3 Cách Trị Mề Đay Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Được Áp Dụng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Cách trị mề đay bằng ngải cứu là phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Ngải cứu có đặc tính sát trùng, chống viêm, giúp làm sạch da, giảm ngứa và giảm nổi mề đay.

Công dụng của lá ngải cứu khi trong trị bệnh mề đay

Ngải cứu (tên khoa học là Artermisia vulgaris) là một loại thảo dược lành tính. Thảo dược này có tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm sưng, đau và ngứa ngáy. 

Đối với trường hợp nổi mề đay, dùng lá ngải cứu đắp hoặc uống giúp làm sạch da, làm dịu nhanh cơn ngứa, giảm mụn nhọt và các nốt mẩn đỏ mau lặn. Thảo dược cũng giúp lưu thông khí huyết, chữa chứng suy nhược cơ thể, ngăn ngừa viêm da.

Trị mề đay bằng ngải cứu
Cách trị mề đay bằng ngải cứu có thể giúp kháng viêm, làm sạch da, giảm ngứa ngáy hiệu quả

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, ngải cứu chứa các hoạt chất có lợi như tricosanol, rachel ancol, monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester… Nhờ đó việc sử dụng có thể giảm viêm, làm dịu da và giảm các triệu chứng của nổi mề đay mẩn ngứa.

Mách bạn 3 cách trị mề đay bằng ngải cứu hiệu quả

Dùng ngải cứu đúng cách để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa, đảm bảo an toàn. Dưới đây là 3 cách dùng ngải cứu đơn giản mà hiệu quả:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

1. Ngâm / tắm bằng nước lá ngải cứu

Nếu mề đấy mẩn ngứa tập trung ở chi, bạn có thể nấu nước lá ngải cứu và dùng để ngâm vùng da bệnh. Cách này giúp làm dịu da và giảm ngứa nhanh chóng. Nếu bị nổi mẩn ngứa khắp người, dùng nước lá ngải cứu pha với nước lạnh để tắm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá ngải cứu, rửa qua nhiều lần nước và ngâm trong nước muối 15 phút, vớt ra
  • Vò nát lá ngải cứu, đun sôi với một ít muối biển và 2 lít nước trong 15 – 20 phút
  • Đổ cả nước và bã lá ra chậu 
  • Đợi cho nguội bớt, ngâm vùng da bị mề đay.
  • Sau 15 phút, rửa lại với nước sạch, thấm khô bằng khăn mềm. 
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

2. Trị mề đay bằng nước sắc ngải cứu

Uống nước lá ngải cứu giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mề đay mẩn ngứa từ bên trong cơ thể, giảm ngứa và hạn chế tái phát.

Trị mề đay bằng ngải cứu
Uống nước sắc ngải cứu giúp cải thiện các triệu chứng nổi mề đay từ bên trong cơ thể

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g lá ngải cứu, rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra để cho ráo nước
  • Đun sôi lá ngải cứu cùng 500ml nước trên lửa nhỏ, đợi đến khi nước thuốc cạn thuốc còn khoảng 200ml thì tắt bếp
  • Nước sắc lá ngải cứu thu được chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

3. Đắp lá ngải cứu chữa nổi mề đay

Đắp trực tiếp lá ngải cứu lên vùng da bệnh giúp giảm nhanh cơn ngứa, trị nổi mề đay và mụn nhọn. Đồng thời giúp kháng viêm và chống nhiễm trùng trên da.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút, vớt ra để ráo
  • Giã nát lá ngải cứu với một ít muối hạt to
  • Sau khi vệ sinh da, đắp bã lá ngải cứu lên vùng da bệnh trong 30 phút
  • Gỡ ra và rửa sạch lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện thường xuyên để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. 

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa bệnh nổi mề đay

Những lưu ý dưới đây có thể giúp đảm bảo hiệu quả và an toàn khi trị mề đay bằng ngải cứu:

Trị mề đay bằng ngải cứu
Dưỡng ẩm kỹ vùng da bị mề đay để duy trì độ ẩm, giảm ngứa và phòng ngừa tái phát
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Những chữa bệnh mề đay bằng ngải cứu có hiệu quả thường không cao và nhanh chóng như dùng thuốc Tây. 
  • Không dùng ngải cứu thay thế cho thuốc kê đơn, đặc biệt là những trường hợp nặng.
  • Ngải cứu chứa những chất dễ gây kích ứng. Những người có làn da quá nhạy cảm cần thận trọng khi dùng.
  • Nếu có bất thường, triệu chứng mề đay ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần ngưng lại và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 
  • Không tự ý đùng cho phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và trẻ em bị mề đay.
  • Chú ý chăm sóc, giữ vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ, tránh cào gãi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hay hóa chất độc hại như phấn hoa, lông chó mèo, chất tẩy rửa chứa acid… 
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các sản phẩm lành tính, chiết xuất thiên nhiên.
  • Chọn những bộ quần áo rộng rãi và thoáng mát.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh và duy trì tâm lý thoải mái.

Trên đây là một số cách trị mề đay bằng ngải cứu hiệu quả và. Việc kiên trì áp dụng có thể giảm nhanh cơn ngứa và nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:20 - 07/11/2023 - Cập nhật lúc: 10:35 - 07/11/2023
Chia sẻ:
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và cách chữa trị lành tính hiệu quả

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường bị coi nhẹ, nhưng lại có thể dẫn tới những biến chứng…

Mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh

Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường…

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là bị gì?

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là một dạng rối loạn da, thường liên quan đến…

Bị nổi mề đay phải kiêng những thứ này để hết ngứa, hết tái phát

Cần nắm rõ bị nổi mề đay kiêng gì để có hướng chăm sóc phù hợp, giúp sớm thoát khỏi…

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay, chân thường có triệu chứng ngứa ngáy kéo dài do phải tiếp xúc với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua