Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Biểu hiện và Cách chẩn đoán

Trụy tim mạch là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, xảy ra ở tim nhưng lại gây tổn thương não, có nguy cơ gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc nguy cơ đột tử cực kỳ cao. Các triệu chứng của bệnh trụy tim xảy ra vô cùng đột ngột, nghiêm trọng người bệnh cần được cấp cứu ngay để tránh nguy cơ tử vong, đột tử. Việc trang bị các kiến thức cơ bản về cách nhận biết, sơ cứu, cấp cứu cho tình trạng trụy tim mạch là hết sức cần thiết. 

Trụy tim mạch là bệnh gì?

Có thể bạn đã biết, trong tim có một hệ thống có chức năng kiểm soát nhịp tim gọi là hệ thống điện nội bộ tim. Đây là hệ thống dẫn truyền của tim, có chức năng điều phối sự co bóp của các buồng tim, mỗi nhịp tim sẽ được các tín hiệu điện truyền qua đường dẫn truyền trong tim. Khi hệ thống điện tim của cơ thể hoạt động không ổn định, nhịp tim bị rối loạn hoặc tim đột nhiên ngưng hoạt động trong một thời gian nhất định được gọi là trụy tim mạch.

Trụy tim mạch là căn bệnh xảy ra khi hệ thống điện tim hoạt động bất thường
Trụy tim mạch là căn bệnh xảy ra khi hệ thống điện tim hoạt động bất thường

Trụy tim hoặc trụy tim mạch xảy ra ở tim nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến não, khiến lưu lượng máu đến não không đủ để duy trì trạng thái thức tỉnh của não bộ. Tình trạng này có thể xảy ra do tim hoặc mạch máu ngoại biên bị rối loạn chức năng. Trụy tim mạch là tình trạng nguy hiểm, cực kỳ nguy kích, khác hẳn với nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân bị trụy tim có nguy cơ tàn tật và đột tử cao do tổn thương não vĩnh viễn liên quan đến việc gián đoạn quá trình vận chuyển oxy, dưỡng chất đến nuôi dưỡng các tế bào não.  

Trong khi nhồi máu cơ tim xảy ra do sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim, khiến các tế bào cơ tim bị chết đi thì trụy tim mạch xảy ra khi hệ thống điện của tim gặp vấn đề, tim có thể chậm nhịp, ngưng hoạt động trong một thời gian hoặc ngừng đập hẳn dẫn đến tổn thương não. Trụy tim là bệnh mất nhịp tim một cách đột ngột, người bệnh thường có nguy đột quỵ rất cao. Mặc dù trụy tim và nhồi máu cơ tim khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đôi khi, một cơn đau tim có thể là nguyên nhân gây rối loạn điện tim và gây trụy tim đột ngột.

Triệu chứng nhận biết trụy tim mạch 

Thuật ngữ trụy tim mạch được định nghĩa là sự không thích nghi giữa hệ thống tim – tuần hoàn bên ngoài với các hoạt động bên trong của nó. Trụy tim mạch làm giảm lưu lượng máu đến não, gây tổn thương não nghiêm trọng, vĩnh viễn, thường xảy ra do rối loạn chức năng của tim và mạch máu ngoại biên. Trụy tim rất nguy hiểm, người bệnh cần kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh, được nhanh chóng cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở gần nhất để tránh nguy cơ tử vong. 

Các triệu chứng giúp nhận biết trụy tim mạch điển hình là ngất do ức chế vận hành mạch. Có thể ngất do phản xạ thần kinh tim, ngất do phản xạ thần kinh phế vị hoặc bị hạ huyết áp tư thế kèm theo ngất. Bệnh nhân cũng có thể bị ngừng tim, rối loạn nhịp tim thoáng qua. Các biểu hiện của bệnh trụy tim có thể kể đến như:

  • Chóng mặt, choáng váng, đau ngực
  • Ngất đi, ngã xuống đột ngột
  • Khó thở hoặc thậm chí ngừng thở
  • Tim đập nhanh
  • Không có mạch
  • Đau ở hai cánh tay, đau lưng, đau cổ, đau thượng vị, đau hàm dưới, toát mồ hôi… 

Các triệu chứng của căn bệnh này thường xảy ra vô cùng đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Do đó, rất khó để nhận biết trụy tim mạch từ sớm. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Bao gồm:

  • Thường xuyên chóng mặt kéo dài
  • Thở khò khè, hay bị khó thở không rõ nguyên nhân
  • Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều
  • Thường bị đau nhức đầu, cơn đau kéo dài dai dẳng
  • Hay đau tức, cảm giác đè nặng ở ngực
  • Ngất xỉu…

Nguyên nhân gây trụy tim mạch thường gặp

Theo các bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, trụy tim đột ngột có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thế nhưng, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống điện trong tim hoạt động không chính xác, thường liên quan đến tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc rung thất, rung nhĩ. Trong đó:

Rối loạn nhịp tim

 Là hiện tượng các xung điện có nhiệm vụ điều phối nhịp tim hoạt động bất thường, gây ra hiện tượng tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như yếu sức, hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở, hụt hơi, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi… Rối loạn nhịp tim có thể gây ra rung nhĩ, rung thất, suy tim, nhịp nhanh thất thậm chí đột quỵ, trụy tim mạch đột ngột, nhồi máu cơ tim…

Rối loạn nhịp tim rất dễ gây trụy tim, nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim rất dễ gây trụy tim, nhồi máu cơ tim

Rung thất

 Là hiện tượng các buồng tim, bao gồm hai ngăn tâm thất ở dưới, hai ngăn tâm nhĩ ở trên co bóp đến mức không thể kiểm soát được. Tình trạng này được gọi là rung động vô ích khiến nhịp tim tăng lên nhanh đáng kể, làm tâm thất không thể bơm máu đến nơi khác được. Rung thất là hiện tượng xung điện phát ra bất thường làm tâm thất rung động không mục đích, khiến huyết áp giảm đột ngột và còn làm ảnh hưởng đến đến hoạt động của các cơ quan khác.

Rung thất cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trụy tim mạch. Đây được xem là một trình trạng bệnh lý tim mạch khẩn cấp, người bệnh dễ bị mất ý thức, ngưng thở, mất mạch, ngừng hô hấp chỉ sau một thời gian ngắn. Các triệu chứng điển hình của rung thất thường là khó thở, thở nông, buồn nôn, đau tức ngực, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh, mất ý thức, ngất xỉu… 

Rung nhĩ

Rung nhĩ là hiện tượng các xung động được phát ra từ 2 buồng tâm nhĩ mà không phải từ nút xoang. Trong đó, nút xoang là nút chủ của nhịp tim, có chứa các tế bào cơ tim biệt hóa, có nhiệm vụ phát ra các xung động điện đều đặn để chỉ huy tim co bóp nhịp nhàng. 

Khi cơ nhĩ bị kích thích liên tục, tâm thất không thể thực hiện hoạt động bơm máu cho cơ thể thì được gọi là hiện tượng rung nhĩ hay rung tâm nhĩ. Đây là một dạng rối loạn nhịp tim, điển hình với các triệu chứng như nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm, người mệt mỏi, thiếu năng lượng, hồi hộp, đánh trống ngực, thở nông, đau hoặc cảm thấy tức, nặng ở ngực, tiểu tiện nhiều lần… 

Trụy tim nguy hiểm ra sao? Những đối tượng có nguy cơ cao

Trụy tim mạch là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ngừng tim, làm lượng máu lên não bị gián đoạn, gây tổn thương não bộ nghiêm trọng. Khi ngừng tim, não sẽ bị tổn thương chỉ trong vài phút do thiếu hụt oxy, dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng các tế bào não. Đây là căn bệnh được đánh giá là cực kỳ nguy kịch, làm não tổn thương vĩnh viễn hoặc bệnh nhân phải đối mặc với nguy cơ tử vong cao.

Các tổn thương vĩnh viễn ở não có thể xảy ra trong vòng 4 – 6 phút sau trụy tim, nhất là trường hợp ngừng tim. Bệnh nhân ngừng tim do trụy tim mạch cần được cấp cứu, đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất một cách nhanh nhất để can thiệp nhằm khôi phục lưu lượng máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Nếu không thì nguy cơ tàn tật do tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong là cực kỳ cao. 

Trụy tim có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi, người không có bệnh tim. Tuy nhiên, bệnh hay gặp ở người cao tuổi, người bị rối loạn nhịp tim do mắc các bệnh lý về tim mạch trước đó. Những đối tượng có nguy cơ trụy tim mạch cao có thể kể đến như:

  • Người bị suy tim hoặc mắc bệnh cơ tim do cơ tim căng hoặc dày lên dẫn đến dễ bị rối loạn nhịp tim
  • Người mắc bệnh động mạch vành do tắc nghẽn lòng động mạch liên quan đến mảng xơ vữa động mạch dày lên làm giảm lưu lượng máu đến tim
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích hoặc người nghiện ma túy
  • Người có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lối sống tĩnh tại, lười vận động, người thừa cân béo phì
  • Người có mức độ Kali và Magie thấp, có hàm lượng cholesterol máu cao
  • Người mắc các bệnh như huyết áp cao, đái tháo đường
  • Người có tiền sử mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim giãn nở, bệnh phù đại cơ tim, bệnh van tim, bệnh viêm cơ tim, bất thường điện sinh lý tim
  • Người có tiền sử trụy tim hoặc gia đình đã có người mắc căn bệnh này
  • Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi
  • Người bị xơ vữa động mạch vành hoặc mắc các bệnh tim bẩm sinh, từng phẫu thuật điều chỉnh dị tật tim bẩm sinh… 

Cách xử lý khi gặp người có dấu hiệu trụy tim

Trụy tim mạch vô cùng nguy hiểm, nếu người bệnh không được kịp thời phát hiện, sơ cứu cấp cứu đúng cách thì nguy cơ tử vong là cực kỳ cao. Các tế bào não rất đặc biệt, một khi đã bị tổn thương thì không thể tái tạo lại, khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy của não thường tối đa là 5 phút. Khi gặp một người có dấu hiệu trụy tim mạch, chúng cần xử lý như sau:

  • Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời
  • Bệnh nhân cần được đặt nằm ngửa trên nền cứng, bằng phẳng, đầu và cổ phải ưỡn ra tối đa, mặt quay về một bệnh. 
  • Chúng ta có thể dùng tay mở miệng bệnh nhân, kiểm tra miệng, mũi, móc sạch đờm dãi và dị vật để giúp khai thông đường thở
  • Trong thời gian chờ xe cấp cứu, nếu bệnh nhân ngừng thở, mất ý thức thì cần tiến hành sơ cứu cơ bản để tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. 
Ngay lập tức gọi cấp cứu, thực hiện thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân bị ngưng tim
Ngay lập tức gọi cấp cứu, thực hiện thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân bị ngưng tim

Cách sơ cứu giúp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân đối với người bệnh ngừng thở, mất ý thức như sau:

  • Hô hấp nhân tạo: Được tiến hành nhằm hỗ trợ thở cho bệnh nhân khó thở, ngừng thở. Bệnh nhân cần được đặt nằm ngửa, lót dưới gáy người bệnh một chiếc áo mềm cho phần đầu hơi ngửa ra sau. Sau khi làm thông thoáng đường thở thì tiến hành dùng tay bóp kín mũi bệnh nhân, tay kia đẩy mạnh cằm để miệng bệnh nhân hé ra. Tiếp đó người thực hiện hít một hơi thật mạnh, thổi liên tục 2 hơi vào miệng bệnh nhân, nếu thấy ngực người bệnh phồng lên tức là đã làm đúng động tác. Lặp đi lặp lại khoảng 15 – 20 lần/phút.
  • Ép tim ngoài lồng ngực: Được áp dụng để cứu sống bệnh nhân ngưng tim. Trước tiên, bệnh nhân cần được đặt nằm ngửa, móc sạch chất nôn, đờm dãi, dị vật để làm thông thoáng đường thở. Sau đó, người sơ cứu quỳ gối bên cạnh bệnh nhân, 2 tay chồng lên nhau đặt lên vị trí tim, giữa xương ức rồi dùng lực cánh tay ép mạnh xuống khoảng 3 – 5cm. Thực hiện động tác này khoảng 60 – 100 lần/phút nhằm kích thích co bóp giúp tim hoạt động trở lại. 

Hành động ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo cần được tiến hành xen kẽ nhau và thực hiện nhịp nhàng. Trong đó, một chu kỳ hồi sinh tim phổi sẽ bao gồm 30 lần ép tim và  lần thổi ngạt, thực hiện luân phiên để giúp cứu sống bệnh nhân. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Trụy tim mạch được chẩn đoán qua các biểu hiện lâm sàng như da xanh nhợt nhạt, đầu chi lạnh, mạch nhanh xẹp khó bắt, tụt huyết áp nhanh. Các nguy cơ tức thời có thể kể đến như mất ý thức, ngừng tim. Người bệnh thường được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Cấp cứu ngừng tim

Trong cấp cứu trụy tim mạch, thời gian vô cùng cấp bách, việc chậm trễ trì hoãn vài giây, vài phút có thể khiến người bệnh bị ngừng tim, tổn thương não, chết não. Để nhằm kích thích tim co bóp trở lại, các bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Hồi sức tim phổi (CPR): Còn được gọi là hồi sinh tim phổi, cần có sự kết hợp giữa ấn ngực và thông khí nhân tạo cho bệnh nhân. Đây là thủ thuật khẩn cấp, có tác dụng hồi phục lượng máu lên não, bảo tồn chức năng não cho người bệnh. 
  • Khử rung tim: Là thiết bị chuyên dụng có tác dụng phát ra xung điện để đưa nhịp tim trở lại bình thường, giúp nhịp tim ổn định hơn, ngăn chặn tình trạng tim nhanh hoặc nguy cơ ngừng tim. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ kết hợp hồi sức phổi với khử rung tim. Phương pháp điều trị cấp cứu này được áp dụng cho những người bị trụy tim không hồi phục, tức là bị ngưng tim. 

Điều trị lâu dài

Nếu người bệnh bị trụy tim tự hồi phục với hiện tượng ngất do loạn nhịp tim hoặc ngất do ức chế vận mạch hoặc bệnh nhân sống sót sau cơn trụy tim không hồi phục thì sẽ được điều trị bằng các phương pháp lâu dài nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ, hồi phục và ổn định sức khỏe, ngăn ngừa sự tái xuất hiện của tình trạng trụy tim mạch. 

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc làm giảm cholesterol, giảm huyết áp
  • Sử dụng máy phá rung, máy tạo nhịp tim, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hoặc cắt đốt điện sinh lý tim
  • Phẫu thuật sửa chữa mô tim hoặc van tim
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch hoặc nong động mạch vành, đặt stent để loại bỏ tắc nghẽn động mạch… 

Biện pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Có thể thấy, trụy tim mạch rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Do đó, chúng ta nên sớm phòng ngừa để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Tốt nhất nên:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm, đặc biệt là khi cơ thể có các triệu chứng bất thường, nhất là đau đầu, chóng mặt, choáng váng, đau tức ngực.. 
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, đa dạng chế độ dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol như mỡ, da, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, nước hầm xương
  • Nên ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối và các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, hành muối, lạp xưởng, pate… Lượng muối tối đa từ tổng các thực phẩm chỉ nên dùng là dưới 5g/ngày. Ngoài ra, cũng cần hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo… 
  • Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thức khuya, luyện tập thể dục thể thao với cường độ quá cao.
  • Nên vận động đều đặn, vừa sức 20 – 30 phút mỗi ngày, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức. 
  • Duy trì cân nặng ổn định, nếu thừa cân, béo phì thì cân giảm cân khoa học. Đồng thời, nên tích cực điều trị các bệnh lý trong cơ thể, tầm soát các bệnh tim mạch từ sớm, ngay từ 20 tuổi. 

Trụy tim mạch là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta cần nắm được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh và cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:58 - 03/11/2022 - Cập nhật lúc: 16:58 - 03/11/2022
Chia sẻ:
Mạch đập nhanh là hiện tượng nhịp đập của mạch trên 100 lần/phút Mạch Đập Nhanh Là Bệnh Gì? Nguyên nhân và Cách xử lý
Mạch đập nhanh bất thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người có mạch đập…
Người đã bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chuyên gia chia sẻ

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để…

Gen di truyền và đột quỵ có mối liên quan mật thiết với nhau Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Đúng Từ Bác Sĩ

Một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người bình thường chính là tiền sử…

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch dày lên và kém đàn hồi Bệnh Xơ Vữa Động Mạch: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách chữa

Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày lên của thành động mạch, là nguyên nhân gây ra hàng loạt…

Trụy tim mạch là căn bệnh xảy ra khi hệ thống điện tim hoạt động bất thường Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Biểu hiện và Cách chẩn đoán

Trụy tim mạch là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, xảy ra ở tim nhưng lại gây tổn thương não,…

Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những bệnh viện chữa đột quỵ hàng đầu tại TP.HCM Top 5 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Tốt Hàng Đầu Tại TP.HCM

Điều trị đột quỵ tại các bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cơ hội…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua