Trào Ngược Dạ Dày Có Gây Đau Đầu, Chóng Mặt Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng đặc trưng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đắng miệng, chướng bụng, khó tiêu… Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp có thêm triệu chứng đau đầu, chóng mặt xảy ra cùng lúc với cơn trào ngược. Vậy thực tế thì trào ngược dạ dày có gây đau đầu, chóng mặt không? 

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?
Đau đầu, chóng mặt là những triệu chứng đi kèm với tình trạng trào ngược axit dạ dày

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu, chóng mặt không? Nguyên nhân vì sao?

Trào ngược dạ dày là tình trạng xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chán ăn, đau thượng vị… Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp bùng phát cơn trào ngược dạ dày kèm theo đau đầu, chóng mặt. 

Theo lý giải từ các chuyên gia, tình trạng đau đầu, chóng mặt xảy ra khi bị trào ngược dạ dày là do 2 nguyên nhân chính sau: 

1. Xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa

Khi bùng phát triệu chứng trào ngược dạ dày, lượng axit bên trong sẽ thấp hơn so với mức bình thường. Khi chỉ số axit dạ dày quá thấp sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, nấm… Các loại vi khuẩn này sẽ làm lên men thức ăn được nạp vào và sản sinh ra lượng khí dư thừa tích tụ trong dạ dày. Lượng khí dư thừa này sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, khiến nó giãn mở làm ảnh hưởng đến thực quản. 

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?
Trào ngược dạ dày có gây đau đầu có thể xuất phát từ hội chứng nhịp tim nhanh tư thế hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa

Ngoài ra, khi số vi khuẩn này thẩm thấu vào trong chất lỏng và các tế bào, sau đó đi vào não bộ. Tình trạng này vô tình tạo áp lực lên thành não bộ và gây ra đau đầu. Cơn đau đầu ở người bị trào ngược dạ dày thường chỉ xuất hiện thoáng qua, biến mất rất nhanh phổ biến nhất vào sáng sớm, đêm muộn hoặc sau khi ăn no. Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu chỉ được cải thiện khi lượng khí thừa được loại bỏ. 

Riêng đối với triệu chứng chóng mặt do trào ngược dạ dày thường xảy ra kèm theo khi bị đau đầu quá mức. Đôi khi người bệnh trào ngược dạ dày còn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng do kém ăn, ăn uống khó tiêu, thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

2. Có sự liên quan giữa hội chứng nhịp tim nhanh tư thế với trào ngược axit dạ dày

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế là tình trạng lượng máu quay trở lại tim quá thấp khi người bệnh đang nằm sau đó đột ngột đứng lên. Hội chứng này gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, trong đó biến chứng phổ biến nhất là gia tăng sự nhạy cảm đối với các vấn đề tiêu hóa và điển hình là trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì vậy, những người mắc hội chứng nhịp tim nhanh tư thế cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày và kèm theo những cơn đau đầu nghiêm trọng. 

Hội chứng xuất hiện ở cả nam và nữ từ độ tuổi 15 – 50 và thường xảy ra ở những người bị chấn thương hoặc nhiễm virus. Mặc dù hội chứng nhịp tim nhanh tư thế có thể gây ra trào ngược dạ dày với triệu chứng đau đầu nhưng ngược lại bị trào ngược dạ dày gây đau đầu thì không hẳn là do hội chứng này. 

Cách xử lý khắc phục tình trạng đau đầu, chóng mặt khi bị trào ngược dạ dày

Hầu hết các trường hợp bị đau đầu do trào ngược dạ dày đều đáp ứng việc giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả trong vài lần đầu, sau đó thuốc bắt đầu không còn phát huy tác dụng nữa do nhờn thuốc, kháng thuốc và tình bệnh vẫn âm thầm diễn tiến ngày càng nghiêm trọng.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng đau đầu do trào ngược dạ dày chính là tìm ra nguyên nhân gây ra và điều trị tận gốc. Điều đầu tiên người bệnh cần làm là đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân. Khi xác định được chắc chắn cơn đau đầu, chóng mặt xảy ra do trào ngược dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau với liều lượng thích hợp để kiểm soát triệu chứng trào ngược. 

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?
Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh để cải thiện và phòng ngừa triệu chứng đau đầu do trào ngược dạ dày

Đồng thời, người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tái phát bệnh. 

Áp dụng thực đơn khoa học và thói quen ăn uống lành mạnh 

  • Chia nhỏ các bữa ăn chính làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày. 
  • Không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. 
  • Sau khi ăn không nên nằm ngay hoặc vận động chạy nhảy quá sức, tốt nhất nên đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. 
  • Đảm bảo ăn đúng giờ, đủ bữa, không nhịn đói và cũng không được ăn quá no cùng lúc.
  • Ăn chậm nhai kỹ và không được ăn bất kỳ thứ gì trước khi đi ngủ từ 2 – 3 tiếng. 
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống có cồn như rượu bia hay chất kích thích như cà phê, nước ngọt có gas… 
  • Tránh bổ sung các loại trái cây hay thực phẩm chứa axit gây tăng tiết dịch vị dạ dày như trái cây cam quýt, đu đủ xanh, socola, muối, măng chua, cà muối… 
  • Thay vào đó ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có tính kiềm hỗ trợ trung hòa dịch vị axit dư thừa trong dạ dày như sữa, các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu, hạt…
  • Bổ sung 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày để hỗ trợ sức khỏe đường ruột. 

Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh

  • Tạo thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày. Cách này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các mầm bệnh mà còn giúp duy trì cân nặng trong mức cho phép, giảm áp lực cho dạ dày. 
  • Để hạn chế tình trạng trào ngược vào ban đêm, người bệnh nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ và kê cao đầu bằng gối chống trào ngược để làm giảm triệu chứng. 
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích tương tự. 
  • Ngủ đúng giờ, không thức khuya và tránh làm việc quá sức. 
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài. 

Trào ngược dạ dày gây đau đầu, chóng mặt là những triệu chứng ít gặp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên sớm thăm khám để được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 20:31 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 16:59 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bị trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không? Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Ngũ Cốc Không?

Bị trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không và uống như thế nào là đủ là những…

TIÊU DIỆT KHUẨN Hp và HẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY dai dẳng, lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN HẾT TRÀO NGƯỢC, KHUẨN HP lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN 

Đau dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm loét dạ dày HP là nỗi ám ảnh khủng khiếp của…

Bị trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không? Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Cà Phê Không?

Người bị trào ngược dạ dày cần thắt chặt chế độ ăn uống và kiêng cữ những loại thực phẩm…

5 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong “Cực Nhạy”

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong có thực sự tốt không? Nhiều ý kiến cho rằng mật ong…

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng như thế nào cho đúng?

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng có thể thực hiện ngay tại nhà. Thực hiện biện pháp này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua