Trào ngược dịch mật là gì, có tự khỏi không, làm sao chữa?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dịch mật mặc dù là tình trạng không phổ biến nhưng có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp. Điển hình nhất là kích hoạt các phản ứng viêm khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nặng.

trào ngược dịch mật
Trào ngược dịch mật là tình trạng nghiêm trọng cần can thiệp kịp thời

Tìm hiểu tình trạng trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là chất lỏng nhớt có màu vàng tới hơi xanh, tính kiềm, vị đắng, được tiết ra từ gan và được dự trữ trong túi mật. Mỗi ngày dịch mật sẽ được tiết ra trung bình khoảng 700 – 800ml.

Khi bạn dung nạp thức ăn, túi mật sẽ co bóp liên tục để chuyển dịch mật vào tá tràng. Nhiệm vụ của dịch mật là tiêu hóa chất béo đồng thời giúp hấp thụ các vitamin tan được trong dầu. Nó còn giúp tăng tiết dịch tụy và dịch ruột để tạo môi trường kiềm kích thích nhu động ruột. Từ đó có thể ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, van môn vị nếu đóng không kín sẽ tạo cơ hội cho dịch mật từ tá tràng trào ngược lên dày. Đồng thời khi van tâm vị mở thì nó còn có thể trào ngược lên cả thực quản.

1. Nguyên nhân

Thông thường tình trạng trào ngược dịch mật sẽ khởi phát khi cơ thắt ở môn vị hoạt động không đúng cách. Cùng với đó, một số điều kiện y tế cũng có thể là những nguyên nhân liên quan.

Sau đây là một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dịch mật:

Phẫu thuật mổ túi mật:

Thường được tiến hành để điều trị một số bệnh liên quan như u túi mật, viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật…  Trong rất nhiều trường hợp, sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải một số di chứng.

Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được lý giải nhất quán về nguyên nhân này. Tuy nhiên, thống kê cho thấy rằng, những người từng trải qua phẫu thuật túi mật thì nguy cơ bị trào ngược dịch mật sẽ cao hơn.

Viêm loét dạ dày – tá tràng:

Đây là một bệnh rất thường gặp về đường tiêu hóa khiến hoạt động của dạ dày ngưng trệ. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa kịp thời mà tồn đọng trong dạ dày.

trào ngược dịch mật
Viêm loét dạ dày tá tràng được cho là liên quan đến sự khởi phát bệnh trào ngược dịch mật

Chính việc tồn đọng thức ăn sẽ có những tác động nhất định và làm cho van môn vị đóng mở không đúng quy luật. Từ đó dịch mật sẽ tận dụng kẽ hở để trào ngược lên dạ dày và thực quản.

Phẫu thuật ở dạ dày:

Những phẫu thuật dù lớn hay nhỏ cũng sẽ đều tác động đến sự đóng mở của van môn vị. Các chuyên gia cho biết, van môn vị ở những đối tượng từng phẫu thuật dạ dày rất hay đóng mở bất thường. Chính vì thế mà dịch mật sẽ có cơ hội thuận tiện để trào ngược lên.

2. Triệu chứng

Tùy thuộc vào lượng dịch mật trào ngược lên mà triệu chứng ở mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Khi các phản ứng viêm chưa được kích hoạt thì những dấu hiệu thường chưa thật sự rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu để ý, người bệnh sẽ nhận thấy có sự hiện diện của một số triệu chứng dưới đây:

  • Ợ nóng: Dịch mật tràn lên sẽ khiến bạn thường xuyên gặp cảm giác tức nghẹn hay nóng rát ngay tại vùng ức. Tại thời điểm này, cơ thể sẽ tự kích thích chứng ợ nóng nhằm mục đích giải tỏa những cảm giác khó chịu. Khác với chứng ợ hơi ở đau dạ dày, tình trạng ợ hơi do trào ngược dịch mật thường kèm theo vị đắng.
  • Đau họng, ho khan: Tình trạng này sẽ thường xuyên phát sinh khi dịch mật bị tràn lên tới thực quản. Bởi nó có thể khiến niêm mạc thực quản cũng như cổ họng bị nóng rát, kích ứng. Nếu kéo dài sẽ làm phát sinh các phản ứng viêm và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
  • Buồn nôn: Dịch mật thường có vị đắng, khi tràn lên đường tiêu hóa trên sẽ rất dễ kích thích cảm giác buồn nôn. Đôi khi người bệnh còn bị nôn ra chất dịch có màu cùng vị đắng gắt rất khó chịu.

Trên đây là những triệu chứng thường gặp nhất khi dịch mật tràn lên dạ dày thực quản. Thông thường triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn khi các phản ứng viêm được kích hoạt. Chính vì thế mà bạn cần chú ý để phát hiện bệnh khi nó còn ở giai đoạn sớm.

Đừng chủ quan nếu thấy dấu hiệu bệnh – Hãy xử lý ngay khi có biểu hiện khởi phát 

3. Trào ngược dịch mật có tự khỏi không?

Các chuyên gia tiêu hóa cho biết, trào ngược dịch mật được xem là một cấp cứu nội – ngoại khoa. Tình trạng này sẽ không thể tự khỏi nếu chưa áp dụng các biện pháp đặc trị. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ được xem là cách hỗ trợ mà không tác động trực tiếp đến bệnh.

Tuy nhiên, nếu kích hoạt ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng thường không nghiêm trọng, đôi khi còn không thể nhận diện. Chính điều này đã gây ra tâm lý chủ quan cho người bệnh, khiến bệnh diễn tiến nhanh và rất khó chữa.

Trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?

Trào ngược dịch mật mặc dù là bệnh lý không phổ biến nhưng lại được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm. Bởi dịch mật tràn lên sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

trào ngược dịch mật có tự khỏi không
Bệnh có thể làm tăng nguy cơ viêm loét thực quản nếu không sớm khắc phục

Đồng thời đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các phản ứng viêm khởi phát. Từ đó khiến lớp niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương, thậm chí là hình thành vết loét nếu không sớm can thiệp. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật.

Ngoài ra, vấn đề sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi dịch mật tràn lên và gây viêm loét ở khu vực thực quản. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Các phương pháp điều trị trào ngược dịch mật

Trước khi đưa ra phương án điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành bước kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Lúc này thủ thuật nội soi có gây mê thường sẽ được chỉ định.

Hình ảnh nội soi sẽ cho phép bác sĩ quan sát và phát hiện nếu có dịch mật tràn qua lỗ môn vị. Nhiều trường hợp dịch mật còn đọng lại ở niêm mạc thân vị và phình vị. Đồng thời việc nội soi cũng sẽ giúp xác định rõ những tổn thương ở niêm mạc dạ dày cũng như thực quản.

Việc lựa chọn phương án điều trị sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng trào ngược. Thông thường sẽ là sử dụng thuốc nhưng nhiều trường hợp phải cần đến phẫu thuật để khắc phục vấn đề.

1. Sử dụng thuốc

Đối với bệnh trào ngược dịch mật thì nhóm thuốc có cơ chế làm giảm hay loại bỏ mật sẽ được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc thường được chỉ định bao gồm: Cisaprid, Colestid, Questran

Ngoài ra việc sử dụng ursodeoxycholic acid cũng sẽ được bác sĩ cân nhắc để làm giảm các triệu chứng buồn nôn, đau bụng hay nôn ra dịch mật. Tất cả các thuốc được đề cập phía trên đều có thể phát sinh các tác dụng ngoại ý. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ để nhận được tác dụng điều trị tốt nhất. Đồng thời báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp khi có các vấn đề không mong muốn diễn ra.

2. Can thiệp ngoại khoa

Trong một số trường hợp, các loại thuốc không đủ khả năng đáp ứng. Lúc này bệnh có cơ hội diễn tiến nhanh cùng những biến chứng nguy hiểm rình rập. Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để tiến hành phẫu thuật điều trị. 

điều trị trào ngược dịch mật
Các phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc khi cần thiết

Antireflux và Roux-en-Y là hai phương pháp đang được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Đối với phương pháp Roux-en-Y: Bác sĩ sẽ tiến hành dẫn ống mật nối trực tiếp với hỗng tràng. Lúc này, thay vì đổ trực tiếp vào tá tràng như trước thì dịch mật sẽ được chuyển tới hỗng tràng. Tuy nhiên, thành công của phương pháp này chỉ ở mức tương đối từ 50 – 90%.
  • Đối với phương pháp Antireflux: Mục đích của phẫu thuật là giúp khôi phục lại khả năng co thắt của cơ vòng thực quản. Từ đó khiến van môn vị đóng mở đúng cách và ngăn chặn dịch mật trào lên.

Kết nối nay để được hướng dẫn chi tiết cách điều trị hiệu quả nhất

3. Chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng. Điều này không chỉ hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa mà còn ngăn ngừa khả năng tái diễn của bệnh.

Chú ý đến một số khuyến nghị sau:

  • Hạn chế dung nạp các loại thức ăn chua cay, nóng hay đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.
  • Chia nhỏ bữa ăn, đồng thời chú ý cân bằng lượng thức ăn ở trong từng bữa.
  • Tránh tình trạng ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Không nên nằm nghỉ hoặc vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong.
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, dung nạp các thức uống có gas hay chứa cafein.
  • Không nên thức khuya, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.

Trào ngược dịch mật là tình trạng y tế nghiêm trọng cần chú ý phát hiện và thăm khám sớm. Đồng thời nghiêm túc điều trị theo đúng kế hoạch mà bác sĩ đưa ra để tránh biến chứng nguy hiểm phát sinh.

Xem thêm: Chương trình Vì Sức Khỏe Người Việt – Giới Thiệu Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả 

Có thể bạn chưa biết:

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:15 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:15 - 03/07/2023
Chia sẻ:
món ăn cho người xuất huyết dạ dày Các món ăn bài thuốc cho người bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một dạng tổn thương của dạ dày, nếu không kịp thời điều trị và có…

Sơ can bình vị tán Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Chuyên Gia Nói Gì? Giá Bao Nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có đến cả trăm bài thuốc chữa bệnh dạ dày, trong đó lựa chọn Đông…

rối loạn tiêu hóa khi mang thai Rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Cách cải thiện nhanh

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là tình trạng phổ biến ở rất nhiều mẹ bầu. Mặc dù không…

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính

Bệnh viêm đại tràng mãn tính với nhiều diễn tiến phức tạp đang khiến nhiều người phải đau đầu trong…

Viêm xung huyết hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Chào bác sĩ! Tôi là Phạm Duy Khánh, 45 tuổi quê ở Giao Thủy - Nam Định: Dạo gần đây,…

Bình luận (1)

  1. Đào Duy phước
    Đào Duy phước says: Trả lời

    Thưa bác sĩ :để trị trào ngược dịch mật thì nên dùng loại thuốc nào nhỉ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua