Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình và những điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu trẻ ngủ không sâu giấc hay vặn mình diễn ra thường xuyên trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và hay vặn mình là do đâu, làm sao để xử lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc trên và có các biện pháp chăm sóc tốt nhất cho giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình và những điều mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình và những điều mẹ cần biết

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và hay vặn mình

Trẻ sơ sinh vặn mình, ngủ không yên giấc chủ yếu là bị giật mình do tiếp xúc với tần suất âm thanh quá lớn ở bên ngoài môi trường sống. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoảng 2 – 3 tháng tuổi hoặc sớm hơn khoảng 10 – 15 ngày sau sinh. Ngoài ra, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình cũng có thể do một số yếu tố dưới đây:

  • Tác động từ môi trường: Nếu để bé ngủ ở những nơi không thoải mái, quá nhiều ánh sáng và ồn ào sẽ gây kích thích khiến trẻ hay bị giật mình. Nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ hoặc ngủ ít. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Đói sẽ khiến bé ngủ không ngon, hay tỉnh giấc giữa đêm và vặn mình. Bên cạnh đó, nếu mẹ cho bé bú quá no cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ hay ngọ nguậy, vặn mình khi ngủ.
  • Phản ứng khi rặn hay đại tiện: Khi trẻ sơ sinh đi có phản ứng rặn hoặc là đi đại tiện sẽ có các biểu hiện vặn mình, khó chịu và đỏ mặt.
  • Tả bị ướt: Trẻ sơ sinh tè dầm, đại tiện khiến tả bị ẩm ướt sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và có biểu hiện vặn mình, khó ngủ.
  • Mẹ quấn khăn chật chội: Trẻ sơ sinh còn nhỏ thường có những vận động chân tay trong vô thức. Nếu mẹ quấn bé quá chặt khiến tay chân không thể cử động sẽ bắt đầu vặn mình và khó chịu. 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và hay vặn mình có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình thường đi kèm với dấu hiệu đỏ mặt và chỉ hai ba phút sau bé sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu trong trường hợp trẻ vặn mình đỏ mặt kèm theo các dấu hiệu khác như khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậm tăng cân…thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý sau đây:

  • Trào ngược dạ dày: Khi bị trào ngược dạ dày bé sẽ có các triệu chứng nôn ói, quấy khóc nhiều vào ban đêm và hay vặn mình. 
  • Thiếu hụt canxi: Nếu trẻ bị thiếu hụt canxi sẽ có hiện tượng giật mình, vặn mình, quấy khóc khi ngủ kèm theo triệu chứng ọc sữa, co giật… Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị chậm phát triển, còi cọc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình kèm theo quấy khóc rất có khả năng trẻ bị thiếu canxi
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình kèm theo quấy khóc rất có khả năng trẻ bị thiếu canxi
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh: Hiện tượng giật mình, vặn vẹo, khó ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là do các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương…
  • Trẻ bị bệnh vàng da: Trẻ thường xuyên vặn mình, kèm theo co giật rất có thể là do lượng bilirubin trong cơ thể được sản xuất quá nhiều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da cho trẻ, khiến não bị tổn thương và gây ra co giật. 
  • Trẻ bị còi xương: Những trẻ còi xương thường ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc lăn lộn, giật mình, tóc rụng, chậm biết bò, đi, chậm mọc răng,…
  • Chứng ngưng thở tắc nghẽn: Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình, vặn vẹo trong khi ngủ kèm theo khó thở thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính rất nguy hiểm.

Nếu thấy bé thường xuyên vặn mình, ngủ không sâu giấc mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có bị tác động từ các yếu tố bên ngoài hay không, từ đó có các biện pháp xử lý đúng cách. Ngoài ra đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, mẹ cũng nên lưu ý để đưa bé đến khám bác sĩ.

Cách xử lý trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và hay vặn mình

Nếu trẻ ngủ không sâu giấc và hay vặn mình diễn ra thường xuyên sẽ khiến bé chậm tăng cân, còi cọc. Khi thấy bé gặp phải tình trạng trên, mẹ nên tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp xử lý đúng cách giúp bé ngủ ngon hơn, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé: Thiếu canxi là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và khó ngủ. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách bổ sung canxi cho bé, nếu bé đang bú sữa mẹ thì mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm giàu canxi, để có thể cung cấp canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ.
  • Tắm nắng thường xuyên: Tắm nắng rất tốt cho trẻ sơ sinh, đây là cách giúp bé có thể tự tổng hợp vitamin D thông qua da, từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi và photpho cho cơ thể. Tốt nhất, mẹ nên cho bé tắm nắng từ 6 – 9 giờ sáng hoặc sau 5h chiều và thời gian tắm nắng chỉ từ 10 – 15 phút mỗi ngày.
  • Cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát: Mẹ nên cho bé ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh, để không bị kích thích do các âm thanh ồn ào từ bên ngoài. Từ đó, giúp bé có được giấc ngủ ngon hơn.
  • Đảm bảo bé luôn khô ráo: Mẹ hãy kiểm tra thường xuyên tả của bé vì nếu tả ướt sẽ khiến bé khó chịu và ngủ không ngon. Hãy luôn giữ cho tả của bé sạch sẽ, khô thoáng khi ngủ.
  • Cho bé bú no: Nếu bé không được bú no trước khi ngủ sẽ bị tỉnh dậy giữa giấc, vì vậy mẹ nên cho bé bú no trước khi đi ngủ để giúp bé ngủ ngon hơn. 
  • Để ý đến sức khỏe bé: Khi bé dưới 3 tháng tuổi sẽ có hệ miễn dịch rất yếu, lúc này nếu bé có dấu hiệu quấy khóc, vặn mình và khó ngủ kéo dài thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú trước khi đi ngủ để đảm bảo bé ngủ ngon giấc hơn
Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú trước khi đi ngủ để đảm bảo bé ngủ ngon giấc hơn

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình mẹ có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Nếu tình trạng khó ngủ và hay vặn mình của bé kéo dài và kèm theo một số triệu chứng bất thường thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ khám để có biện pháp xử lý đúng cách. 

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:50 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:07 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Ngủ ngáy có nguy hiểm không, nguyên nhân là do bệnh gì?

Ngủ ngáy có thể xảy ra do những nguyên nhân thông thường như béo phì, hút thuốc lá, sử dụng…

Khám – Chữa mất ngủ ở đâu uy tín, chất lượng?

Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, kém tập trung trong công việc, nghiêm trọng…

NSƯT Hương Dung: “Trung tâm Thuốc dân tộc cho tôi ấn tượng tốt đẹp về sự chuyên nghiệp, ân cần và tận tâm”

Dù mới chỉ đến thăm khám 2 lần để điều trị căn bệnh mất ngủ, nhưng NSƯT Hương Dung đã…

Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nếu tiếp tục để tình…

Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất

Mất ngủ là tình trạng xảy ra rất phổ biến hiện nay do áp lực của công việc, học tập,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua