Bị tiêu chảy liên tục nhiều ngày là bệnh gì, phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, có thể tự khỏi trong từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mắc tiêu chảy liên tục nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh cần được kịp thời điều trị.

Tiêu chảy liên tục hiện tượng đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày
Tiêu chảy liên tục hiện tượng đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày

Như thế nào được gọi là tiêu chảy liên tục nhiều ngày?

Tiêu chảy nói chung là triệu chứng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, đau âm ỉ đau quặn vùng bụng đặc biệt là khung đại tràng. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường bị tiêu chảy từ 1 – 2 ngày, sau đó các triệu chứng nhanh chóng biến mất.

Tiêu chảy được hiểu là hiện tượng đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Bị tiêu chảy liên tục tức là người bệnh đã bị đi ngoài phân lỏng 3 ngày liên tục và triệu chứng này không có xu hướng thuyên giảm. Người ta chia tiêu chảy thành 2 nhóm lớn là cấp tính và mãn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp là bệnh gây đi ngoài phân lỏng nhiều nước kéo dài dưới 2 tuần, nếu trên 4 tuần thì gọi là tiêu chảy mãn tính. 

Tiêu chảy thường gặp do nhiễm độc từ thức ăn hoặc nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng). Hoặc do sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo, chế độ ăn không phù hợp, không dung nạp lactose, fructose hay tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy nhiều ngày còn là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa. 

Bị tiêu chảy liên tục là bệnh gì?

Hiện tượng tiêu chảy liên tục nhiều ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh như hội chứng ruột kích thích, tổn thương đại trạng, rối loạn tiêu hóa… Không chỉ vậy, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể mắc một số bệnh ung thư. 

1/ Hội chứng ruột kích thích

Bệnh đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích thường gây ra tình trạng này
Bệnh đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích thường gây ra tình trạng này

 Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt, là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Là tình trạng suy giảm, rối loạn chức năng đại tràng. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây thủng hoặc chảy máu đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

Bệnh có các biểu hiện như: 

  • Đi đại tiện phân lỏng, không máu, có cảm giác đi ngoài chưa hết dẫn đến phải đi ngoài thường xuyên.
  • Tình trạng này thường kéo dài và xảy ra thường xuyên khi bệnh nhân gặp các vấn đề về tâm lý như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi.
  • Đau âm ỉ bụng, kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đau dọc khung đại tràng.
  • Nội soi đại tràng và ruột bệnh nhân không thấy có tổn thương.

2/ Tổn thương đại tràng

Tổn thương đại tràng thường được chẩn đoán là bệnh viêm đại tràng. Bệnh thường xảy ra khi bệnh nhân nhiễm phải các ký sinh trùng như Lamblia, Amip. Hoặc do các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Salmonella, Shigella dẫn đến viêm đại tràng và gây tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, tình trạng tổn thương đại tràng gây tiêu chảy kéo cũng có thể xuất hiện do giun đũa, giun kim, sán ruột.

Biểu hiện thường gặp: 

  • Rối loạn tiêu hóa, phân sống thường lỏng nhiều nước, nếu bị viêm nặng có thể kèm theo dịch nhầy hoặc có lẫn máu.
  • Đau bụng, đau dọc theo khung đại tràng và 2 hố chậu, giảm khi đại tiện xong.
  • Cảm giác mót rặn, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng, cáu gắt, suy giảm trí nhớ.

Xem thêm: Bệnh đại tràng và cách điều trị hiệu quả bằng bài thuốc thảo dược Đông y

3/ Rối loạn tiêu hóa

Xảy ra khi người bệnh ăn phải thức ăn ôi thiu, hỏng hoặc có chứa chất độc gây tổn thương, kích thích niêm mạc ruột. Ngoài, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy cũng có thể xuất hiện do tình trạng kém hấp thu hoặc không hấp thu được các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose… Hoặc do thiếu hụt các men như lactase, sucrase-isomaltase… 

Biểu hiện thường gặp:

  • Đau lâm râm hoặc dữ dội vùng hạ sườn trái, có thể lan ra sau lưng.
  • Bụng khó chịu, miệng đắng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Đi ngoài nhiều ngày liên, phân lỏng, không thành khuôn.

4/ Ung thư đại, trực tràng

Là bệnh lý nguy hiểm, xuất hiện do các tế bào đột biến phát triển, xâm lấn các tế bào bình thường tạo thành khối u. Sự xuất hiện và bài tiết của khối u làm loạn quy luật đại tiện do đường ruột bị kích thích.

Bệnh có các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy vào buổi sáng, đại tiện nhiều lần hoặc giảm đi rõ rệt.
  • Phân có đờm lẫn máu, có mủ lẫn máu hoặc có màu đỏ tươi.
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, sụt cân nhanh.
  • Nếu ung thư trực tràng, sờ vào hậu môn có thể thấy khối u hoặc cục cứng.

5/ Ung thư dạ dày

Tiêu chảy liên tục được xem là triệu chứng sớm của các bệnh ung thư tiêu hóa
Tiêu chảy liên tục được xem là triệu chứng sớm của các bệnh ung thư tiêu hóa

Ung thư dạ dày là bệnh do u ác tính, tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh này ở nam cao hơn nhiều so với nữ. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có đến 800.000 ca tử vong do bệnh. Là một bệnh chưa xác định được nguyên nhân chính xác và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Bệnh có các biểu hiện về tiêu chảy như sau:

  • Tiêu chảy đột ngột, kéo dài không rõ nguyên nhân, phân có màu đen.
  • Ăn uống không ngon miệng, đau rát vùng dạ dày, đau trướng bụng, khó chịu vùng thượng vị.
  • Đau âm ỉ thượng vị, giảm khi uống thuốc, xuất hiện hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau quặn bụng sau mỗi bữa ăn.

 6/ Ung thư gan

Theo thống kê, có 50% tình trạng ung thư thể nguyên phát có biểu hiện tiêu chảy trước khi phát hiện bệnh. Tức là, tiêu chảy kéo dài là dấu hiệu nhận biết sớm của các bệnh ung thư. Trong đó, ung thư gan nguyên phát là bệnh chưa rõ nguyên nhân. 

Bệnh có các triệu chứng như:

  • Số lần đại tiện khoảng từ 2 – 20 lần/ngày, đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng. Các chuyên gia y tế cho biết, mặc dù đây không phải là biểu hiện đặc trưng nhưng cũng có thể được coi là dấu hiệu của ung thư gan.
  • Ở người bệnh viêm gan, xơ gan mãn hoặc người lớn tuổi thường có cảm giác khó chịu ở bụng phải, vùng gan đau, sưng to, khó chịu, chán ăn, sụt cân.
  • Người mệt mỏi, sốt, vàng da, dễ chảy máu hay có vết bầm.

7/ Ung thư tuyến tụy

Là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, khó tiên lượng. Khó chẩn đoán và phát hiện qua các kiểm tra thông thường do tuyến tụy bị che khuất bởi dạ dày và đại tràng.

Bệnh có các biện hiện như:   

  • Bị đau bụng tiêu chảy liên tục, kéo dài trên 2 tuần, dai dẳng hoặc tiêu chảy mãn tính có thể tạm ngưng sau một thời gian sau đó tái phát trở lại. 
  • Phân lỏng, không quá nhiều nước, không có khuôn phân, lúc sền sệt, phân có nhiều chất béo.
  • Khó chịu vùng bụng trên, đau thắt lưng, hệ tiêu hóa không ổn định, sụt cân không rõ nguyên nhân. 

Bị tiêu chảy liên tục nên làm gì?

Khi bị đau bụng tiêu chảy liên tục bạn có thể xử lý như sau:

1/ Ngăn chặn tình trạng mất nước

Tiêu chảy chảy liên tục nhiều ngày không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn gây mất nước, mất điện giải, rối loạn chức năng thận, nhiễm độc gan… Vì thế điều trước tiên cần làm là phải ngăn chảy tình trạng mất nước.

Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước để tránh mất nước gây suy nhược cơ thể
Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước để tránh mất nước gây suy nhược cơ thể

Nhiều người cho rằng việc không ăn không uống có thể làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên, việc giảm triệu chứng này chứng tỏ cơ thể thiếu nước nghiêm trọng, dễ gây ra sốc phản vệ, trúng độc axit.

Khi bị tiêu chảy, có thể phán đoán tình trạng mất nước qua các biểu hiện như lượng nước tiểu ít hơn bình thường, khát nước, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Do đó, nên uống nhiều nước, tốt nhất là nên sử dụng 1 gói oresol hoặc 1 viên sủi Hydrite. Nếu không thể ăn uống được gì kèm theo nôn ói thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Đối với những bệnh nhân không hấp thụ được glucose thì bù bằng tĩnh mạch đến khi đáp ứng oresol. 

2/ Bổ sung điện giải

Mất điện giải có thể khiến tim đập nhanh, loạn nhịp tim, người mệt mỏi, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nên uống bù nước, thêm muối vào nước để bổ sung Na+, có thể bổ sung kali bằng cách uống nước ép trái cây. Cần lưu ý không sử dụng quá nhiều muối, muối ở mức hơi có vị mặn là phù hợp nhất.

3/ Thay đổi chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, ăn nhiều trái cây, rau củ quả các và xây dựng chế độ ăn giàu dưỡng chất dễ tiêu hóa giúp cơ thể có sức chống chói với bệnh. Không nên ăn các loại thức ăn sẵn, thức ăn cay nóng, thực phẩm lạnh hoặc bị ôi thiu. Ngoài ra, cũng cần hạn chế uống rượu bia, cà phê, thuốc lá. Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh ăn các thực phẩm sống, dễ khiến tình trạng tiêu chảy thêm nghiêm trọng.

4/ Thăm khám bác sĩ

Khi bị tiêu chảy liên tục kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ
Khi bị tiêu chảy liên tục kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ

Người bệnh có thể phán đoán tình trạng nghiêm trọng của bệnh và nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau đây:

  • Tiêu chảy kèm theo miệng nôn, trôn tháo, không ăn uống được gì.
  • Nhưng chỉ bị tiêu chảy những diễn biến bệnh nhanh, tiêu chảy liên tục trên 10 lần/ngày.
  • Mất nước nghiêm trọng, môi khô, miệng đắng, mắt thũng, chóng mặt khi ngồi xuống, đứng lên.
  • Da nổi ban màu tím đỏ xen lẫn các đốm trắng, nổi ban đổi, chân tay lạnh, ấn tay lên da thấy đỏ, thời gian trở lại ban đầu quá 2 giây.
  • Khi nghi ngờ mắc các dấu hiệu của những bệnh lý đã đề cập. 

Những lưu ý khi bị tiêu chảy liên tục 

Khi bị tiêu chảy nhiều ngày liền, người bệnh cần:

  • Tránh nhầm lẫn giữa tình trạng tiêu chảy gây ra chứng tim đập nhanh, loạn nhịp tim sang các cơn đau tim mà sử dụng nitroglycerin. Nếu sử dụng loại thuốc này sẽ gây giãn mạch dẫn đến suy tim, chóng mặt, tụt huyết áp nghiêm trọng. 
  •  Không tùy tiện sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hoặc sử dụng kháng sinh vì có thể gây tắc ruột, phình đại tràng…
  •  Nên theo dõi số lần tiêu chảy, thân nhiệt, cân nặng hàng ngày để phán đoán và xác định tình trạng bệnh từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. 
  • Xử lý đúng cách khi có người thân mắc tiêu chảy liên tục để tránh lây lan. 

Tóm lại, tình trạng tiêu chảy liên tục dù xuất phát từ nguyên nhân hay có liên quan đến bệnh lý nào đi nữa thì cũng đều vô cùng nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chữa khỏi viêm đại tràng nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc – Bệnh nhân chia sẻ phương pháp trên VTV2

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:11 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:53 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả [Thuốc & Mẹo tại nhà]
Có nhiều cách cách chữa đau bụng đi ngoài như dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo tự nhiên để cải thiện các triệu chứng và giảm bớt khó chịu.…
bà bầu bị đau bụng đi ngoài Bà bầu đau bụng đi ngoài có sao không, làm sao điều trị?

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài. Đây là vấn…

Bị tiêu chảy nên ăn cháo gì để nhanh khỏi & khỏe lại?

Ăn cháo trong thời gian bị tiêu chảy là giải pháp bù nước hữu hiệu và giảm thiểu gánh nặng…

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài coi chừng mắc bệnh này

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài có thể là thói quen hoặc là dấu hiệu của một số…

Có nên ăn trứng khi đang bị tiêu chảy? Bị tiêu chảy có nên ăn trứng không?

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn, giúp nạp thêm năng lượng. Vậy, bị tiêu chảy có nên…

Tiêu Chảy Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua