Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể không đáng lo ngại và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này có thể liên quan đến một số tình trạng y tế tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, chẩn đoán và kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.

trẻ em bị tróc da đầu ngón tay là bệnh gì
Tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay thường không đáng lo ngại

Nguyên nhân khiến trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể đi kèm với một số vấn đề ngoài da khác chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa, khô hoặc nứt nẻ da. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm yếu tố tác động từ môi trường hoặc do một số bệnh lý khác.

1. Tác động từ môi trường

Nguyên nhân môi trường khiến da trẻ bị bong tróc thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này cũng sẽ được cải thiện khi người chăm sóc thay đổi điều kiện sống và chế độ sinh hoạt của trẻ. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm:

  • Thường xuyên rửa tay: Rửa tay thường xuyên là cần thiết để giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay quá nhiều có thể khiến da bị khô, bong tróc và dẫn đến nứt nẻ đầu ngón tay.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tróc da đầu ngón tay.
  • Ảnh hưởng của tia cực tím: Tia cực tím (tia UV) có thể làm tổn thương và hỏng các tế bào da, dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc, thậm chí là ung thư. Trẻ em có làn da mỏng hơn, do đó dễ bị tổn thương và bong tróc khi tiếp xúc với tia UV.
  • Mút ngón tay: Mút ngón tay là thói quen phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này có thể khiến da ở đầu các ngón tay luôn ẩm ướt, dễ bị tổn thương, dẫn đến bong tróc, lở loét (đặc biệt là ở ngón cái).

2. Dị ứng

Các bệnh lý dị ứng phổ biến khiến trẻ bị tróc da ở đầu ngón tay bao gồm:

  • Bệnh chàm ở ngón tay (bệnh chàm tay): Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng di truyền và cách chất kích ứng (xà phòng, chất tẩy rửa,…) là các yếu tố gây ra bệnh.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là bệnh lý khiến da đầu ngón tay trẻ bị bong tróc khi tiếp xúc với các chất dị ứng như nước hoa, xà phòng,…
  • Bệnh á sừng: Thường phổ biến ở trẻ từ 5 đến 12 tuổi khiến da tay của bé bị khô, bong tróc vảy và chảy máu. Bệnh á sừng không truyền nhiễm, tuy nhiên rất khó để điều trị dứt điểm.
nguyên nhân khiến trẻ em bị tróc da đầu ngón tay
Một số tác nhân dị ứng có thể khiến da đầu ngón tay của trẻ bị bong tróc

Ngoài ra, một số loại thuốc, vitamin bổ sung, thực phẩm chức năng, thực phẩm, động vật, thú cưng hoặc các tác nhân dị ứng khác đều có thể dẫn đến tình trạng tróc da đầu ngón tay ở trẻ.

Xem thêm: Các loại dị ứng da thường gặp và cách xử lý

3. Bệnh lý tự miễn

Một số bệnh lý tự miễn có thể khiến da đầu ngón tay của trẻ bong tróc như:

  • Bệnh Kawasaki: Là một tình trạng hiếm gặp chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng cơ bản là sốt cao kéo dài đến 5 ngày kèm theo việc bong tróc da ở đầu ngón tay. Bệnh Kawasaki cần được điều trị kịp lúc để tránh các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến tim mạch và gây tử vong.
  • Bệnh vẩy nến: Là tình trạng da bị viêm, đỏ và bong tróc. Mắc dù bệnh phổ biến ở khuỷu tay và đầu gối, tuy nhiên các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể kể cả đầu ngón tay.

Bé nhà bạn đang gặp những triệu chứng nào?

CHIA SẺ DẤU HIỆU NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

4. Bệnh lý truyền nhiễm

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể liên quan đến các bệnh lý truyền nhiễm như:

  • Nhiễm nấm Candida
  • Bệnh sởi
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Sốt phát ban
  • Hội chứng bỏng da do tụ cầu (phồng rộp và bong da do nhiễm Staphylococcal nghiêm trọng)
  • Nhiễm trùng nấm Tinea
  • Nhiễm virus

5. Các bệnh lý nghiêm trọng

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên đôi khi có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng như:

  • Bệnh bạch cầu cấp tính
  • U lympho tế bào T ở da, là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên tình trạng này hiếm gặp ở trẻ em.
  • Viêm màng não do nhiễm vi khuẩn.
  • Ung thư da nhưng bệnh lý này hiếm gặp ở trẻ em.
  • Hội chứng Stevens-Johnson, là tình trạng nổi mẩn đỏ, rối loạn da do nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Hoại tử thượng bì nhiễm độc có thể khiến da hình thành bọng nước, nứt nẻ, bong tróc da và chảy máu.

Cách điều trị an toàn khi trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Hầu hết tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay không nghiêm trọng, do đó cha mẹ và người chăm sóc không cần quá lo lắng. Người chăm sóc hoặc cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp điều trị an toàn tại nhà giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da của bé.

trẻ em bị tróc da đầu ngón tay
Tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể được kiểm soát bằng các phương pháp tại nhà 

Các biện pháp cơ bản bao gồm:

  • Tắm đúng cách: Tắm quá lâu, tắm nước quá nóng có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da của bé. Thời gian tắm thích hợp cho bé là từ 5 đến 10 phút và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng. Bên cạnh đó, sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ, tốt nhất là chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Nếu da của bé có dấu hiệu bị khô hoặc bắt đầu bong tróc da, người chăm sóc có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Trao đổi với bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ.
  • Bảo vệ da trẻ hợp lý: Tránh không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Vào mùa đông, bạn có thể cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa để tránh các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất gây hại cho làn da của bé. Không sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên da của bé, đặc biệt là các loại mỹ phẩm của người lớn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ để hạn chế các triệu chứng bệnh chàm tay và giảm tình trạng khô da.

Nếu tình trạng da đầu ngón tay của trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi sau một vài tuần, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thanh bì Dưỡng can thang HẠ GỤC tróc da đầu ngón tay do vảy nến, á sừng, viêm da ở trẻ [AN TOÀN 100%]

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc trị viêm da tự miễn được nghiên cứu độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Kết tinh giá trị hàng chục bài thuốc cổ phương, qua nghiên cứu bài bản Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện với thành phần và công thức chuyên sâu.

Bài thuốc được phát triển từ công thức chữa viêm da bí truyền của dân tộc Tày ở Bắc Kạn cùng bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông. Dưới sự trợ giúp của Y học hiện đại, Thanh bì Dưỡng can thang được gia giảm, làm mới, đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời, tạo bước ĐỘT PHÁ trong điều trị các thể viêm da tự miễn, AN TOÀN CHO TRẺ EM.

Mời bạn theo dõi ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:

Đánh giá cao tính ứng dụng của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin giới thiệu tới khán giả cả nước. Phát sóng với chủ đề “Đẩy lùi viêm da tự miễn bằng thảo dược Đông y” ngày 16/11/2019, chương trình nhận định bài thuốc là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Được VTV2 đưa tin và giới thiệu là giải pháp vàng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

Công thức “3 trong 1” TOÀN DIỆN, gia giảm linh hoạt

Tuân thủ nguyên tắc “NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ” của Y học cổ truyền, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH. Đó là sự kết hợp của 3 nhóm thuốc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong cùng liệu trình, từng bước hạ gục mọi thể viêm da, giúp trẻ lành da nhanh chóng.

  • Thuốc NGÂM RỬA: Tăng cường sát khuẩn, khoanh vùng tổn thương và ngăn chặn bội nhiễm do vảy nến, á sừng và nhiều thể viêm da khác khiến trẻ bị tróc da đầu ngón tay.
  • Thuốc BÔI: Làm dịu da, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, cung cấp dưỡng chất làm mềm da, tăng cường tái tạo vùng da bị tổn thương ở đầu ngón tay, thúc đẩy lành miệng vết thương, xóa mờ sẹo nhanh chóng.
  • Thuốc UỐNG: Thanh nhiệt, đào thải độc tố bên trong cơ thể, nâng cao chức năng miễn dịch cho da bé, ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

XEM NGAY: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da hàng đầu với 5 ưu điểm vượt trội

Công thức thuốc cho tác động hoàn chỉnh trong điều trị viêm da
Công thức thuốc cho tác động hoàn chỉnh trong điều trị viêm da

Đặc biệt, bài thuốc trị viêm da của Trung tâm Thuốc dân tộc có tính CÁ NHÂN HÓA CAO. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh lý ở mỗi trẻ mà các bác sĩ tại Trung tâm sẽ gia giảm nhóm thuốc cho phù hợp, KHÔNG DÙNG CHUNG ĐƠN THUỐC CHO MỌI TRẺ. Riêng đối với trẻ sơ sinh, Trung tâm gia giảm chỉ sử dụng 2 nhóm thuốc là thuốc bôi và ngâm rửa.

Bảng thành phần phối chế 30 dược VÀNG, an toàn cho trẻ

Kế thừa tư tưởng “Nam dược trị nam nhân”, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 30 vị thuốc dồi dào dược tính trong sát khuẩn, tiêu viêm, chống ngứa, lành da. Trong đó, 100% thảo dược chuẩn sạch GACP-WHO, đáp ứng như yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng.

Từ đây, bài thuốc AN TOÀN – LÀNH TÍNH, hoàn toàn phù hợp với cơ địa trẻ nhỏ, không phát sinh bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

Vườn chuyên canh thảo dược đạt tiêu chuẩn GACP-WHO
Vườn chuyên canh thảo dược đạt tiêu chuẩn GACP-WHO

Hiệu quả lên đến 95%, NGĂN TÁI PHÁT

Theo thống kê tại hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, Thanh bì Dưỡng can thang giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả các bệnh viêm da với tỷ lệ 95% ngay liệu trình đầu, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Những trường hợp còn lại do chưa kiêng khem cẩn thận hoặc cơ địa chậm hấp thu dược chất.

Hiệu quả bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Hiệu quả bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Đông đảo phụ huynh đã tin tưởng lựa chọn Thanh bì Dưỡng can thang cho con và gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

Làn da trẻ lành hẳn sau 1 liệu trình
Làn da trẻ lành hẳn sau 1 liệu trình

Anh Trần Ngọc Tân cũng đã tin tưởng lựa chọn bài thuốc cho con trai và chia sẻ lại trải nghiệm:

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, các trường hợp bong tróc da ở đầu ngón tay có thể được cải thiện sau một vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách và tránh các tác nhân gây kích ứng da. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể thì người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Đến bệnh viện hoặc liên lạc với bác sĩ chuyên môn ngay khi:

  • Da đầu ngón tay của trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Tình trạng kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Các phương pháp chăm sóc cải thiện tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị.

Biến chứng khi trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Các biến chứng khi trẻ em bị tróc da đầu ngón tay phụ thuộc vào các nguyên nhân tiềm ẩn, rối loạn hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong một số trường hợp, da đầu ngón tay bong tróc có thể dẫn đến một số biến chứng bao gồm:

  • Nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn hoặc nấm da ở các ngón tay và lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
  • Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da và các mô xung quanh ngón tay do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
  • Lở loét và tổn thương các mô tế bào.
  • Thay đổi kết cấu da hoặc hình thành sẹo vĩnh viễn.
  • Nám da hoặc thay đổi màu da.
  • Ung thư da.

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay là một vấn đề rất phổ biến. Tình trạng này cần được chăm sóc và cải thiện để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu các triệu chứng kéo dài, gây đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Ngày đăng 10:15 - 24/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:04 - 24/10/2023
Chia sẻ:
Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) đã khỏi bệnh á sừng lâu năm sau khi dùng 1 liệu trình với Thanh bì dưỡng can thang.
Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể không đáng lo ngại và không gây nguy hiểm đến…

TOP 11 thuốc trị á sừng tốt nhất hiện nay và cách dùng

Thuốc trị á sừng thường được khuyến cáo sử dụng ngay từ khi các dấu hiệu mới phát để bệnh…

Ngón tay bị sưng và ngứa – Cơ thể đang mắc bệnh gì?

Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Việc…

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua