Có thể bạn chưa biết đến tác dụng tuyệt vời của lá hẹ

Hẹ là một loại rau rất đỗi quen thuộc trên bàn ăn của nhiều gia đình Việt. Nhưng có đến 90% người dân Việt không biết đến tác dụng tuyệt vời của lá hẹ. Vậy lý do gì khiến cho hẹ trở thành món ăn phổ biến đến như vậy?

Hẹ là một loại rau rất quen thuộc trên bàn ăn của nhiều gia đình Việt. Vậy lý do gì khiến cho hẹ trở thành món ăn phổ biến như vậy?

Trong sách cổ có câu nói nổi tiếng “Xuân ăn hẹ, Thu ăn cải” – ý nói mùa nào nên ăn thức đó. Hẹ ăn ngon nhất là vào mùa xuân, còn mùa hè thì ăn có mùi hơi hắc.

 Hẹ dễ trồng, dễ ăn, là kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hẹ dễ trồng, dễ ăn, là kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, hẹ cũng được rất nhiều chị em nội trợ ưa thích và chế biến thành các món ăn ngon như: hẹ xào trứng, bánh trứng hẹ, canh hẹ…

Hẹ có mùi vị ngon, lại dễ trồng, dễ chế biến nên trở thành một món ăn phổ biến. Ở nông thôn, rất nhiều gia đình trồng một luống hẹ và sử dụng quanh năm để làm thức ăn và thuốc chữa bệnh.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đông y, hẹ không chỉ chữa ho cho bé, nó còn có ít nhất 10 tác dụng điều trị bệnh sau đây để bạn tham khảo:

1.Tăng cường hệ miễn dịch

Mùi hương đặc biệt của hẹ chính là do chất sulfide tạo thành. Chất này có tác dụng trong việc kháng viêm diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trẻ bị ho có thể làm món lá hẹ hấp với mật ong đường phèn để điều trị thay cho thuốc kháng sinh vì hẹ có khả năng diệt khuẩn rất hiệu quả.

2. Nhuận tràng thông ruột

Trong hẹ có một lượng lớn Vitamin và CF (Crude Fiber), kích thích sự vận động của đường ruột, điều trị táo bón, phòng tránh ung thư đường ruột.

3. Bổ thận ôn dương

Rau hẹ vốn có tính ôn, vị cay, giúp bổ thận và không chứa thành phần giúp tráng dương.

4. Ích gan bổ dạ dày

Trong hẹ có chứa các thành phần đặc biệt như tinh dầu và sulfide, tạo ra mùi vị cay, có tác dụng điều khí dưỡng gan, kích thích ăn ngon, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.

5. Hanh thông khí huyết

Vị cay của hẹ có tác dụng kích thích hoạt huyết, hanh thông mạch khí, chữa các chứng buồn nôn, viêm ruột, nôn ra máu, đau ngực hoặc chấn thương.

6. Làm đen tóc

Các chất trong hẹ có tác dụng tăng cường chức năng hệ thống tyrosine trong các tế bào giúp làm đen tóc. Từ đó, điều tiết các sắc tố đen ở chân tóc, tiêu trừ các đốm trắng trên bề mặt da, làm cho tóc càng thêm bóng mượt.

7. Ngăn mồ hôi trộm

Trong hẹ có chứa một lượng ít chất chua, có tác dụng trị các chứng mồ hôi trộm, di tinh ở nam giới…

8. Ngăn ngừa mẩn ngứa

Dùng lá hẹ ép lấy nước nhỏ vào mũi có thể chữa được chứng cảm nắng. Hơ sấy hẹ trên lửa nóng, bôi lên chỗ mẩn ngứa để chữa bệnh mẩn ngứa ngoài da, sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng.

9. Hỗ trợ chuyện phòng the

Hẹ có tác dụng gây hưng phấn, ôn thận trợ dương, tốt gan bổ dạ dày, hanh thông kinh mạch, tăng cường tỳ vị, giúp tăng cảm giác ham muốn, tinh thần phấn chấn.

10. Giảm mỡ máu và tăng huyết mạch

Hẹ có thể hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến huyết quản hay cao huyết áp.

Giá trị dinh dưỡng của hẹ

cach-lam-nhong-rang-la-he

 

Hẹ ngoài làm thức ăn còn được coi là vị thuốc kháng sinh tự nhiên quý giá (Ảnh minh họa)

Thành phần nước trong hẹ chiếm tới 85%, nhiệt lượng thấp, là nguồn cung cấp sắt, potassium và vitamin A, C phong phú. Do đó, hẹ được mệnh danh là “Món mặn trong các loại rau”.

Lượng Beta carotene vừa đủ trong một bó hẹ là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày.

Tuy nhiên lượng Vitamin C và E chỉ cung cấp bằng 1/3 nhu cầu cần thiết cho cơ thể trong ngày.

Vị cay đặc trưng của hẹ là do chứa chất sulfide, chất này có tác dụng trừ khuẩn tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra còn giúp hấp thụ Vitamin B1 và Vitamin A.

Lưu ý khi chế biến hẹ

Hẹ có thể chế biến nhiều món ăn xào, rán, canh, bánh, ăn sống, làm thuốc (Ảnh minh họa)

– Hẹ có thể ăn sống cùng rau sống các loại, xào, trộn, nấu canh hoặc làm gia vị đính kèm, làm nhân trong chế biến các món ăn.

– Không nên để hẹ đã chế biến qua đêm.

– Hẹ thích hợp để ăn cùng với những loại thịt có chứa hàm lượng B1 phong phú như thịt lợn, đây là cách ăn nhiều dinh dưỡng nhất.

Tuy nhiên chất sulfide gặp nóng thì dễ gây tác dụng phụ. Do đó, trước khi xào nên cắt nhỏ hẹ, xào lửa to và thao tác thật nhanh. Nếu để quá lửa sẽ mất đi hương vị đặc biệt của hẹ.

Theo Tri thức trẻ

Ngày đăng 15:21 - 18/06/2016 - Cập nhật lúc: 15:23 - 18/06/2016
Chia sẻ:
Những loại thực phẩm bạn cần phải “tránh xa” nếu muốn có một sức khỏe tốt
Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngộ độc thực phẩm, chuyên gia trong lĩnh vực chống ngộ…
11 gợi ý “hữu ích” phòng chống ung thư của TS Việt được vinh danh tại Mỹ
2/3 số ca ung thư có thể được phòng tránh nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa…
10 thực phẩm chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà cực hiệu quả
Nếu gặp phải trường hợp ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những biện…
Cảnh báo: Trẻ bị méo mồm, liệt mặt do nằm phòng điều hòa liên tục
Thông tin về bé gái 6 tháng tuổi bị méo mồm, liệt một nửa mặt do nằm điều hòa quá…
Cảnh tượng kinh hoàng dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

“Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại…

5 sai lầm khi tích trữ thịt trong tủ lạnh gây hại cho sức khỏe

Nhiều người đã nghĩ đến việc mua ở quê về tích trữ thịt trong tủ lạnh để ăn trong nhiều…

Chị em nội trợ phải biết những mẹo này để có thể trữ thực phẩm tươi ngon cực lâu

Trước vấn nạn thực phẩm bẩn như hiện nay, nhiều gia đình trên thành phố không giám mua rau quả…

5 đồ uống thanh lọc cơ thể mỗi sáng

Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, táo bón... là các vấn đề tiêu hóa phổ biến. Những món đồ uống…

2 mặt – lợi hại của sinh mổ so với sinh thường

Hầu hết các mẹ đều được khuyên nên sinh thường để bé khỏe, mẹ mau hồi phục. Sự thật của…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua