6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh made in “nhà làm”

Ngày mùng 1 đầu tháng, không ăn tiết canh lợn nhưng ăn một bát tiết canh dê, vịt… nhà tự làm để “đỏ” cả tháng, vừa mát, vừa bổ lại sạch. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, tất cả các loại tiết canh đều là máu sống, mang mầm bệnh và không hề mát, bổ như chúng ta nghĩ.

Dưới đây là khuyến cáo của PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – BV Đa khoa Medlatec – Nguyên Trưởng khoa Vi Chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia về tác dụng thực sự của món tiết canh.

1. Tiết canh dê, vịt…đều là máu sống, mang mầm truyền bệnh

Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…

Ăn tiết canh vịt, tiết canh ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1.

Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong…

Đặc biệt, quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.

6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh made in “nhà làm” - Ảnh 1.
 

2. Ăn tiết canh dê, vịt.. nhà tự làm vẫn mắc liên cầu khẩn lợn như thường

Có nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn chỉ vì ăn tiết canh….. vịt nhà tự làm.

Trong tiết canh vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh.

Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.

6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh made in “nhà làm” - Ảnh 2.
 

3. Nhiễm liên cầu khuẩn phải là người ăn tiết canh dài ngày?

Chỉ cần ăn phải tiết canh có liên cầu khuẩn lợn, người ăn sẽ bị nhiễm bệnh mà không cần là người ăn tiết canh dài ngày.

Người nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường diễn biến nhanh, sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.

6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh made in “nhà làm” - Ảnh 3.

Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Ninh – – BV Đa khoa Medlatec, tất cả các loại tiết canh đều là máu sống, đều có khả năng truyền bệnh

4. Tiết canh tính mát, bổ huyết

Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh trong Đông y cũng không phải thực phẩm có tính mát. Sở dĩ, mọi người cho tiết canh là mát bởi khi ăn có cảm giác mát miệng mà thôi.

5. Biểu hiện của nhiễm sán

Biểu hiện của nhiễm nang sán rất phong phú, tùy thuộc vào vị trí mà các nang sán cư ngụ.

Ấu trùng sán có thể đi bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt và đặc biệt là não.

Biểu hiện của sán lợn trong não dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác.

Bởi người bệnh thường có đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ…

Vì thế, nhiều bệnh nhân có ấu trùng sán lợn trong não đến viện sau cả quá trình dài vài năm đi khám ở nhiều nơi mà không phát hiện ra bệnh.

6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh made in “nhà làm” - Ảnh 4.
 

6. Điều trị sán não tốn kém như thế nào?

Điều trị sán não mất hàng trăm triệu đồng. Nếu điều trị muộn, khả năng tử vong rất lớn hoặc có thể để lại di chứng sau này.

Soha.vn

Ngày đăng 10:18 - 06/07/2016 - Cập nhật lúc: 10:18 - 06/07/2016
Chia sẻ:
Hạt vi nhựa: “Kẻ giết người” âm thầm đang rình rập quanh chúng ta
Khi mua dầu gội, kem đánh răng... chứa các hạt vi nhựa, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là chúng…
5 dấu hiệu bất thường của ung thư đại trực tràng nhiều người thường vô tình bỏ qua
Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng thường khiến mọi người không để ý tới. Cho đến khi…
Những thói quen “sướng miệng nhưng hại răng” mà ai cũng thường hay mắc
Ăn uống “vô tội vạ” chỉ thỏa mãn vị giác của bạn trong chốc lát, nhưng hệ quả của nó…
Việt Nam có 1 loại sâm tiền tỉ đắt nhất thế giới, quý và bổ hơn cả sâm Hàn Quốc
Việt Nam của chúng ta may mắn sở hữu một giống nhân sâm, quý, hiếm và có giá trị bậc…
Con đường từ “dạ dày” đến “nghĩa địa” chưa bao giờ ngắn đến thế

Đây là câu nói đầy bức thiết của một Đại biểu Quốc hội mới đây, đặt cho chúng ta câu…

Nếu bàn tay đột nhiên tê ở các điểm này thì bạn chớ nên xem thường

Chỉ cần quan sát bàn tay, bạn sẽ biết được chuyện gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Tê…

Lợi bất cập hại của việc sử dụng giấy ướt bạn nên biết

Đúng là xài khăn giấy ướt tiện thật nhưng đằng sau những cái lợi trước mắt là những hiểm họa…

GS Nguyễn Lân Dũng: Nguy cơ ung thư gan từ món tương truyền thống

GS Nguyễn Lân Dũng cho biết việc làm tương bằng cách lên men tự nhiên không giặt nong có thể…

Khi nào bạn cần dùng tới thuốc kháng sinh – và khi nào không? Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ

Bạn đang ốm. Chẳng rõ mình bị làm sao, nhưng rõ ràng bạn muốn cơn đau đầu và ho dai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua