Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em không khó nhận biết. Cha mẹ nên thận trọng khi thấy con mình bị ho, đau họng, sốt hoặc biếng ăn. Khi bé có những biểu hiện trên, cần có cách điều trị đúng đắn để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc và cấu trúc trong vòm họng của bé. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A, phế cầu hoặc các loại virus như sởi, cúm hay virus hợp bào…

Viêm họng cấp ở trẻ em
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị viêm họng cấp vì nhiều lý do khác như:

  • Cha mẹ để trẻ tắm nước lạnh quá lâu
  • Trẻ ăn uống quá nhiều đồ lạnh như kem, nước đá… khiến niêm mạc cổ họng bị kích ứng dẫn đến viêm
  • Bé đổ nhiều mồ hôi nhưng không được lau sạch ngay hoặc mặc quần áo ướt gây nhiễm lạnh và phát triển bệnh viêm họng cấp.
  • Thời tiết chuyển mùa khiến sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể gây viêm họng cấp.
  • Trẻ có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Axit trong dạ dày trào lên cổ họng sẽ gây kích ứng và viêm và nóng rát cổ họng.
  • Ngoài ra những bé sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, điều kiện vệ sinh kém hoặc thường xuyên ở trong phòng có máy điều hòa cũng dễ bị viêm họng cấp.

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em

Trẻ bị viêm họng cấp thường có các triệu chứng sau:

  • Nóng sốt đột ngột. Đa phần các bé đều chỉ bị sốt nhẹ nhưng cũng có một số trường hợp bị sốt cao lên đến 39 – 40 độ.
  • Bé bị khô và đau rát cổ họng nên trong người khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn và dễ bị nôn trớ khi ăn
  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Chảy nước mũi hoặc nước mắt. Nhiều bé bị nghẹt mũi một hoặc cả hai bên nên phải thở bằng miệng
  • Các trẻ lớn hơn bị viêm họng cấp có thể than phiền với cha mẹ về tình trạng đau đầu, ù tai, đau cổ họng khi nuốt thức ăn.
  • Nổi hạch sưng tấy và đau ở góc hàm
  • Quan sát cổ họng bé thấy niêm mặc họng sưng đỏ
  • Có thể đi ngoài phân lỏng
Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em thường kéo dài trong 7 đến 10 ngày và có thể nhanh chóng thuyên giảm khi được điều trị đúng cách.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Bạn nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu bé có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị đau họng kéo dài
  • Ho liên tục gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Bé nôn ói thường xuyên sau khi ăn
  • Chảy nước dãi nhiều 
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú
  • Sốt cao không rõ nguyên nhân

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm họng cấp thường biếng ăn, bỏ bú và khó ngủ do bị ho nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé bị sút cân, mệt mỏi, thiếu tập trung trong học hành cũng như trong mọi hoạt động.

Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị tốt bệnh viêm họng cấp ở trẻ em có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng như:

Cách điều trị bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Trẻ bị viêm họng cấp có thể được điều trị khỏi bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

1. Dùng thuốc chữa viêm họng cấp ở trẻ em

– Thuốc Tây y:

Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh cho trẻ nhằm mục đích loại bỏ tác nhân nhân gây bệnh và cải thiện các triệu chứng của viêm họng cấp, bao gồm:

Thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
Để điều trị viêm họng cấp ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm giảm triệu chứng

+ Thuốc giảm đau, hạ sốt:

Thường dùng là Paracetamol. Loại thuốc này được chỉ định khi trẻ bị sốt trên 38 độ. Tùy theo độ tuổi, bạn có thể cho bé dùng thuốc với liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: 40mg
  • Trẻ 3 – 11 tháng tuổi: 80 mg
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: 120mg
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Dùng 10mg x Trọng lượng cơ thể. ( Ví dụ nếu bé nặng 10kg thì mỗi lần uống 10mg x 10 = 100mg)

Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc đặt hậu môn. Trường hợp trẻ bị sốt lại thì cần chờ tối thiểu 4 – 6 tiếng mới được uống liều tiếp theo.

ĐỌC NGAY: Dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

+ Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh Penicillin có thể được chỉ định để điều trị viêm họng cấp ở trẻ em do nhiễm liên cầu khuẩn. Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc đúng liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị lờn thuốc.

+ Thuốc điều trị tại chỗ:

Chẳng hạn như viên ngậm Tyrothricin hay các loại viêm ngậm được làm từ thảo dược. Chúng có tác dụng sát khuẩn cổ họng, giảm ho, xoa dịu cảm giác đau cho bé.

+ Oresol:

Trường hợp trẻ bị nôn ói nhiều hoặc có biểu hiện bị tiêu lỏng, cha mẹ có thể cho bé uống Oresol để bù nước. Cần lưu ý pha thuốc theo đúng hướng dẫn in trên bao bì và cho trẻ uống hết trong vòng 24 giờ.

+ Các loại thuốc khác:

Bên cạnh các loại thuốc chữa viêm họng cấp ở trẻ em được liệt kê trong danh sách trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc sắt, vitamin hay kẽm để cải thiện sức đề kháng và giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh.

Trị viêm họng cấp ở trẻ em bằng thuốc dân gian:

Ngoài thuốc tây, một số bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên cũng được nhiều mẹ áp dụng để hỗ trợ điều trị viêm họng cho con tại nhà. 

  • Tắc hấp mật ong: Lấy 10 quả tắc chín cắt làm đôi đem hấp cách thủy chung với mật ong trong 20 phút. Sau đó chắt nước cho bé uống 2- 3 lần trong ngày giúp bé giảm đau rát cổ họng, tiêu đờm.
Cách chữa viêm họng cấp ở trẻ em bằng tắc hấp mật ong
Tắc hấp mật ong là bài thuốc dân gian chữa viêm họng cấp ở trẻ em hiệu quả
  • Lá hẹ chưng đường phèn: Trong lá hẹ chứa chất kháng sinh tự nhiên nên có thể giúp giảm viêm họng cấp ở trẻ em. Bạn lấy một nắm lá hẹ cắt ngắn và đem chưng với một ít đường phèn. Chắt nước cho bé uống mỗi lần 2 – 3 thìa x 3 lần/ngày.
  • Dùng lá diếp cá: Lấy 5g rau diếp cá giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Sau đó trộn chung với nước cơm và một ít đường đun sôi khoảng 5 phút. Cho bé uống 3 lần trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

THAM KHẢO THÊM: 5 cách chữa viêm họng bằng mật ong giảm đau nhanh chóng

2. Biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp ở trẻ em tại nhà

Trẻ bị viêm họng cấp cần được nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể cho con nghỉ học ở nhà để chăm sóc bé được tốt hơn. 

Cha mẹ có thể làm một số việc đơn giản dưới đây để giúp bé mau khỏi bệnh hơn:

  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, đặc biệt là khi bị sốt. Uống từ từng ngụm nhỏ kết hợp chườm khăn ấm để hạ sốt cho bé.
  • Giữ ấm vùng cổ và ngực của bé khi trời lạnh để không làm tình trạng viêm họng trở nên tồi tệ hơn.
  • Nhỏ nước muối sinh lý và hướng dẫn trẻ xì mũi vài lần mỗi ngày giúp bé dễ thở hơn.
  • Trẻ lớn hơn cần đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày và súc họng bằng nước muối ấm để sát khuẩn vòm họng, giúp bệnh nhanh lành.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp. Tránh để bé ăn đồ lạnh hoặc ăn những thức ăn khô cứng, khó nuốt.
  • Nếu trẻ bị nôn ói nhiều nên chia ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Tăng cường trái cây, rau củ trong thực đơn để bổ sung vitamin và khoáng chất cải thiện hệ miễn dịch cho bé
  • Hạn chế để bé nằm phòng có máy điều hòa hoặc để quạt rọi thẳng vào mặt trẻ. Nếu trời quá nóng, chỉ nên bật điều hòa ở mức 28 – 29 độ và có máy tạo độ ẩm để không làm khô họng của bé.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió. Có thể pha vào nước tắm một chút tinh dầu khuynh diệp hay dầu tràm giúp thông mũi, kháng khuẩn.
  • Giữ không gian trong nhà sạch sẽ, yên tĩnh để trẻ thoải mái nghỉ ngơi, nhanh lành bệnh.

Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, bệnh viêm họng cấp ở trẻ em sẽ khỏi sau vài ngày. Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần đưa con đi tái khám thường xuyên và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để bệnh của bé được chữa dứt điểm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ngày đăng 16:15 - 29/11/2023 - Cập nhật lúc: 16:24 - 29/11/2023
Chia sẻ:
Ngứa họng – Vạch trần nguyên nhân, cách nhận biết & điều trị

Hầu như tất cả mọi người đều gặp phải tình trạng ngứa họng ít nhất một lần trong đời. Tình…

Viêm họng mủ và cách chữa toàn diện từ thảo dược Đông y lành tính

Viêm họng mủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều phiền toái. Việc điều…

Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…

Hay bị viêm họng (tái phát nhiều lần) – Do lối sống hay bệnh?

Hay bị viêm họng có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh.…

Đau họng sổ mũi là bệnh gì, uống thuốc gì nhanh khỏi?

Đau họng kèm sổ mũi có thể do viêm họng cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm lạnh (viêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua