Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Bị thủy đậu nên tắm lá gì để cải thiện các triệu chứng hiệu quả, nhanh chóng? Tham khảo thông tin trong bài viết để xác định các loại lá tắm trị thủy đậu tốt nhất.

Bệnh thủy đậu nên tắm lá gì?

Hiện tại các điều trị thủy đậu phổ biến nhất là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm khô các nốt mụn nước, phục hồi sức khỏe làn da và ngăn ngừa sẹo. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tìm hiểu các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như bị thủy đậu tắm lá gì để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng.

1. Lá kinh giới

Theo dân gian, lá kinh giới có tác dụng làm mát da, thanh lọc và giải độc cơ thể. Chính vì vậy, kinh giới thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng mẩn ngứa và mụn nước liên quan đến bệnh thủy đậu.

Thủy đậu tắm lá gì
Tắm nước lá kinh giới có thể giúp làm mát da, hỗ trợ kiểm soát tình trạng ngứa ngáy liên quan đến thủy đậu

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 50 gram lá kinh giới tươi hoặc khô đều được
  • Cho vào nồi, thêm 1,5 lít nước và đun sôi
  • Chờ nước nguội hoặc pha thêm nước và dùng nước thuốc này tắm

Bệnh nhân bị thủy đậu nên thực hiện phương pháp tắm bằng lá kinh giới dân gian này mỗi ngày để giảm nhanh triệu chứng ngứa và giúp các nốt thủy đậu kết vảy nhanh.

2. Lá chè xanh

Lá chè xanh là một gợi ý phổ biến khi người bệnh thắc mắc bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi.

Trà xanh là một loại dược liệu quen thuộc, có tác dụng chữa lành các tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm lành các vết thương do thủy đậu. Trà xanh cũng chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm, từ đó bảo vệ da khỏi các tổn thương phát sinh.

Các tắm nước lá trà xanh trị thủy đậu:

  • Sử dụng một nắm lá chè xanh đem rửa sạch, vò nát và cho vào nồi
  • Sau đó thêm một ít muối hạt và đun sôi
  • Lọc lấy nước thuốc và pha thêm nước lọc để làm nguội, dùng nước này tắm

Mẹo dân gian chữa bệnh thủy đậu bằng tắm nước lá chè xanh để mang lại kết quả điều trị tốt, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.

Tham khảo thêm: Bị thủy đậu tắm lá chè xanh được không?

3. Lá sầu đâu

Lá sầu đâu hay còn gọi là lá Neem, lá xoan Ấn Độ, thường được dân gian sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh ngoài da. Nhờ đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, loại nguyên liệu này còn được dùng như bài thuốc tắm chữa bệnh thủy đậu.

Thủy đậu tắm lá gì
Lá sầu đâu có tác dụng giảm ngứa và giúp miệng các nốt thủy đậu đóng vảy nhanh

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 300 gram lá cây sầu đâu đem rửa sạch và đun với 1 lít nước
  • Sau khi nước sôi khoảng 30 phút, tắt bếp và lọc lấy nước
  • Pha thêm nước lọc hoặc chờ nước trở lại nhiệt độ bình thường, dùng tắm

Dùng nước lá sầu đâu tắm mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy làm lành vết thương, đồng thời giúp giảm ngứa. 

4. Lá tre

Theo Đông y, lá tre có tính lành và vị ngọt nhạt, tác dụng vào hai kinh tâm và phế. Chính vì vậy, chúng thường có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giảm sốt. Bên cạnh đó, các hoạt chất chứa trong lá tre cũng có tác dụng chữa viêm loét và hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.

Bên cạnh bài thuốc sắc chữa bệnh thủy đậu từ lá tre, người bệnh cũng có thể áp dụng cách tắm chữa bệnh sau đây:

  • Hái một nắm lá tre, rửa sạch và vò nát
  • Sau đó cho vào nồi, thêm nước và đun sôi
  • Lọc lấy nước và pha thêm nước rồi tắm

Thực hiện bài thuốc chữa bệnh thủy đậu bằng tắm lá tre mỗi ngày, giúp tổn thương da mau lành và giảm ngứa.

Tham khảo thêm: Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

5. Lá mướp đắng

Lá mướp đắng là một gợi ý phổ biến khi người bệnh phân vân thủy đậu tắm lá gì. Lá mướp không chỉ giúp giải độc, giải nhiệt cơ thể, nguyên liệu tự nhiên này còn góp phần làm đẹp và mềm mịn da, đồng thời giúp kiểm soát triệu chứng ngứa và làm lành vết thương nhanh.

Thủy đậu tắm lá gì
Lá mướp đắng nấu nước tắm giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Cách làm dưới đây:

  • Sử dụng một nắm lá mướp đắng và một nắm lá kinh giới đem giã nát
  • Vắt lấy nước, pha với nước ấm và một ít muối, khuấy đều, dùng để tắm

Khi bị thủy đậu, bệnh nhân nên áp dụng cách làm này mỗi ngày, chỉ sau thời gian ngắn bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Một số lưu ý khi chữa bệnh thủy đậu bằng tắm nước lá

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu bằng tắm nước các loại lá, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

  • Nước lá có thể gây dị ứng và kích ứng bệnh phát triển trên diện rộng. Vì thế, người bệnh nên lấy ít nước và thử trước. Nếu thấy da xuất hiện triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, phát ban,… bệnh nhân không nên sử dụng. Ngược lại, nước tắm an toàn trên da, người bệnh có thể dùng để điều trị bệnh thủy đậu
  • Các loại lá tắm chữa bệnh đều có nguồn gốc tự nhiên lành tính. Vì vậy, thời gian chữa trị thường kéo dài. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì
  • Nên tìm nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng sử dụng lá còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, gây hại cho da và khiến bệnh chuyển nặng
  • Nước tắm không quá nóng hoặc quá nguội, đồng thơi tỷ lệ pha giữa nước lá và nước cần phù hợp để làm tăng tác dụng điều trị

Ngoài việc thủy đậu nên tắm lá gì và những lưu ý trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên quan tâm đến các vấn đề sau để tránh bệnh lây nhiễm và gây biến chứng nặng nề:

  • Cần thăm khám sớm khi bệnh xuất hiện những triệu chứng đầu tiên
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Quần áo nên giặt sạch sẽ. Vì bệnh có thể lây nhiễm, do đó không giặt quần áo cùng với gia đình. Tốt nhất nên sử dụng thau giặt và đồ dùng cá nhân riêng.
  • Tránh tiếp xúc với người khác khi các nốt thủy đậu chưa đóng vảy
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
  • Nên kiêng nước, kiêng gió

Nếu cần thiết, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Y học cổ truyền về vấn đề bệnh thủy đậu tắm lá gì. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, đề nghị kế hoạch điều trị và chăm sóc da phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:00 - 25/10/2023 - Cập nhật lúc: 13:41 - 25/10/2023
Chia sẻ:
Bệnh thủy đậu có nên tắm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh Bệnh thủy đậu có được tắm không?
Bệnh thủy đậu có được tắm không? Để giúp bệnh nhân không còn băn khoăn việc có nên tắm khi bị thủy đậu hay không chúng tôi đã tham khảo…
Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Cách chăm sóc và điều trị mau khỏi

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, có thể gây nổi mụn nước,…

Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả (Bôi + uống)

Thuốc trị bệnh thủy đậu có nhiều loại, được bào chế chủ yếu dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống…

Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả

Cách chữa thủy đậu dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong vườn, có thể dễ…

Khi các nốt thủy đậu khô đi, đóng vảy rồi bong tróc chỉ còn những chấm hồng thì chứng tỏ bạn đã khỏi bệnh thủy đậu Như thế nào là khỏi bệnh thủy đậu? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu thường bao gồm mụn nước bắt đầu khô lại, bong vảy, không xuất hiện…

Thủy đậu mấy ngày hết ngứa? Làm thế nào để giảm ngứa an toàn?

Bệnh thủy đậu mấy ngày hết ngứa? Các biện pháp giảm ngứa an toàn? là những vấn đề được nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua