào thời kỳ nào của bệnh ngay tại lúc phát hiện. Thực tế những bệnh nhân được chẩn đoán sớm sẽ có thời gian sống lâu hơn vì điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao và có thể chữa bệnh được hơn 90%. Đa số các bệnh nhân được tiên lượng thời gian sống khoảng 70% ít nhất một năm sau khi chẩn đoán giai đoạn 3 – 4, 40% sẽ sống trong năm năm nếu điều trị tốt và 30% sống được hơn 10 năm trong giai đoạn đầu của bệnh.

Các cách phòng tránh bệnh ung thư buồng trứng

Như đã đề cập, mặc dù ung thư buồng trứng là căn bệnh có thể di truyền nhóm gen. Tuy nhiên nếu người bệnh duy trì lối sống khoa học thì khả năng bệnh không xảy ra vẫn có thể hi vọng tích cực. Các chuyên gia đã chỉ ra những cách phòng chống ung thư buồng trứng để ngăn không cho tế bào ác tính có cơ hội phát triển. Cụ thể là: 

  • Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ: Trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh, chị em nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng, cũng như thường xuyên khám phụ khoa tổng quát để có thể kịp thời phát hiện bệnh. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của ung thư buồng trứng sẽ nhanh chóng ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn tiếp theo. Thời gian nên khám phụ khoa là mỗi 3- 6 tháng/lần. Bao gồm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, khám vùng chậu.

  • Chế độ ăn uống điều độ: Để phòng bệnh ung thư buồng trứng, chị em cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh. Hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu, mỡ và protein, do nguồn chất béo bão hòa là thức ăn nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển nhanh. Thay vào đó chế độ ăn uống hàng ngày của nữ giới cần tăng nhóm đậu nành, các loại rau xanh, trái cây, các nguồn omega – 3 tự nhiên, thực phẩm giàu hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose.

  • Tập luyện thể dục: Rèn luyện thể thao là điều kiện cần thiết để mức cân nặng của nữ giới không tăng quá nhanh. Thực tế việc tăng cân nhanh là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ở vùng chậu. Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn chặn được tình trạng này, đồng thời giúp tinh thần duy trì được sự thoải mái, sức đề kháng được tăng cường chống lại bệnh tật.

  • Kéo dài thời gian cho con bú: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cơ thể người mẹ tạo ra nhiều kháng thể để phòng bệnh, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. Bạn nên kéo dài thời gian cho con bú mẹ trong vòng 1 – 2 năm, bằng cách này có thể kích thích những thùy của tuyến vú tiết ra oxytocin thúc đẩy sản sinh ra nhiều hormone sinh dục hơn. Điều này có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe sinh sản, cũng như sức khỏe buồng trứng nữ giới.

  • Sử dụng thuốc tránh thai dạng uống: Phụ nữ sau giai đoạn sinh nở nên sử dụng thuốc tránh thai dạng uống thay vì các phương pháp tránh thai khác. Theo nghiên cứu nhóm thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên đến 30 – 60%. Mặc dù vậy đây cũng không được xem là biện pháp có thể áp dụng lâu dài vì có thể gây rối loạn nội tiết cho người mẹ.

  • Phẫu thuật dự phòng: Mặc dù chưa được áp dụng rộng rãi nhưng phương pháp phẫu thuật dự phòng đã được đưa vào điều trị dự phòng bệnh ung thư buồng trứng. Phẫu thuật thực hiện cắt bỏ buồng trứng cho nhóm phụ nữ không còn nguyện vọng sinh nở, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh mang gen BRCA1/2. Bằng cách này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú còn khoảng 40-70%, nếu cắt buồng trứng toàn phần bệnh sẽ không có khả năng xảy ra.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được vấn đề bệnh ung thư buồng trứng có lây không và khả năng di truyền của bệnh. Bằng cách thực hiện tầm soát ung thư sớm sẽ giúp sàng lọc bệnh và có phương án đối phó kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm: Tuổi nào dễ bị ung thư buồng trứng? Làm sao tránh?

Ngày đăng 14:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
vòi trứng thông hạn chế Vòi trứng thông hạn chế là gì? Giải pháp nào để có thai?

Vòi trứng thông hạn chế cũng giống như tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn. Tình trạng này có…

dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu Cảnh giác dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Những dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường không điển hình và thường bị người bệnh bỏ…

Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị

Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng của bệnh quai bị do virus gây ra. Mặc dù tỉ…

Dương Ngọc Đan VS55 được nghiên cứu xây dựng phác đồ chuyên sâu đem lại hiệu quả ưu việt Dương Ngọc Đan VS55 – Bài Thuốc Chữa Đa Nang Buồng Trứng Của Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không?

Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm tâm sự kinh nghiệm điều trị vô sinh, hiếm muộn, Dương Ngọc Đan VS55…

cách điều trị ung thư buồng trứng Các cách điều trị ung thư buồng trứng mới nhất

Có thể lựa chọn cách điều trị ung thư buồng trứng phù hợp căn cứ vào diễn tiến của bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua