Liệu trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới có số lượng các ca mắc chỉ đứng sau ung thư vú. Bệnh lý này xảy ra phổ biến trong nhóm đối tượng nữ giới từ 40 – 55 tuổi. Liệu trẻ em có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay không? Vấn đề nhức nhối này sẽ được đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.

trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không
Trẻ em liệu có bị bệnh ung thư cổ tử cung không là vấn đề thường được đặt ra

Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính nguy hiểm của biểu mô vảy hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh lý này xảy ra khi có các tế bào ác tính xuất hiện và phát triển ngay tại cổ tử cung. Các tế bào ung thư còn có thể xâm lấn sang các khu vực xung quanh. Thậm chí là di căn đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Số liệu thống kê ghi nhận rằng, đối tượng phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 55 là có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao nhất. Nữ giới dưới 20 tuổi thường rất hiếm khi mắc phải bệnh lý này. Còn những phụ nữ trên 65 tuổi nếu còn mắc bệnh thì đa phần là do ở trước độ tuổi này không tầm soát tốt.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung có thể là:

  • Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus)
  • Quan hệ tình dục quá sớm hay với nhiều đối tượng
  • Trải qua quá trình sinh đẻ nhiều
  • Thường xuyên bị stress, căng thẳng
  • Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài trên 5 năm
  • Hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động
  • Thường xuyên mắc các bệnh phụ khoa
  • Suy giảm miễn dịch
  • Chế độ ăn không hợp lý, thừa cân – béo phì

Bệnh thường gây ra một số triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Đau lưng hoặc đau nhức ở khu vực xương chậu
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Tăng tiết dịch ở âm đạo
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Các bất thường trong hoạt động tiêu tiện
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung rất hiếm gặp ở đối tượng trẻ em nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ

Với bệnh ung thư cổ tử cung, càng phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ càng có cơ hội chữa khỏi bệnh và kéo dài tiên lượng sống. Chính vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ mắc bệnh, chị em nên chủ động thăm khám ngay.

Liệu trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Như đã đề cập, bệnh ung thư cổ tử cung thường phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 55. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn còn đặt ra câu hỏi “liệu trẻ em có bị ung thư cổ tử cung hay không?”.

Các chuyên gia cho biết, ung thư cổ tử cung là bệnh lý không bỏ qua bất cứ đối tượng nào. Như vậy, mặc dù rất hiếm gặp nhưng trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh lý nguy hiểm này. Nhất là những trẻ đã bước vào tuổi dậy thì.

Ở Hoa Kỳ, số trẻ em mắc ung thư cổ tử cung trong độ tuổi từ 15 – 19 chỉ chiếm khoảng 14 trường hợp mỗi năm. Thủ phạm chính có thể là do bị nhiễm HPV, nhiều khả năng lây từ mẹ.

Đặc biệt, hiện nay, xu hướng quan hệ tình dục sớm đang trở thành trào lưu xấu mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Chính điều này có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở người trẻ tăng cao.

Tuy nhiên với những trường hợp trẻ em không có mối liên hệ với yếu tố quan hệ tình dục thì hiện trạng bệnh có thể bắt nguồn từ việc bị viêm nhiễm vùng kín. Mặc dù không phổ biến nhưng một số trẻ có thể mắc bệnh lý lộ tuyến. Và đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Riêng ở Việt Nam vào năm 2019 cũng phát hiện một trường hợp bé gái 14 tuổi bị mắc ung thư cổ tử cung. Thậm chí khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ sức khỏe cho con mình trước bất cứ bệnh lý nào. Đặc biệt là các căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng vắc xin HPV được cho là cách hiệu quả nhất giúp chủng ngừa ung thư cổ tử cung.  Loại vắc xin này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng HPV nhưng sẽ không có công dụng chữa trị nhiễm trùng đã xảy ra.

Cần chú ý tiêm vắc xin HPV trước khi cơ thể bị nhiễm các loại virus thuộc chủng này. Việc tiêm phòng sẽ giúp ngăn ngừa tiền ung thư và cả ung thư cổ tử cung. Ngoài ra nhiều loại vắc xin HPV còn có tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư khác hoặc mụn cóc ở cơ quan sinh dục và hậu môn.

phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc xin phòng HPV là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Để phòng bệnh hiệu quả, mỗi người cần thực hiện nhiều mũi tiêm, thông thường là 3 mũi. Nữ giới có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhưng thường nhẹ. Phổ biến như nổi mẩn đỏ, sưng tấy và đau nhức tạm thời ngay tại chỗ tiêm.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) thì nên tiêm phòng vắc xin HPV cho trẻ em trong độ tuổi từ 9 – 12. Trẻ em và thanh niên từ 13 đến 26 tuổi nếu chưa được chủng ngừa hoặc chưa tiêm đủ liều thì nên chủng ngừa càng sớm càng tốt. Còn những người trên 26 tuổi không được ACS khuyến nghị tiêm phòng HPV.

Riêng với trường hợp trẻ em thì các bậc cha mẹ nên chú ý giáo dục giới tính cho trẻ thật tốt. Tránh để tình trạng trẻ quan hệ tình dục từ quá sớm. Bởi đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, cần chú ý thêm các vấn đề sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Sinh hoạt điều độ
  • Tránh xa thuốc lá
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai
  • Thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung

Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc “trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không”. Đây là bệnh lý không bỏ qua bất cứ đối tượng nữ giới nào nên cần chú ý tìm hiểu và phòng ngừa bệnh. Tốt nhất nên thực hiện việc chủng ngừa ung thư cổ tử cung trong độ tuổi được khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:41 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:41 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Ung thư cổ tử cung có chết không? Sống được bao lâu? Ung thư cổ tử cung có chết không? Sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không chỉ đe dọa thiên chức làm mẹ của người phụ nữ…

biến chứng ung thư cổ tử cung Tác hại, biến chứng ung thư cổ tử cung có thể gặp

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm rất dễ gây ra biến chứng nếu không sớm…

trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không Liệu trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới có số lượng các ca mắc chỉ…

phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung – Theo Bộ Y Tế

Ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong 10 loại bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới…

Ung thư cổ tử cung có sinh con được không? Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Hiện nay ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, đứng thứ 2 sau ung thư vú ở…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua