Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun, bao lâu tẩy một lần và lưu ý cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trẻ mấy tuổi thì nên tẩy giun? Bao lâu thì tẩy một lần? Trẻ từ 2 tuổi trở lên thì đủ điều kiện tẩy giun. Theo định kỳ, trẻ cần được tẩy giun 6 tháng/lần. Lưu ý, khi dùng thuốc tẩy giun, người lớn cần cho trẻ dùng đúng liều lượng và dùng đúng cách.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể thực hiện tẩy giun.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể thực hiện tẩy giun.

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun?

Nhiễm giun ở đường ruột là một bệnh lý về tiêu hóa khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm giun đó là do người bệnh từng không giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn. Trứng giun từ môi trường bên ngoài sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Từ đó, chúng sinh sôi và phát triển ở trong đường ruột.

Khi bị nhiễm giun, người bệnh sẽ bị giun hấp thụ các chất dinh dưỡng khi thức ăn đi đến ruột non, ruột già. Chúng sẽ khiến cho người bệnh xanh xao, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy,…

Một số loại giun hay xuất hiện ở ruột người là: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc,…

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất. Nguyên nhân của điều này là do trẻ nhỏ chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ em thường có thói quen nghịch đồ chơi, nghịch cát, bò trên nền đất,… sau đó lại đưa tay lên miệng. Trứng giun rất dễ dàng đi vào cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột ở trẻ.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột vì chưa ý thức về việc giữ vệ sinh.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột vì chưa ý thức về việc giữ vệ sinh.

Trẻ nhiễm giun sẽ gặp phải những triệu chứng như:

  • Đau bụng;
  • Buồn nôn, thậm chí có thể nôn ra giun;
  • Quấy khóc, khó ngủ;
  • Dễ đái dầm;
  • Ngứa hậu môn;
  • Trạng thái của phân không ổn định: phân lỏng, phân rắn;
  • Biếng ăn;
  • Xuất hiện máu trong phân;
  • Trẻ có dấu hiệu thiếu máu;
  • Cơ thể xanh xao, gầy yếu.

Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun, người lớn cần đưa trẻ nhỏ đến gặp bác sĩ để được khám, xét nghiệm và điều trị bệnh. Trẻ nhiễm giun sẽ dẫn đến những hậu quả như: suy dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, cơ thể chậm lớn, kém phát triển trí tuệ, suy giảm sức đề kháng, thiếu máu, tổn thương niêm mạc ruột, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, tắc ruột,…

Theo các chuyên gia y tế, trẻ từ 2 tuổi trở lên thì có thể điều trị tẩy giun. Hiện nay, thuốc tẩy giun là phương pháp tẩy giun hiệu quả, có thể giúp làm sạch giun trong đường ruột, cải thiện tình trạng sức khỏe ở trẻ.

Trẻ nhiễm giun thường có các triệu chứng: đau bụng, ngứa hậu môn, xanh xao,...
Trẻ nhiễm giun thường có các triệu chứng: đau bụng, ngứa hậu môn, xanh xao,…

Bao lâu nên tẩy giun một lần?

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo thêm, đối với trẻ em, lịch tẩy giun định kỳ nên duy trì 2 lần/năm. Mỗi lần tẩy giun sẽ cách nhau 6 tháng.

Tẩy giun định kỳ giúp điều trị nhiễm giun và làm sạch các nguy cơ gây giun ở đường ruột như trứng giun, ấu trùng giun.

Đối với người lớn, lịch tẩy giun định kỳ cũng tương tự như trẻ nhỏ.

Một số điều cần lưu ý khi tẩy giun ở trẻ

Khi tẩy giun ở trẻ nhỏ, người lớn cần lưu ý những điều sau:

1. Thuốc tẩy giun

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun. Hầu hết các loại thuốc tẩy giun này đều được xếp vào danh mục thuốc bán tự do (không cần có toa của bác sĩ khi mua). Tuy nhiên, người lớn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun.

Tự ý cho trẻ dùng thuốc tẩy giun và dùng với liều lượng không đúng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Một số loại thuốc tẩy giun phổ biến trên thị trường hiện nay là:

Thông thường các thuốc tẩy giun thường được bào chế ở dạng viên nén nhai. Bạn nên khuyến khích trẻ nhai thuốc trước khi nuốt. Sau đó, chiêu thêm nước lọc để tráng miệng. Đối với trường hợp trẻ còn nhỏ, bạn có thể nghiền thuốc nhỏ để trẻ uống.

Hiện nay, các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ em thường được bào chế ở dạng siro, có mùi vị thơm, ngọt để trẻ dễ uống. Các loại thuốc dạng viên cũng tăng cường thêm một số loại tá dược tạo màu, tạo mùi và tạo vị tựa như kẹo chocolate. Các loại thuốc tẩy cho trẻ kiểu mới khá đa dạng và giúp trẻ dễ uống hơn.

Ở thuốc tẩy giun cho trẻ dạng viên nén nhai (Fugacar, Fubenzon, Zentel,…) người dùng cho trẻ dùng với liều lượng như sau: Uống 1 viên trong một lần điều trị nhiễm giun. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài khoảng 6 tháng. Thuốc sẽ có tác dụng ức chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của giun ở trong đường ruột. Từ đó, giun không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, chúng bị chết và bị đào thải ra ngoài qua đường phân.

Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ thường sẽ gặp phải một số triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng nhẹ, quấy khóc,… Tuy nhiên, đây chỉ là một số tác dụng phụ của thuốc tẩy giun. Các triệu chứng này sẽ mất đi nhanh chóng.

Trẻ em cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun khác nhau.
Trẻ em cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun khác nhau.

Trong trường hợp trẻ dùng thuốc tẩy giun và quấy khóc nhiều, mệt mỏi kéo dài, người lớn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và tìm cách xử lý.

2. Cách xử lý nhiễm giun ở trẻ dưới 2 tuổi

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun đều khuyến cáo dùng điều trị nhiễm giun cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi có các triệu chứng nhiễm giun, bậc cha mẹ không nên dùng thuốc tẩy giun cho trẻ uống, dù đã giảm liều dùng.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị.

Hiện nay, trên thị trường, thuốc Pyrantel là thuốc tẩy giun có thể dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Thuốc tẩy giun Pyrantel có thành phần chính là hoạt chất Hemilltox. Loại chất này tác dụng lên thần kinh cơ của giun, ức chế khả năng hoạt động của giun, khiến giun bị tê liệt. Từ đó, nhu động ruột sẽ đào thải giun ra ngoài theo đường phân.

Về liều dùng của thuốc tẩy giun Pyrantel dành cho trẻ dưới 2 tuổi, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc.

3. Các biện pháp phòng tránh nhiễm giun

Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc tẩy giun, người lớn cần hướng dẫn cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân để tránh bị nhiễm giun trở lại và giúp ích trong quá trình điều trị.

Cần hướng dẫn trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng tránh nhiễm giun đường ruột.
Cần hướng dẫn trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng tránh nhiễm giun đường ruột.

Một số biện pháp phòng tránh nhiễm giun là:

  • Giữ gìn vệ sinh tay, cơ thể của trẻ bằng cách tắm gội cho trẻ hàng ngày;
  • Tập cho trẻ không mút tay;
  • Tập cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn;
  • Quan tâm đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Cần đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ dùng;
  • Uống nước, ăn thức ăn đã qua đun sôi;
  • Rửa sạch thức ăn trước khi chế biến;
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng của trẻ;
  • Không để trẻ chống tay trên nền đất, nghịch cát,…;
  • Cho trẻ dùng thuốc tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:10 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Thuốc Duphalac có giá bán bao nhiêu tiền? Thuốc trị táo bón Duphalac có tốt không? Cách dùng & giá bán

Thuốc Duphalac là thuốc có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Thuốc được bào chế ở dạng dung…

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái – Hướng dẫn chi tiết

Lá ngái được xem là một dược liệu dân dã có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh lý…

Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu Bằng Lá Trầu Không Có An Toàn Không?

Chữa khó tiêu cho bà bầu bằng lá trầu không là phương pháp dân gian đơn giản, được rất nhiều…

Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Cách nhận biết và điều trị

Xuất huyết tiêu hóa dưới chiếm khoảng 20 - 25% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này…

Thuốc dân tộc chữa bệnh trĩ cho NS Bình Xuyên NS Bình Xuyên cảm ơn đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã giúp ông chữa khỏi bệnh trĩ

Dưới đây là nội dung lời cảm ơn mà Nghệ sĩ Bình Xuyên gửi tới đội ngũ bác sĩ làm…

Bình luận (2)

  1. Nguyen thị ngân
    Nguyen thị ngân says: Trả lời

    Con e uog thuoc tẩy giun 3 tháng nay rồi.xao e vẫn thấy có giun kim bò ra là xao ạ

  2. Ka Yến
    Ka Yến says: Trả lời

    Con e 4tuoi vừa uống thuốc xổ giun mà sao vẫn thấy giun bò ra ngoài hậu môn thế bác sĩ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua