Khi nào bạn cần dùng tới thuốc kháng sinh – và khi nào không? Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ

Bạn đang ốm. Chẳng rõ mình bị làm sao, nhưng rõ ràng bạn muốn cơn đau đầu và ho dai dẳng này biến mất ngay lập tức. Nên bạn đã tới gặp bác sĩ hay là bạn lại tự chạy ra hiệu thuốc gần nhà để mua kháng sinh về uống…??

Cho dù những nghiên cứu gần đây đã cảnh báo, bác sĩ vẫn sẽ kê cho bạn kháng sinh, cho dù họ biết rõ nó chẳng hề khiến bạn khỏe lại nhanh hơn.

“Việc sử dụng kháng sinh quá mức đã dẫn tới ‘siêu vi khuẩn,’ và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng cao,” trích lời Amanda Helberg, một trợ lý bác sĩ tại Phòng khám Scott & White Lago Vista tại Texas.

Ngay trong tuần vừa qua, Tiến sĩ Tom Frieden, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã công bố ca siêu vi khuẩn kháng Colistin đầu tiên tại Mỹ, Colistin được cho là kháng sinh cứu cánh của rất nhiều bác sĩ.

Được thông qua sử dụng vào thập kỷ 1950, nhưng bác sĩ đã dừng sử dụng nó vào thập niên 1970 bởi tác dụng phụ rất mạnh.

Tuy đây là trường hợp đầu tiên tại Mỹ, chủng loại vi khuẩn này vốn được phát hiện trong cơ thể con người ở rất nhiều nước Châu Âu, cũng như Canada và Trung Quốc.

Frieden đã cảnh báo rằng ta nên sẵn sàng cho nhiều trường hợp nữa trong tương lai và những loại thuốc mới cần phải được phát triển nhanh chóng.

“Một vài bệnh nhân đã không còn thuốc chữa,” Frieden nói. “Ta phải hành động cấp bách nếu không mọi thứ sẽ kết thúc tại đây.”

Khi nào bạn cần dùng tới thuốc kháng sinh - và khi nào không? Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ - Ảnh 1.

Mỗi năm, ít nhất 2 triệu người tại Mỹ bị nhiễm những loại vi khuẩn kháng kháng sinh, và có ít nhất 23.000 người tử vong từ những lây nhiễm đó.

“Nghiên cứu đã cho thấy những lây nhiễm thường gặp vốn không cần tới kháng sinh. Tuy nhiên thì ta vẫn luôn dùng chúng,” Helberg nói.

Một điểm mục vào năm 2014 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy số lần bác sĩ kê kháng sinh cho những ca viêm phế quản cấp tính lên tới gần 70%, mặc cho minh chứng hàng thập kỷ đã cho thấy những loại thuốc này không có tác dụng với bệnh hô hấp.

“Cho dù có bằng chứng rõ ràng, chủ trương, đánh giá chất lượng và hơn 15 năm nỗ lực trong giáo dục để chỉ ra rằng tỉ lệ kê đơn kháng sinh nên bằng 0… bác sĩ vẫn tiếp tục kê hàng loạt những loại kháng sinh đắt tiền,” Tiến sĩ Michael Barnett và Jeffrey Linder đã viết.

Hãy bảo vệ ví tiền của bạn bằng việc hiểu biết rõ những loại bênh thông thường nào cần tới kháng sinh và loại nào không:

Cảm lạnh và cúm

Nhiễm trùng đường hô hấp trên, cúm là do virus gây ra. Kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn.

“Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng và không cần tới” cho cảm cúm, trích lời Tiến sĩ John Joseph, một bác sĩ y khoa gia đình tại Phòng khám Scott & White Killeen, Texas.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm theo CDC là tiêm vắc xin hằng năm. Nếu bạn bị cúm, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống virus để tăng tốc độ hồi phục.

Cảm lạnh thường kéo dài từ bảy tới 10 ngày, và sẽ tự khỏi nếu bạn nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc thông dụng để làm giảm mốt số triệu chứng.

Viêm phế quản

“Nếu một người trưởng thành khỏe mạnh bị viêm phế quản cấp tính thì kháng sinh vốn không cần dùng tới,” Joseph nói.

Nhưng vẫn có ngoại lệ. “Bệnh nhân với những yếu tố phức tạp như khí thủng phổi hay bênh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể sẽ cần tới kháng sinh khi những bệnh nhân đó dễ gặp phải những bệnh nhiễm khuẩn thứ phát,” ông nói.

Nhiễm trùng tai

Tốt nhất nên để bác sĩ của bạn kiểm tra nhiễm trùng tai.

Nguyên nhân có thể đến từ virus hoặc vi khuẩn, và “phương pháp nhanh gọn nhất để xác định nguyên do của nhiễm trùng tai là xét nghiệm chất lỏng trong tai như máu hay mủ tai,” Joseph nói.

Tại Mỹ, hầu hết các bác sĩ đều kê đơn kháng sinh thay vì xét nghiệm.

Một vài bác sĩ khuyên rằng nên đợi một thời gian xem nhiễm trùng có tự khỏi hay không, nhưng số khác lại lo ngại rằng không xử lý vi khuẩn có thể gây ra nhiều tổn thương hơn.

Viêm phổi

Viêm phổi có thể do rất nhiều thứ gây ra: vi khuẩn, virus và nấm. Kháng sinh sẽ có tác dụng nếu như bác sĩ đã xác định được chủng loại vi khuẩn gây ra lây nhiễm.

Thuốc chống virus cũng có thể được dùng để điều trị viêm phổi do nhiễm virus.

Viêm xoang

Khi xoang bị viêm, lây nhiễm có thể đến từ vi khuẩn, virus hay nấm, hay do dị ứng. Hầu hết trường hợp viêm xoang là do virus, Joseph nói, và không cần tới kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ.

Bác sĩ vẫn có thể kê kháng sinh nếu có những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm sốt cao cùng với ngạt mũi và ho có đờm.

Kháng sinh cũng cần thiết nếu như bạn cảm thấy ổn nhưng rồi những chiệu trứng lại xuất hiện hoặc lây nhiễm kéo dài hơn một tuần.

Viêm họng

Viêm họng là một loại lây nhiễm do vi khuẩn, vì vậy, ta sẽ cần phải dùng kháng sính. Nhưng chỉ có rất ít trường hợp đau họng là viêm họng thực sự, nên hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn chẩn đoán đúng.

Lời cuối

“Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn có bệnh,” Helberg nói. “Đừng dùng thuốc cũ cho một bệnh lây nhiễm mới, không dùng chung kháng sinh, và đừng sử dụng kháng sinh cho virus.”

Theo Soha.vn

Ngày đăng 18:05 - 04/06/2016 - Cập nhật lúc: 18:05 - 04/06/2016
Chia sẻ:
Các bài thuốc phòng say nắng vào ngày hè đơn giản mà hiệu quả
Thời tiết nắng nóng lên đến 40 độ C như hai ngày qua dễ khiến bạn bị say nắng khi…
Người Việt đang phải “ăn chì” hàng ngày từ những nguồn nào?
Trẻ nhỏ và bào thai bị chì tác độc mạnh hơn người trưởng thành. Các nhà khoa học cũng không…
Tác dụng chữa bệnh của cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện…
6 bí quyết chăm sóc gan của người Trung Hoa xưa
Các chuyên gia Đông y đã dày công sưu tầm và công bố 6 bí quyết chăm sóc, nuôi dưỡng…
Tìm thấy “thủ phạm” có thể gây ung thư dạ dày ở 70% người Việt

Theo PGS. TS. BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ở…

Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng dễ bị nhầm với nhiệt miệng

Ung thư khoang miệng là tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi hàm…

Tác hại của việc ăn quá nhiều đường và lượng đường “khủng” trong các loại nước ngọt bạn đang uống hàng ngày

Các con số được đưa ra sẽ khiến bạn thật sự sửng sốt nếu hàng ngày vô tình nạp vào…

Những loại thực phẩm bạn cần phải “tránh xa” nếu muốn có một sức khỏe tốt

Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngộ độc thực phẩm, chuyên gia trong lĩnh vực chống ngộ…

Các chất trong bún bẩn tàn phá dạ dày tá tràng như thế nào?

Bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất ở nước ta, chỉ xếp sau cơm. Tuy nhiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua