Tìm thấy “thủ phạm” có thể gây ung thư dạ dày ở 70% người Việt

Theo PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP ở người trưởng thành là 70%. Vậy có phải, cứ nhiễm vi khuẩn HP này là đều gây ung thư, bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi. Nhờ đặc điểm này, chúng có thể di chuyển dễ dàng trong niêm mạc dạ dày – môi trường trú ngụ lý tưởng của chúng.

2. Vi khuẩn HP có phổ biến không?

Theo tài liệu của Tổ chức Tiêu hóa thế giới đưa ra năm 2010, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trung bình trên thế giới là 50%.

Theo con số mới nhất được cung cấp bởi PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HP ở người trưởng thành là 70%.

Người ta tìm thấy sự hiện diện của khuẩn HP trên 90% người bệnh bị viêm dạ dày. Tỷ lệ này còn cao hơn ở nhóm bệnh nhân loét dạ dày tá tràng (75 – 80%) và nhóm bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày tá tràng (80 – 95%).

Chính vì vậy, nhiễm khuẩn HP được coi là một trong các nhiễm khuẩn phổ biến, thường gặp nhất ở người.

Tìm thấy thủ phạm có thể gây ung thư dạ dày ở 70% người Việt - Ảnh 1.

Hình ảnh vi khuẩn HP được phóng to (Ảnh minh họa)

3. Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, khuẩn HP chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng gia tăng, trở thành căn bệnh đứng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa.

Loại vi khuẩn này cũng chính là thủ phạm hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư dạ dày – một trong 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp nhất ở Việt Nam.

Tất nhiên, phải hiểu cho thật đúng, không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn HP cũng gây ra ung thư dạ dày bởi khuẩn HP có nhiều chủng loại khác nhau do đó mức độ gây bệnh cũng khác nhau.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP có độc lực yếu thường ít xảy ra các triệu chứng đau và khả năng dần đến ung thư là không có. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn HP có độc lực mạnh thì mới gây ra tình trạng viêm, loét, nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không khỏi thì mới dẫn đến khả năng ung thư dạ dày.

Theo PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, 80% người nhiễm khuẩn HP gây ra viêm dạ dày mạn tính không triệu chứng, từ 15 đến 20% bị viêm teo dạ dày mạn tính hay chuyển sản ruột, viêm loét dạ dày, tá tràng, chỉ dưới 1% diễn tiến thành ung thư.

Tuy con số nhiễm khuẩn HP diễn tiến thành ung thư dạ dày chỉ có dưới 1% diễn tiến thành ung thư, nhưng vì số người mắc rất cao (chiếm đến 70% người trưởng thành ở Việt Nam), vì vậy tỷ lệ 1% quy đổi ra số bệnh nhân là không nhỏ.

Hơn nữa, các chuyên gia luôn khẳng định nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày và việc phát hiện và điều trị khuẩn HP sẽ giúp loại bỏ 50% nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này. Vì thế, không thể coi thường sự có mặt của khuẩn HP và việc phát hiện, điều trị để loại bỏ chúng.

4. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP?

– Lây nhiễm qua đường miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn từ bát chung… vì vậy nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.

– Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày: Quá trình lây nhiễm này diễn ra khi thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người lành.

– Lây nhiễm qua đường phân – miệng: Khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.

5. Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn HP?

Theo BS Hoàng Danh Tấn Khoa Tiêu hóa – Gan mật Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nếu được phát hiện nhiễm khuẩn HP, bạn nên nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh ở dạ dày và xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP. Chỉ nên điều trị HP khi có kèm viêm – loét dạ dày.

Theo Soha.vn

Ngày đăng 18:27 - 04/08/2016 - Cập nhật lúc: 18:28 - 04/08/2016
Chia sẻ:
5 “thần dược” giá bình dân mà bổ như nhân sâm
Dưới đây là danh sách 5 thực phẩm phổ biến sở hữu tác dụng tương tự nhân sâm, nhưng không…
4 điều kiêng kỵ đặc biết đối với người bị bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày mãn tính là căn bệnh gây phiền toái thường nhật đối với người bệnh và ngày càng…
7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư đại trực tràng
Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, ung thư đại trực tràng thường âm thầm phát triển và…
8 loại rau xanh giúp thải độc cơ thể bạn biết chưa
Cải bắp, xà lách, súp lơ xanh hay cải xoong, măng tây... là những loại rau xanh giàu dưỡng chất…
Ăn đồ nướng có thật sự gây bệnh ung thư..???

Sau thông tin về cô gái 19 tuổi người Triết Giang, Trung Quốc bị ung thư giai đoạn cuối do…

Quy tắc vàng cấp cứu người tai nạn giao thông: Hãy đọc và chia sẻ

Theo Thạc sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai thì nguyên tắc cấp cứu một…

5 dấu hiệu bất thường của ung thư đại trực tràng nhiều người thường vô tình bỏ qua

Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng thường khiến mọi người không để ý tới. Cho đến khi…

Thức khuya: Thói quen xấu có thể cướp đi mạng sống của bất cứ ai

Thiếu ngủ làm đời sống ngắn lại, gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp, béo phì,…

8 cách phân biệt mật ong thật và mật ong giả cực đơn giản

Vì cái lợi trước mắt mà ngày nay, cái gì cũng có thể làm giả. Thật giả lẫn lộn và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua