Làm sao biết trẻ bị ho khan và nên uống thuốc gì tốt?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho khan là một trong những bệnh về hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị ho khan kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn gây tổn thương phổi của bé.

Ho khan là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ
Ho khan là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ

Ho khan và ho gió

Trước khi tìm hiểu cách nhận biết trẻ bị ho khan, bạn cần hiểu tại sao cơ thể bị ho và một số loại ho thường gặp. Bình thường, ho là phản xạ của cơ thể khi có vật lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập. Ho giúp cơ thể tống các vật lạ hoặc chất nhầy chứa vi khuẩn trong cổ họng ra ngoài. 

Dựa vào tính chất, người ta chia thành 2 loại: ho có đờm và ho không có đờm. Ho không có đờm thường chia thành ho khan và ho gió.

Không có nhiều tài liệu nói về ho gió. Một số tài liệu cho rằng ho khan và ho gió giống nhau. Số tài liệu khác thì cho rằng ho gió xảy ra khi thời tiết thay đổi và thường không đáng lo vì sẽ hết nhanh và không gây biến chứng. Trong khi đó, ho khan thì thường có nguyên nhân do virus. Cách hiểu thứ hai được nhiều người sử dụng nhất.

Biểu hiện trẻ bị ho khan

Khi bị ho khan, trẻ sẽ ho rất nhiều và kéo dài từng cơn. Ho khan không kèm theo đờm hoặc rất ít. Tình trạng này có thể đi kèm với sổ mũi và ngứa rát cổ họng.

Giấc ngủ của trẻ sẽ thường xuyên bị gián đoạn, bé hay quấy khóc và khó chịu trong người. Những cơn ho khan kéo dài có thể khiến trẻ bị nôn mửa và kén ăn. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị đau tức ngực và khó thở.

Nếu nguyên nhân gây ho xuất phát từ viêm phế quản, có thể trẻ bị ho ra đờm màu xanh và mệt mỏi khi thở. Nếu có dị vật trong cổ, sắc mặt trẻ sẽ tím tái cùng với những cơn ho khan.

Tình trạng ho khan của trẻ em thường kéo dài từ 2-4 tuần. Ho do virus, thời gian có thể còn lâu hơn. Nếu ho kéo dài hơn 4 tuần gọi là ho mãn tính, dưới 4 tuần là ho cấp tính.

Ho khan ở trẻ nhỏ có thể đi kèm với sổ mũi và ngứa rát cổ họng
Ho khan ở trẻ nhỏ có thể đi kèm với sổ mũi và ngứa rát cổ họng

Nguyên nhân khiến trẻ ho khan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan ở trẻ em. Phổ biến trong số đó gồm:

  • Ô nhiễm không khí:

Bụi và vi khuẩn trong khí sẽ xâm nhập và lắng đọng trong cổ họng của bé. Khiến cho cổ họng bị khô và dẫn đến tình trạng ho khan.

  • Nhiễm virus:

Khi tình trạng ho khan đi kèm với cảm cúm, đa số các trường hợp được chẩn đoán là nhiễm virus. Tình trạng ho khan sẽ kéo dài từ lúc mới bắt đầu cho đến khi tất cả các triệu chứng đi kèm hết hoàn toàn.

  • Các bệnh về đường hô hấp:

Những bệnh như viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan.

  • Thời tiết:

Vào những ngày thời tiết chuyển mùa, nhiều trẻ rất dễ bị tình trạng ho khan. Điều này chủ yếu do sức đề kháng của trẻ còn yếu và nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết.

  • Chảy dịch mũi sau:

Chất nhầy trong khoang mũi nếu không được tống ra ngoài dễ nhỏ giọt xuống cổ họng. Nó còn được gọi là chảy dịch mũi sau. Tình trạng này kéo dài sẽ kích thích dây thần kinh ở cổ họng và gây ho khan.

Khi nằm, trẻ thường ho nhiều hơn. Bởi lúc này chất nhầy sẽ bám ở mặt sau cổ họng. Nó gây ngứa và trẻ thường nuốt chất nhầy này chứ không nhả ra như người lớn. Lượng chất nhầy bị nuốt quá nhiều có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc nôn ói.

Ho khan ở trẻ thường có nguyên nhân do virus
Ho khan ở trẻ thường có nguyên nhân do virus

Chọn thuốc cho trẻ bị ho khan

Khi trẻ ho, phụ huynh đừng vội dùng kháng sinh. Rất có thể đó chỉ là triệu chứng ho bình thường. Nếu tình trạng do xuất hiện nhiều lần và kéo dài nhiều ngày, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân.

Việc mua thuốc kháng sinh cần có đơn của bác sĩ. Và sử dụng phải tuân theo liều lượng được chỉ dẫn. Quá nhiều hoặc quá ít đều có thể phản tác dụng và làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Do đó, nếu bé xuất hiện các triệu chứng của ho khan, mẹ cần cho bé ti nhiều hơn so với bình thường. Nếu sau một vài ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Tự dùng thuốc kháng sinh hay hoặc các bài thuốc dân gian để chữa ho khan cho trẻ không được khuyến khích. Bởi hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé còn rất yếu và dễ bị tổn thương. Tự ý chữa tại nhà có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

Cách chăm sóc chung cho trẻ bị ho khan

Cách đơn giản nhưng khá hiệu quả trong điều trị ho khan ở trẻ là uống nhiều nước. Khi bị ho khan, cổ họng sẽ thường xuyên bị khô rát. Việc cung cấp nước sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn. Nhất là trong những ngày trời hanh khô.

Nếu trẻ bị ho nhiều về đêm, phụ huynh nên cho trẻ uống 1 cốc nước lọc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, việc làm ẩm không khí cũng rất cần thiết. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đun ấm nước sôi với một ít sả, chanh và gừng. Sau đó mở nắp và để trong phòng bé. Những việc này giúp trẻ dễ thở hơn và giảm được các cơn ho.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ giảm được tình trạng ho khan ở trẻ. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bởi một khi cơ thể gặp vấn đề, dù là ở phổi thì các cơ quan còn lại cũng chịu tác động chung. Do đó hãy cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp.

Mẹo dân gian chữa ho khan ở trẻ em

Trong dân gian có nhiều phương pháp chữa ho khan ở trẻ em. Các phương pháp này có điểm chung là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính, không tác dụng phụ và dễ làm. Do đó, nó được khá nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Trong đó, phổ biến nhất là trị ho bằng mật ong và chanh.

Các bậc phụ huynh có thể sử dụng chanh và mật ong để chữa ho khan ở trẻ
Các bậc phụ huynh có thể sử dụng chanh và mật ong để chữa ho khan ở trẻ

Mật ong có tính kháng khuẩn tốt, kết hợp với khả năng tăng cường sức đề kháng của vitamin C có trong quả chanh có tác dụng chữa ho khan hiệu quả. 2 thành phần này được hấp trong 10 phút. Sau đó để nguội và cho trẻ uống mỗi ngày từ 3-4 lần.

Ngoài ra, người ta còn dùng quất chưng cách thủy với đường phèn và mật ong; chưng cách thủy lá húng chanh với đường phèn; xoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ hoặc ngâm chân trong hỗn hợp gừng và muối trong nước ấm.

Các phương pháp dân gian thường được áp dụng trong 3-5 ngày đầu khi trẻ bị ho khan. Nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với các biểu hiện như: bỏ ăn hoặc bỏ bú, ngủ li bì, khó thở hoặc sốt cao thì phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Phòng tránh ho khan cho trẻ

Tình trạng ho khan kéo dài không chỉ khiến cơ thể trẻ bị suy nhược mà còn gây tổn thương nghiêm trọng lên phổi. Để không bị mắc phải tình trạng này, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh chân tay trẻ sạch sẽ và thường xuyên.
  • Không cho trẻ mút tay hoặc cầm các vật nhỏ, phòng trường hợp bé nuốt phải những vật này.
  • Không để quạt quá gần trẻ, nhất là khi quạt đang được bật với công suất to. Tốt nhất đừng để trẻ tiếp xúc trực tiếp với hướng gió thổi, dù là quạt máy hay máy lạnh.
  • Cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng mát, tránh đổ quá nhiều mồ hôi để mồ hôi thấm trở lại cơ thể gây nhiễm lạnh và ho khan.
  • Những ngày trời nóng bức, cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh như nước đá bào hoặc kem.

Ngày đăng 11:18 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:03 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh ho là gì? Ho là một bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp dễ gặp ở…

Tỏi có tác dụng giảm ho, làm sạch cổ họng hiệu quả Cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng với mẹo đơn giản

Ho ngứa cổ họng là một tình trạng thường gặp do thời tiết thay đổi thường xuyên ở nước ta.…

Hướng dẫn cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc hiệu quả

Trước những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tây đối với sức khỏe của trẻ, nhiều mẹ tìm…

Ho khan là tình trạng ho không có đờm, khô rát cổ và kéo dài trong nhiều ngày. Ho khan là gì? – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho khan là chứng ho không xuất hiện đờm, diễn ra trong nhiều ngày, gây đau rát cổ họng. Có…

Ho khan có đờm và cách TRỊ DỨT ĐIỂM tại nhà, không lo tác dụng phụ

Cảm cúm và cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho khan, có đờm. Ngoài ra,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua