Quy tắc vàng cấp cứu người tai nạn giao thông: Hãy đọc và chia sẻ

Theo Thạc sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai thì nguyên tắc cấp cứu một trường hợp bị tai nạn giao thông cần phải được trang bị cho cộng đồng. Nếu công tác sơ cấp cứu cho các nạn nhân tai nạn giao thông sai quy tắc có thể ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân.

Vậy bạn cần làm gì để cấp cứu người bị tai nạn giao thông?

Thạc sĩ Chính chia sẻ nguyên tắc cần có khi gặp trường hợp này chúng ta lần lượt những bước dưới đây:

1. Tự kiểm tra mình đầu tiên

Nếu bạn bị thương trong vụ tai nạn, đầu tiên hãy tự kiểm tra mình xem có bị thương tích hay không. Hãy thử đánh giá xem bạn có thể cử động tay chân của mình được không nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng như chóng mặt…

Hãy nhớ rằng bạn cần phải có đủ sức khỏe thì mới có thể giúp đỡ người khác được.

2. Kiểm tra thương tích cho người khác

Nếu người khác bị thương, đầu tiên đánh giá mức độ thương tích của họ, ví dụ có chảy máu từ vùng đầu, cổ, tay, chân, bụng, hoặc lưng không v.v…

Xử trí cho những người bất tỉnh đầu tiên, họ thường bị thương nặng hơn hoặc ngừng thở. Với những người có thể nói chuyện hoặc la hét được, và hơn nữa do họ vẫn có thể thở được, vì vậy họ có thể được xử trí muộn hơn một chút.

Hỏi tên của nạn nhân, nếu họ đáp ứng, có nghĩa là họ có thể hiểu được tình huống và có nhiều khả năng không có chấn thương đầu nặng.

3. Quan sát các dấu hiệu hô hấp

Tiếp theo, kiểm tra xem nạn nhân có thở không (quan sát nhịp thở, nghe và cảm nhận hơi thở) và có mạch không (mạch quay, mạch cảnh, mạch bẹn).

 Hình minh họa

Hình minh họa

4. Gọi sự giúp đỡ

Gọi xe cứu thương ngay lập tức hoặc khẩn trương đưa nạn nhân tới bệnh viện sau khi đã sơ cứu. Khi bạn biết rõ hơn về tình trạng của nạn nhân thì bạn sẽ có được nhận định tốt nhất để kể lại với bác sĩ về tình trạng của họ.

5. Kiểm tra tắc nghẽn/dị vật trong miệng và họng của nạn nhân

Nếu bạn không nghe thấy tiếng thở, kiểm tra ngay miệng của nạn nhân để tìm tắc nghẽn/dị vật. Nếu có tắc nghẽn hoặc dị vật gây tắc nghẽn đường thở, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa bàn tay bạn để làm sạch/thông thoáng đường thở.

6. Tiến hành ngay hồi sinh tim phổi (CPR) hoặc thổi ngạt (EAR)

Nếu không có mạch, tiến hành ngay hồi sinh tim phổi (CPR) hoặc thổi ngạt (EAR). Giữ cổ nạn nhân thẳng để bắt đầu thổi ngạt hoặc hồi sinh tim phổi. Có 3 cách thổi ngạt: miệng-miệng, miệng-mũi, và miệng-mặt nạ (mask).

7. Các cách thức giúp nạn nhân trong những tình huống nghiêm trọng

Nếu chảy máu từ miệng hoặc nạn nhân nôn, xoay nạn nhân nằm nghiêng sang một bên. Điều này sẽ giúp nạn nhân không bị sặc phổi. Đặt cánh tay ở dưới nạn nhân thẳng ra ngoài và cánh tay nạn nhân ở trên ngay gần bạn vắt qua ngực nạn nhân.

8. Xử trí các vết thương hở

Nếu có vết thương rộng, cố gắng cầm máu bằng việc sử dụng miếng vải sạch/quần áo sạch ép lên các vùng tổn thương chảy máu. Dùng bàn tay để ép xuống chứ không dùng ngón tay.

9. Luôn phải nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ

Nếu cổ nạn nhân ở tư thế bất thường (không thường thấy) hoặc nạn nhân hôn mê, thì không được di chuyển nạn nhân. Gọi sự giúp đỡ ngay lập tức.

Điều này có nghĩa rằng cổ nạn nhân có thể đã bị “gẫy”, và nếu di chuyển nạn nhân trong tình huống này thì có thể gây hại hơn là có lợi.

10. Giữ ấm cho nạn nhân

Thông thường nạn nhân trong tại nạn giao thông sẽ cảm thấy rất lạnh do sốc. Vì vậy giữ ấm cho nạn nhân là điều rất cần thiết đối với sự sống còn. Bạn có thể sử dụng bất cứ thứ gì mà bạn có để làm điều này, ví dụ như áo thun, áo khoác v.v…

11. Tránh cho nạn nhân ăn

Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân như nước uống, thức ăn hoặc các loại nước hoa quả khác vì nó có thể khiến nạn nhân bị sặc phổi

12. Những điều cần nhớ khi vận chuyển nạn nhân

Nạn nhân cần được vận chuyển trên cáng hoặc tấm bảng cứng. Điều này rất quan trọng vì làm giảm đáng kể các cử động mà nạn nhân phải chịu đựng để từ đó tránh được việc các tổn thương của nạn nhân trở lên xấu đi hơn.

Giữ cổ và lưng của nạn nhân thẳng. Bạn có thể đặt một cuộn khăn hoặc vải dày dưới cổ nạn nhân để có hỗ trợ tốt hơn.

13. Để nạn nhân nằm trên một mặt phẳng

Nếu chỉ có tổn thương chân tay, nạn nhân có thể được vận chuyển ở tư thế ngồi.

Trong trường hợp tổn thương chảy máu, nâng phần bị thương cao hơn phần thân của nạn nhân và băng ép lên vùng chảy máu. Giữ băng ép liên tục cho tới khi bạn đưa được nạn nhân tới bệnh viện. Điều này giúp kiểm soát và cuối cùng là cầm được máu.

Hãy luôn chắc chắn rằng nạn nhân còn mạch và còn thở trên đường tới bệnh viện. Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sinh tim phổi hoặc hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.

Theo Trí thức trẻ

Ngày đăng 09:52 - 11/03/2016 - Cập nhật lúc: 09:52 - 11/03/2016
Chia sẻ:
10 cây thuốc tốt quanh nhà mà bạn không ngờ tới
Đôi khi những chậu cây nhỏ trồng quanh nhà lại trở thành vị thuốc hữu dụng mà bạn không thể…
Những tác dụng tuyệt vời của việc uống nước ấm hàng ngày
Giảm cân, giảm đau bụng lúc kinh nguyệt, sở hữu làn da sáng mịn, tốt cho hệ tiêu hóa…tất cả…
Nhịn đường, sữa, thịt đỏ diệt tế bào ung thư: Sự thật không ngờ!
Hiện nay, có một luồng thông tin cho rằng thịt đỏ, đường, sữa là thức ăn cho tế bào ung…
Bệnh tiểu đường: Tất cả thông tin uy tín, đầy đủ nhất
Bệnh tiểu đường ở Việt Nam gia tăng với tốc độ cao nhất thế giới, liên quan chặt chẽ đến…
Mẹo hay giúp bạn đặt lưng xuống là ngủ đến sáng

Bạn đã bao giờ phải lăn lộn trên giường mà vẫn tỉnh như sáo dù bạn đã rất mệt, và…

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc canxi

Canxi là thuốc rất thông dụng, hầu hết mọi người đều biết đến, nhất là người cao tuổi và người…

Bạch trà – thuốc “thánh” chữa bệnh, giải độc gan

Bạch trà không chỉ có tác dụng phòng chống ung thư, tránh cảm nắng, giải độc, trị đau răng mà…

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn ăn sáng?

Nhiều người có thói quen ngủ nướng vào cuối tuần, và tất nhiên bỏ luôn bữa sáng. Nhiều người, nhất…

Mẹo hay giúp rau quả không còn thuốc trừ sâu

65% các sản phẩm từ nông nghiệp làm mẫu được phân tích qua cuộc kiểm tra của Bộ Nông nghiệp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua