Đi tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì, uống thuốc gì khỏi?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Những thay đổi bất thường khi về tiểu tiện là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vậy hiện tượng đi tiểu đau buốt ở nam giới xuất phát từ nguyên nào, có liên quan đến bệnh lý hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

Tiểu buốt ở nam giới là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân
Tiểu buốt ở nam giới là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới

Tiểu buốt là tình trạng đau buốt, khó chịu trước, trong và sau khi đi tiểu. Cơn đau có thể tập trung ở niệu đạo, bàng quang hoặc vùng đáy chậu. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân sinh lý

Các tác động từ bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau buốt khi đi tiểu. Cụ thể:

  • Do dị ứng bao cao su, xà phòng tắm, nước xả vải, hóa chất
  • Do thói quen mặc quần lót chật, ẩm ướt, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đồ cay nóng.
  • Do lạm dụng quá mức các chất kích thích như rượu bia, cà phê, chất kích thích.
  • Do thường xuyên thủ dâm hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo

Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng đi tiểu buốt ở nam giới cũng có thể là dấu hiệu của:

  • Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu do quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình.
  • Các bệnh lý nam khóa như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh nang, viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Các bệnh lý về hệ bài tiết như viêm thận, bể thận cấp, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…

Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì?

Có thể nói một trong những thắc mắc chung của nhiều người chính là chứng tiểu buốt của nam giới liên quan đến những bệnh lý gì? Nếu tình trạng tiểu buốt của bạn đi kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác thì rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý sau đây: 

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.

1. Viêm niệu đạo

Vị trí của niệu đạo
Vị trí của niệu đạo

Niệu đạo là một đường ống nhỏ có tác dụng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài 

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm tại niệu đạo do các nguyên nhân như tổn thương thần kinh ngoại vi, sử dụng xà phòng không phù hợp, quan hệ tình dục không an toàn… 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Tiểu gấp, tiểu nóng, đau khi tiểu và không giảm đi sau khi đã tiểu xong.
  • Có cảm giác nước tiểu nóng rát, phải tiểu nhiều lần, có thể có chất dịch chảy ra từ niệu đạo vào buổi sáng làm tắc nghẽn các lỗ niệu đạo.
  • Xuất hiện các mẩn đỏ xung quanh phần đầu của niệu đạo kèm theo cảm giác khó chịu toàn thân, đau lưng, bụng dưới tức trệ.

2. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang sưng đau, viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập, chủ yếu là khuẩn E.coli thường gặp ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh cũng thường xuất hiện ở người có thói quen nhịn tiểu, có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm nam khoa, quan hệ tình dục không an toàn, không thường xuyên vệ sinh vùng kín.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Các triệu chứng đau, sưng viêm ở bàng quang thường đến đột ngột, nặng nề ảnh hưởng nhanh chóng đến sức khỏe của người bệnh. 
  • Đang đi tiểu thì thấy đau buốt, tia nước đột ngột bị tắt, đau nhói sau khi gần tiểu xong.
  • Tiểu rắt, tiểu nóng, khó tiểu, tiểu không hết, tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần mà vẫn luôn có cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới không rõ nguyên nhân.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi, có thể lẫn máu nếu bàng quang bị tổn thương, xuất huyết.

3. Viêm bể thận 

Viêm bể thận là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng đường tiết niệu khi tình trạng nhiễm trùng lan vào trong máu. Viêm bể thận thường do vi khuẩn E.coli gây ra, xuất hiện ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh nhân tiểu đường, người có sỏi thận.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần kèm theo đau nhói vùng hông, sốt cao…
  • Tiểu chảy trong một vài ngày hoặc kéo dài, người run rẩy không kiểm soát được hay ớn lạnh.
  • Buồn nôn, nôn mửa, có cảm giác như đang bị bệnh dạ dày, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung. 

4. Viêm tuyến tiền liệt

Chứng tiểu buốt ở nam giới cũng có thể xuất hiện do tuyến tiền liệt bị viêm
Chứng tiểu buốt ở nam giới cũng có thể xuất hiện do tuyến tiền liệt bị viêm

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc do cơ thể nhiễm lạnh, chấn thương vùng hội âm, quan hệ tình dục quá độ, lạm dụng rượu bia chất kích thích. Nếu không kịp thời điều trị thời có thể gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn máu, viêm mào tinh hoàn, suy thận, vô sinh hiếm muộn. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gấp, đau khi đi tiểu kèm theo sốt.
  • Khó tiểu hoặc cảm giác nóng rát mỗi khi tiểu, thường xuyên tiểu đêm, đau và khó chịu ở tinh hoàn, dương vật.
  • Nếu chuyển sang mãn tính có thể xuất hiện những triệu chứng như đau ở bụng; lưng dưới, háng, tiểu có máu; đau ở vùng giữa trực tràng và bìu…

5. Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt thời xảy ra ở nam giới có độ tuổi trên 40. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone giới tính khi cơ thể lão hóa, mắc bệnh về tiểu đường và tim mạch, béo phì hoặc lười vận động.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu són, tiểu không hết, tiểu tiện không tự chủ, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. 
  • Bàng quang bị chèn ép, cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục, khó xuất tinh hoặc xuất tinh sớm.

6. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiểu niệu cũng là một nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt thường gặp
Sỏi đường tiểu niệu cũng là một nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt thường gặp

Là hiện tượng sỏi kết tụ ở đường tiết niệu, chủ yếu là các vị trí như thận, bàng quang, niệu quản. Trong đó, sỏi niệu quản là căn bệnh khó điều trị và vô cùng nguy hiểm nếu không được kịp thời phát hiện. Sỏi đường tiết niệu hình thành do các khoáng chất không được hòa tan và đào thải ra ngoài mà lắng lại. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Tiểu buốt, tiểu mủ, sốt cao, rét run nếu có viêm đài – bể thận. 
  • Đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong khi sỏi di chuyển. Vị trí đau là vùng hố sườn lưng 1 hoặc 2 bên, đau lan xuống dưới hoặc lan ra phía trước. 
  • Cơn đau có thể giảm đi nhưng những cơn đau mới nhanh chóng thay thế và dữ dội hơn.
  • Có thể kèm theo buồn nôn, mạch nhanh, người đổ nhiều mồ hôi. 

7. Bệnh lậu

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra nhiều biến chứng quan trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có xu hướng gia tăng ở thanh niên trong độ tuổi từ 15 – 24. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Đặc trưng bởi chứng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đau, có thể bị chảy dịch mủ vàng hoặc xanh kèm theo mùi tanh hôi khó ngửi vào sáng sớm. 
  • Người mệt mỏi, tiểu rắt, tiểu ra mủ ở đầu bãi, có khi rát và nóng buốt khi đi tiểu khiến bệnh nhân phải tiểu từng giọt.
  • Ngứa hậu môn, chảy máu trực tràng, đau ở khu vực xung quanh bìu và tinh hoàn kèm theo đau háng. 

Cách trị đi tiểu đau buốt ở nam giới

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng và mức độ bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Cách điều trị tiểu buốt tại nhà

Các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu rất tốt cho người gặp các vấn đề về đường tiểu
Các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu rất tốt cho người gặp các vấn đề về đường tiểu

Với tình trạng tiểu buốt do nguyên nhân vật lý, người bệnh có thể cải thiện bằng cách:

  • Tăng cường uống nước để làm loãng nước tiểu và hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm tươi mát nhất là các loại rau củ quả tươi.
  • Tăng cường sử dụng các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể như nước ép rau má, canh lá mã đề…
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc quần áo khô, thông thoáng, tránh sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh để tránh dị ứng.

Cách điều trị bằng thuốc

Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người thường thắc mắc đi tiểu buốt ở nam giới uống thuốc gì. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các loại thuốc có thể sử dụng, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám ở các bác sĩ chuyên nam khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh. Phụ thuộc vào từng nguyên nhân mà có phương pháp điều trị tương ứng. 

  • Với tình trạng viêm nhiễm hoặc tiểu buốt do tổn thương có thể sử dụng kháng sinh để giảm đau, giảm sưng, kháng viêm.
  • Với các bệnh về nam khoa và đường tiết niệu sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh và các thuốc đặc trị với trường hợp nhẹ.
  • Với các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể.

Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, thường gian sử dụng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, dùng thuốc quá liều hoặc bỏ dở thuốc giữa chừng không sử dụng khi có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách điều trị bằng phẫu thuật

Được áp dụng khi tiến hành điều trị bằng thuốc mà vẫn không có chuyển biến tích cực. Chủ yếu áp dụng cho trường hợp tiểu buốt do sỏi như sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang. Đây không phải là phẫu thuật phức tạp, có thể điều trị chứng tiểu buốt do sỏi gây ra.

Cách điều trị bằng phương pháp dân gian

Bí xanh cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt tốt
Bí xanh cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt tốt

Có thể áp dụng các phương pháp dân gian dưới đây để cải thiện triệu chứng tiểu buốt do nguyên nhân vật lý gây ra. Bao gồm:

  • Chữa tiểu buốt bằng bí xanh: Lấy bí xanh gọt sạch vỏ, rửa sạch, giữa vắt lấy nước, thêm chút muối cho dễ uống. Có thể luộc chín ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị.
  • Chữa tiểu buốt bằng củ sắn dây: Lấy củ sắn dây rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sấy giòn, nghiền thành bột mịn để hòa với nước uống.
  • Chữa tiểu buốt bằng mề gà: Lấy 20 cái da vàng trong mề gà rang cho cáy, tán mịn chia làm 4 lần để uống với nước sôi để nguội. 

Tóm lại, tình trạng tiểu buốt ở nam giới có thể xuất hiện từ nguyên nhân vật lý do các tác động bên ngoài hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý bên trong cơ thể. Do đó, xuất hiện hiện tượng đái buốt kèm theo các triệu chứng nghi ngờ là mắc bệnh lý, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa để được kịp thời xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Ngày đăng 09:51 - 24/05/2022 - Cập nhật lúc: 13:42 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Đái dắt (tiểu rắt) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Đái dắt hay còn gọi là tiểu rắt, đây là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu rất ít, có màu vàng đục và mùi…
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có giá bán khoảng 64.000/chai. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có công dụng trị đái dầm, đái tháo nhạt, tiểu buốt, tiểu rắt,... Thuốc…

Bàng quang là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Bàng quang là cơ quan có chức năng chứa nước tiểu nằm sau khớp mu và ngay dưới phúc mạc…

Protein niệu ở phụ nữ có thai Protein niệu ở phụ nữ có thai nguy hiểm không?

Protein niệu ở phụ nữ có thai là tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu trong thai kỳ. Thông…

Bị sỏi thận do sinh hoạt, chế độ ăn uống không tốt và câu chuyện cả chàng trai 30 tuổi

Vì thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý anh Huy (30 tuổi, ở Hà Nội) đã phải đối…

Lương y Tuấn cùng cộng sự nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc cổ phương Tọa đàm y khoa: Cố vấn y khoa VTV2 mang tới giải pháp tán sỏi KHÔNG phẫu thuật bằng bài thuốc cổ 150 năm

Tiếp nối thành công của các buổi tọa đàm y khoa số trước, trong buổi tọa đàm lần này, cố…

Bình luận (1)

  1. Murni
    Murni says: Trả lời

    Bac sy cho em hoi dan ong di tieu buot dau o duong vat Cô cach nao dieu tri khong a? Ngoai thuoc tay thi con phuong Phap nao ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua