5 sai lầm khi tích trữ thịt trong tủ lạnh gây hại cho sức khỏe

Nhiều người đã nghĩ đến việc mua ở quê về tích trữ thịt trong tủ lạnh để ăn trong nhiều ngày. Việc tích trữ thịt lâu ngày trong tủ lạnh có giữ được chất lượng của thịt không, và có an toàn không?

Nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, việc tích trữ thịt cần phải đúng cách không lại rất phản khoa học dẫn đến vi khuẩn xâm nhập.

Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu

Khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần.

Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày.

Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt.

Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá.

Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.

 Bảo quản thịt trong tủ lạnh sai cách rất nguy hiểm (ảnh minh họa)

Bảo quản thịt trong tủ lạnh sai cách rất nguy hiểm (ảnh minh họa)

Lưu ý: Không cho thịt chín vào đông lạnh quá lâu. Thịt để lâu trong tủ lạnh ăn vẫn có thể bị tiêu chảy

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm chín trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thực phẩm mà chúng ta bảo quản theo các cách khác nhau với thời gian phù hợp.

Thức ăn chín như thịt nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh cũng không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5-6 tiếng.

Vì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố.

Tuy nhiên, nếu để quá lâu, thịt trong tủ lạnh cũng không còn tốt cho sức khỏe. Các phân tử protein sẽ bị biến tính, tự hoại tử. Vì thế, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%.

Thịt tươi để trong tủ lạnh thích hợp nhất chỉ nên khoảng 3 ngày, nên cắt nhỏ thành miếng đủ dùng, sau đó lúc cần lấy ra rã đông, không nên để cả tảng thịt to, rã đông rồi để tủ lại sẽ nhanh hỏng.

Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ăn thịt tươi, không nên dùng thịt tích trữ lâu vì đường tiêu hóa của trẻ rất yếu, dễ bị ảnh hưởng hơn so với người lớn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng để bảo quản thịt đúng cách chúng ta lưu ý vấn đề sau: Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

  • Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.
  • Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
  • Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C,
  • Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.
  • Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp.
  • Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
  • Kể cả thịt chín hay sống dù để ngăn mát hay đá đều chỉ để trong thời gian nhất định không nên để lâu.

Theo Kiến thức gia đình

Ngày đăng 09:33 - 22/12/2015 - Cập nhật lúc: 09:33 - 22/12/2015
Chia sẻ:
Không chữa bệnh răng miệng coi chừng viêm não
Đừng chủ quan, hãy chữa bệnh răng miệng thật dứt điểm. Bệnh được coi là không làm chết người này…
Chạy bộ giúp cải thiện bệnh xương khớp
Theo nghiên cứu của khoa học, những người bị viêm khớp xương không những không nên tránh hoạt động mà…
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển quốc gia ngành dược
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai…
Hậu quả khôn lường do chữa viêm gan B bằng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc
Từ đầu năm đến nay, BVTƯQĐ 108 đã tiếp nhận và điều trị cho gần 20 trường hợp suy đa…
11 gợi ý “hữu ích” phòng chống ung thư của TS Việt được vinh danh tại Mỹ

2/3 số ca ung thư có thể được phòng tránh nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa…

Những loại thực phẩm người bị huyết áp cao cần tránh xa

Có những thực phẩm mà người bị huyết áp cao nên hạn chế hoặc tốt nhất không nên  ăn nếu…

GS Nguyễn Lân Dũng: Nguy cơ ung thư gan từ món tương truyền thống

GS Nguyễn Lân Dũng cho biết việc làm tương bằng cách lên men tự nhiên không giặt nong có thể…

Ngồi văn phòng suốt 8 tiếng, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm, bạn có chắc là mình đang không mắc chứng bệnh nguy hiểm này?

Từ góc nhìn của các chuyên gia y tế thì rõ ràng công việc văn phòng, với việc ngồi hàng…

CỤP CỔ, GÙ LƯNG CHỈ VÌ DÙNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SAI TƯ THẾ

Dùng điện thoại di động cũng phải đúng tư thế ư? Điều này bạn có thể chưa bao giờ nghe…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua