Trẻ bị đỏ bao quy đầu: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Khi trẻ bị đỏ bao quy đầu, phụ huynh cần cảnh giác nguy cơ viêm nhiễm quy đầu hoặc niệu đạo. Trong trường hợp trẻ viêm bao quy đầu do ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu, dài hoặc tắc bao quy đầu sẽ được cắt bao quy đầu để phòng ngừa triệu chứng tái phát.

Trẻ bị đỏ bao quy đầu
Trẻ bị đỏ bao quy đầu kèm theo đau nhức vùng kín, tiểu khó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm bao quy đầu

Đặc điểm sinh lý bao quy đầu của trẻ

Bao quy đầu là một bộ phận nằm trong cấu trúc ngoài cơ quan sinh dục. Tất cả các bé trai khi chào đời đều có bao quy đầu, thực chất đây là một lớp da mỏng (bao quy đầu) ôm trọn với nhiệm vụ bảo vệ dương vật khỏi những tác nhân gây bệnh. Cấu tạo của bao quy đầu gồm 2 lớp đó là lớp da bên ngoài và lớp niêm mạc bên trong.  Bao quy đầu  và phần đầu dương vật dính với nhau trong những năm đầu đời của trẻ. 

Cho đến khi trẻ phát triển lớn dần lên tới độ tuổi nhất định. Lớp bao da này sẽ tự động tách rời đầu dương vật và để lộ ra quy đầu. Trong y học đây được gọi là hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp hay còn gọi là lột bao quy đầu tự nhiên. Thời gian diễn ra quá trình tách rời bao quy đầu phải mất từ 5 – 10 năm. Một vài năm sau hoặc khi nam giới đến tuổi dậy thì (16 – 18 tuổi), đa số trẻ em nam sẽ tự lột bao quy đầu do tác động của hormone nội tiết, sự phát triển của cơ thể và sự thay đổi kích thước của cậu nhỏ.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có sự phát triển bình thường như thế này. Vẫn có những trường hợp trẻ nam đến tuổi dậy thì nhưng bao quy đầu vẫn phủ lấy đầu dương vật. Tình trạng này gọi là hẹp bao quy đầu hoặc tắc quy đầu. Đối với trẻ em, nếu bao quy đầu quá dài cũng có thể dẫn đến hẹp bao quy đầu, đây cũng là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm để xảy ra tình trạng trẻ bị đỏ bao quy đầu. 

Nguyên nhân trẻ bị đỏ bao quy đầu

Đỏ bao quy đầu là một biểu hiện phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Bao quy đầu cũng có thể bị đỏ ngứa khi trẻ bị dị ứng, côn trùng đốt hoặc do tổn thương tạm thời khi trẻ gãi hoặc chạm vào vùng kín. Đối với những trường hợp trẻ bị đỏ bao quy đầu kéo dài, phụ huynh cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Trẻ bị viêm bao quy đầu

trẻ bị viêm bao quy đầu
Hình ảnh viêm bao quy đầu gây đỏ và làm sưng tấy quy đầu

Tình trạng viêm bao quy đầu diễn ra rất phổ biến ở đối tượng trẻ từ 2 – 6 tuổi. Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Bởi khi viêm bao quy đầu, vùng kín bé thường bị đau nhức nghiêm trọng, kèm theo đó là tình trạng tiểu rắt, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý khiến bé sợ đi tiểu. Những biểu hiện chung của tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em là:

  • Da bao quy đầu sưng tấy: Khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy phần dương vật trẻ bị sưng đỏ, có vết lở loét và nổi những mụn ti ti.
  • Trẻ ngứa, có mụn vỡ: Nếu nhiễm khuẩn, bên ngoài bao quy đầu có thể xuất hiện các nốt mụn nước, lúc này trẻ  vì đau và khó chịu mà quấy khóc, gãi liên tục ở bộ phận sinh dục.
  • Thay đổi lỗ sáo: Bằng mắt thường khó có thể nhận thấy sự thay đổi qua lỗ sáo. Nếu xét nghiệm bằng tay có thể thấy quanh lỗ sáo có một lớp bựa bẩn màu trắng đục, hạt sạn như vôi.
  • Trẻ sợ hãi khi đi tiểu: Nếu như viêm nhiễm tặng, bên trong dương vật bé có thể hình thành những vết lở loét gây đau rát, xót nhất là khi dòng nước tiểu chảy ra, đi tiểu từng chút một sẽ gây khó chịu cho trẻ.
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi: Tình trạng màu sắc của nước tiểu có thể thay đổi từ màu sáng sang vàng đặc, chuyển sang nâu đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy nước tiểu có lẫn máu, cần đưa trẻ đến bác sĩ sớm để được thăm khám. 
  • Các biểu hiện toàn thân: Khi bị viêm bao quy đầu, trẻ có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, ngồi một chỗ, trẻ ít hoạt động, một số trường hợp kèm theo nóng sốt,…

Trẻ bị hẹp bao quy đầu

hẹp bao quy đầu ở trẻ
Đỏ bao quy đầu có thể là do tình trạng hẹp bao quy đầu khiến bên trong quy đầu trẻ bị viêm nhiễm

Hẹp bao quy đầu là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cúa trẻ trong tương lai nếu bé không được điều trị đúng cách. Thông thường bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ dương vật trẻ khỏi động lực bên ngoài, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ quan sinh dục trong và giữ cho lớp da tiếp xúc với dương vật luôn ẩm ướt. Tuy nhiên nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu, phần da trên cùng của dương vật trùm kín lỗ niệu đạo. Do đó chỉ để lộ một khe hở nhỏ để bé đi vệ sinh và quy đầu không thể tuột xuống.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ có phần da quy đầu dính chặt và gây đỏ ở đầu dương vật. Điều này sẽ gây ra những cản trở nhất định trong việc vệ sinh vùng kín giúp bé. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu mà phụ huynh cần lưu ý gồm có:

  • Khi tiểu tiện gặp nhiều khó khăn, lượng nước tiểu chảy yếu, không chảy thành dòng mà chảy thành từng dòng nhỏ.
  • Đầu dương vật phồng và sưng khi tiểu tiện, kèm theo đó là tình trạng nước tiểu bị tắc và không thoát hết ra ngoài.
  • Trẻ khó chịu vì ngứa dương vật, đồng thời phụ huynh khó quan sát lỗ niệu đạo của trẻ.

Trẻ bị dài bao quy đầu

Dài bao quy đầu là một biểu hiện tự nhiên khi bao quy đầu của trẻ dài hơn so với quy đầu thông thường. Lớp bao quy đầu quá dài với phần da thừa có kích thước hơn khoảng 1-2cm, chúng phủ kín quy đầu dương vật khiến bao quy đầu không thể tự tụt xuống được. Theo thống kê, có đến 90% trẻ em bị dài bao quy đầu. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng phụ huynh cần biết cách chăm sóc đúng đắn để vùng kín của trẻ luôn đảm bảo sạch sẽ.

Bình thường tình trạng dài bao quy đầu sẽ được khắc phục khi bước vào tuổi dậy thì. Trẻ bị dài bao quy đầu có nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo và viêm bao quy đầu cao hơn những trẻ còn lại. Nếu như phụ huynh nhận thấy bao quy đầu trẻ bị đỏ bất chợt thì cần cảnh giác trước bệnh dài bao quy đầu.

Trường hợp trẻ bị dài bao quy đầu nặng, phần da ở đỉnh dương vật dài hơn dương vật có thể che lấp lỗ niệu đạo. Lúc này, khả năng vệ sinh khó khăn và lượng cặn trắng, nước tiểu và vi khuẩn có thể gây ra viêm nhiễm ở trẻ. Phụ huynh có thể can thiệp bằng cách lột bao quy đầu cho trẻ bằng tay khi bé đủ cứng cáp (sau 4 tuổi).

Bao quy đầu dài không phải là bệnh mà là cấu tạo bình thường khi trẻ chào đời. Cùng với sự phát triển của cơ thể, bao quy đầu sẽ dần dần tách khỏi quy đầu và có thể tự tuột được. Chỉ những trường hợp phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách, để quy đầu viêm nhiễm thì mới cần can thiệp lột bao quy đầu. Ngoài ra trong quá trình vệ sinh, phụ huynh không tự lột vùng kín cho trẻ quá mạnh. Nên khiến bộ phận sinh dục của trẻ bị đỏ.

Trẻ bị nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu cũng là bệnh lý phổ biến là quy đầu trẻ bị đỏ và sưng tấy. Tình trạng này xảy ra khi bao quy đầu của trẻ không thể kéo lại về phía trước để che đầu dương vật. Từ đó dẫn đến tình trạng quy đầu bị sưng lên và mắc kẹt, gây cản trở lưu lượng máu đến dương vật. Nghẹt bao quy đầu là một “tai nạn” nguy hiểm xảy ra khi phụ huynh lột bao quy đầu của trẻ không đúng kỹ thuật. Nếu xử lý không kịp sẽ gây viêm nhiễm và thiếu máu đến dương vật.

Nguyên nhân gây nghẹt bao quy đầu có thể là do tổn thương ở khu vực dương vật. Cấu tạo dương vật không trả bao quy đầu lại vị trí ban đầu sau khi đi tiểu hoặc vệ sinh. Ngoài ra tình trạng này cũng xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng do không vệ sinh tốt khu vực dương vật. Những triệu chứng cho thấy trẻ bị nghẹt bao quy đầu gồm:

  • Sưng bao quy đầu và đầu dương vật;
  • Đau dương vật; không thể tiểu tiện;
  • Đầu dương vật chuyển thành màu đỏ hoặc tái đen.

Trẻ bị viêm niệu đạo

trẻ bị viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là một biến chứng viêm nhiễm đường tiểu xuất phát từ viêm bao quy đầu

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm đường dẫn nước tiểu ở trẻ em. Triệu chứng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng khuẩn gây ra, gồm khuẩn E.Coli, ký sinh trùng, chủng nấm Candida albicans, Chlamydia, Mycoplasma,… Ngoài ra một số ít nguyên nhân còn là do trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc do hẹp bao quy đầu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Viêm niệu đạo khiến trẻ bị đỏ bao quy đầu và cảm giác đau rát khi đi tiểu. Khi trẻ bị viêm niệu đạo, phụ huynh sẽ nhận thấy bé có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ bị tiểu buốt và thường hay cố rặn khi đi tiểu, nước tiểu nhỏ thành giọt và bị tiểu không hết.
  • Màu sắc nước tiểu bị đục, thường là màu vàng nâu sẫm do có lẫn máu.
  • Nếu ở giai đoạn viêm niệu đạo nặng sẽ thất trong nước tiểu có lẫn máu và mủ xanh
  • Trẻ có thể bị nhiễm trùng và sốt nhẹ, sưng tấy lỗ niệu đạo
  • Đối với các bé trai bị viêm niệu đạo thường sẽ bị đau và ngứa ở dương vật.

Điều trị đỏ bao quy đầu cho trẻ bằng cách nào?

Trước tiên phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây đỏ bao quy đầu ở trẻ. Thông qua thăm khám lâm sàng dương vật để chẩn đoán nghẹt bao quy đầu. Khi khám, bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu sưng đỏ xung quanh trục gần đầu dương vật hoặc cần thiết lấy mẫu mô để xét nghiệm. Trong từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị (thuốc uống, thuốc bôi), hoặc các can thiệp y thế khi cần thiết. 

Đối với trường hợp vùng kín của trẻ bị viêm nhiễm, cần tìm hiểu chủng vi khuẩn hay nấm gây bệnh để dùng thuốc điều trị cho phù hợp. Phương pháp dùng thuốc kháng sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng loại thuốc và liều dùng cụ thể sao để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ.

lột bao quy đầu
Đối với những trẻ bị hẹp bao quy đầu gây đỏ và tiểu khó, phụ huynh nên lột bao quy đầu giúp trẻ từ từ

Đối với trẻ bị đỏ bao quy đầu do tắc bao quy đầu, phương pháp điều trị có thể là siết chặt đầu dương vật để làm giảm sự co thắt. Kết hợp song song đó, bác sĩ sẽ kéo bao quy đầu trở về vị trí bằng cách bôi trơn dương vật và bao quy đầu. Trẻ có thể bị đau khi thực hiện nên bé sẽ được gây mê. Trong trường hợp duy đầu sưng quá nặng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiêm hyaluronidase (một loại enzyme giúp làm giảm sưng).

Đối với những trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc bôi và điều trị viêm trước. Sau đó tùy theo nguy cơ hẹp bao quy đầu có tiếp tục xảy ra trong tương lai hay không mà phụ huynh được khuyến khích lột bao quy đầu cho trẻ tại nhà hoặc là cắt bỏ bao quy đầu giúp bé.

Việc chữa trị cho trẻ kịp thời rất quan trọng vì nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết. Phương pháp điều trị cần được bác sĩ trực tiếp chỉ định loại thuốc theo chủng khuẩn trẻ mắc phải để tránh tình trạng nhờn thuốc, từ đó dẫn đến điều trị không khỏi dứt bệnh cho trẻ.

Khi nào mới nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

phương pháp cắt bao quy đầu
Phương pháp cắt bao quy đầu chỉ áp dụng cho những trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả

Phương pháp cắt bao quy đầu không phải là một thủ thuật bắt buộc. Trong y khoa, thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt bao quy đầu cho những đối tượng nam giới trưởng thành bị hẹp hoặc thường xuyên tắc nghẽn bao quy đầu. Đối với trẻ nhỏ bị hẹp hay dài bao quy đầu mà không có biến chứng thì dù lứa tuổi nào cũng đều được khuyến khích bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật.

Trong đó phương pháp nong bao quy đầu và bôi thuốc thường đạt hiệu quả cao đối với trẻ em. Trường hợp điều trị bảo tồn thất bại thì mới cần tới điều trị phẫu thuật, cụ thể phương pháp lột bao quy đầu được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nếu như trẻ không có biến chứng hay viêm nhiễm thì không cần thiết can thiệp, không cần thiết nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. 
  • Trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu có biến chứng, viêm nhiễm hay trẻ bị đỏ bao quy đầu co viêm niệu đạo cần điều trị nhiễm trùng trước, sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt chủng bệnh. 
  • Nếu trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu, kết hợp nong bao quy đầu cho trẻ khi tắm 1-2 lần mỗi ngày. Liên tục trong khoảng 4-6 tuần. Bằng cách này bao quy đầu có thể tuột xuống trong khoảng 2/3 trường hợp.
  • Đối với những trẻ từ 7 – 8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, không đáp ứng hiệu quả điều trị với thuốc, quy đầu sưng đỏ và căng phồng có thể phải làm phẫu thuật cắt da quy đầu.
  • Trường hợp bao quy đầu của trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu thì nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới được phép cắt bao quy đầu đơn giản bằng gây tê tại chỗ.

Lưu ý chăm sóc bao quy đầu cho trẻ đúng cách

Bao quy đầu của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, từ đó hệ lụy ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của bé. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, trong cách chăm sóc bao quy đầu cho bé, cha mẹ cần chú ý:

Vệ sinh bao quy đầu

Phụ huynh luôn cần thiết phải vệ sinh bao quy đầu cho trẻ hàng ngày. Cách đơn giản nhất là thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ vùng kín cho bé. Trong khi vệ sinh, phụ huynh không được phép rửa đầu dương vật bằng tăm bông, không xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn cho trẻ. Vệ sinh bao quy đầu đơn giản bằng nước ấm, xà phòng tắm vệ sinh bên ngoài là đủ. Sau đó lau khô vùng kín giúp bé rồi mới mặc quần áo cho trẻ.

Lộn bao quy đầu

Phương pháp lộ bao quy đầu được áp dụng cho trẻ có bao quy đầu hẹp hoặc dài. Quá trình tách bao quy đầu ra khỏi dương vật mất khá nhiều thời gian. Thời gian tách bao quy đầu phụ thuộc vào cơ thể mỗi bé, vì thế phụ huynh không nên nông nóng mà thao tác mạnh sẽ gây tổn thương cho bé. Thời gian lột bao quy đầu từ vài tháng đến vài năm là điều bình thường. Tốt nhất nên thực hiện lột bao quy đầu cho trẻ khi bé tắm. Trong thời gian này phụ huynh cứ yên tâm chăm sóc vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé bình thường nếu không có triệu chứng gì đặc biệt.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Vùng kín của trẻ có độ ẩm nhất định, mặc dù đây là điều kiện tự nhiên nhưng nếu độ ẩm này tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Trẻ bị đỏ bao quy đầu do viêm bao quy đầu cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Vì thế phụ huynh nên lưu ý, tránh để vùng kín bé ẩm ướt quá mức, đặc biệt là với những bé chưa kiểm soát được tiểu tiện. Cần kiểm tra quần hoặc bỉm của trẻ thường xuyên để thay cho trẻ được khô ráo.

Vệ sinh, tắm rửa vùng kín giúp bé đúng cách
Vệ sinh vùng kín giúp bé đúng cách và thường xuyên là cách hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm xảy ra

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Việc cho trẻ ăn uống đủ chất giúp trẻ có đủ sức đề kháng để đối phó với triệu chứng viêm nhiễm thông thường. Từ khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên tập cho trẻ uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần để đào thải cặn nước tiểu bên trong bàng quang cũng như niệu đạo. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ hoạt động bài tiết và tiêu hóa thuật lợi.

Thăm khám và điều trị khi cần thiết

Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục, tuyệt đối không được xử lý lại nhà. Nên cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng mức độ bệnh, chủng khuẩn gây bệnh và tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc phù hợp nhất cho trẻ. Đối với trẻ việc dùng thuốc kháng sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng loại thuốc và liều dùng cụ thể để đảm bảo quá trình điều trị không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ

Trẻ em bị đỏ bao quy đầu vốn là vấn đề y khoa không quá nghiêm trọng. Đây có thể là những tổn thương tạm thời mà cha mẹ nên lưu tâm để can thiệp giúp bé sớm. Quan trọng nhất là chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh cá nhân cho bé và theo dõi những dấu hiệu kịp thời để đưa trẻ đi thăm khám.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:15 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:44 - 06/02/2023
Chia sẻ:
sưng bao quy đầu Sưng bao quy đầu là bị gì? Cách trị tại nhà và lưu ý

Không ít nam giới tỏ ra lo lắng khi phát hiện dấu hiệu sưng bao quy đầu. Tình trạng này…

Bao quy đầu chưa lột cần làm gì? Có quan hệ được không? Bao quy đầu chưa lột cần làm gì? Có quan hệ được không?

Bao quy đầu là một lớp da mỏng có tác dụng bảo vệ dương vật. Lớp da này sẽ tự…

Bao quy đầu dài (thừa) có sao không? Cách khắc phục

Bao quy đầu dài có thể gây trở ngại cho chuyện chăn gối và khiến nam giới phải đối mặt…

Cắt bao quy đầu có đau không? Cắt bao quy đầu có đau không? Các cách giảm đau

Chắc chắn có rất nhiều nam giới thắc mắc "Cắt bao quy đầu có đau không?". Trên thực tế, dưới…

Trẻ bị đỏ bao quy đầu là do đâu? Trẻ bị đỏ bao quy đầu: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Khi trẻ bị đỏ bao quy đầu, phụ huynh cần cảnh giác nguy cơ viêm nhiễm quy đầu hoặc niệu…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Trang
    Nguyễn Trang says: Trả lời

    em chào bác sĩ ạ
    bé nhà e hiện tại được 7tháng
    qua kiểm tra ngày hôm nay e thấy bé bị đỏ phần đầu của bộ phận sinh dục nam và có hơi sưng.em đang không biết bé có đang bị viêm nhiễm nặng hay không và có nên cho bé đi khám không ạ
    rấtmong bác sĩ hồi đáp lại câu hỏi cho e để e có biện pháp sử lý kịp thời cho bé
    e cảm ơn ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua