Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Thủy đậu mấy ngày hết ngứa? Làm thế nào để giảm ngứa an toàn?

Thủy đậu ngứa không ngủ được nên làm gì hết ngứa?

Thủy đậu tắm lá trầu không có tốt không?

Bệnh thủy đậu có kiêng gió kiêng nằm quạt không?

Thủy đậu mọc quá nhiều có để lại sẹo hay biến chứng gì không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thủy đậu mọc quá nhiều có thể tự khỏi sau đó 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh sức đề kháng yếu hoặc không có biện pháp chữa trị, chăm sóc tốt, bệnh không chỉ để lại seo mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu mọc quá nhiều
Bệnh thủy đậu khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt nhẹ. Bên cạnh đó, trên cơ thể xuất hiện nhiều nốt đỏ, mọc không tuần tự

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh thủy đậu là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và thường diễn tiến lành tính. Bệnh thường phát triển qua 3 giai đoạn chính. Thông thường, khi bệnh mới khởi phát ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó nhận biết được bệnh bởi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác. 

Nhưng, sau khi bệnh tiến triển sang giai đoạn hai, những nốt đỏ giống như ban sợi sẽ nổi trên bề mặt da và sau đó vài giờ chúng phát triển thành những nốt mụn đỏ. Lúc này, người bệnh dễ dàng phát hiện bệnh thủy đậu. Dựa vào một vài nghiên cứu, những nốt phỏng đỏ này này thường mọc rất nhanh và mọc theo từng đợt (cách 2 – 3 ngày).

Sau khoảng 4 – 6 ngày, những nốt đỏ này đóng vảy và chuyển sang màu nâu sẫm. Tiếp đến 1 tuần, chúng sẽ tự bong vảy và tróc ra mà không để lại sẹo. Đây chính là giai đoạn cuối cùng, giai đoạn lành bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều, dày chi chít trên cơ thể, nhất là ở các vị trí như, vùng kín, mặt, miệng và mi mắt,… nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu mọc quá nhiều gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh thủy đậu mọc quá nhiều nếu chữa trị không đến nơi đến chốn có thể xảy ra biến chứng từ mức độ nặng đến nhẹ như sau:

  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này có thể xuất hiện sau 1 tuần khi trên da nổi lên những bóng nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Viêm màng não và viêm não có thể vẫn để lại hậu quả về sau như động kinh, điếc, chậm phát triển,… ở trẻ, mặc dù bệnh đã được điều trị dứt điểm trước đó
  • Viêm phổi: Một trong những biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra là bệnh viêm phối. Người bệnh có thể gặp phải biểu hiện viêm phổi như sốt cao, ho ra máu hoặc khó thở. Biến chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hồi phục bệnh và tác động xấu đến hệ hô hấp
  • Viêm cầu thận cấp: Vi rút gây bệnh thủy đậu có thể tấn công vào cầu thận, gây viêm và làm ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng lọc máu của thận. Từ đó gây suy thận nhanh chóng
  • Thủy đậu chu sinh: Biến chứng này chỉ xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Thủy đậu chu sinh gây nên những di chứng nặng nề như thai nhi bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ có thể tử vong. Trong trường hợp trẻ được sinh ra có thể bị dị tật ở sọ, dị tật gây bại não, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, liệt tứ chi, chậm phát triển, bất thường về hệ tiêu hóa hoặc bị thủy đậu cấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe,…
Thủy đậu mọc quá nhiều gây biến chứng nguy hiểm
Thai phụ bị thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi như sẩy thai, dị tật
  • Viêm thanh quản: Khi mắc bệnh thủy đậu, các nốt mụn nước có thể mọc ở cả vòm họng và cổ họng. Nếu các nốt mụn này vỡ ra có thể lan rộng sang khu vực sung quanh gây sưng tấy và viêm nhiễm dẫn đến viêm thanh quản hoặc viêm họng
  • Tổn thương dây thần kinh trung ương: Vi rút gây bệnh thủy đậu thường tồn tại ở dây thần kinh và gây nên các tổn thương ở dây thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng liệt thần kinh hoặc rối loạn ngôn ngữ,…
  • Viêm tai: Các nốt mụn rộp có trong tai có thể vỡ và gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng viêm tai, viêm tai giữa và viêm tai ngoài
  • Mắc bệnh zona thần kinh: Bệnh thủy đậu sau khi được chữa lành, vi rút gây bệnh không bị tiêu diệt mà vẫn vẫn tồn tại trong tế bào thần kinh. Và sau khoảng thời gian nhất định với điều kiện thuận lợi chúng sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona
  • Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này xảy ra khi vi rút gây bệnh thủy đậu xâm nhập từ mụn nước vào mạch máu

Biến chứng thủy đậu mọc quá nhiều gây ngứa và để lại sẹo

Sẹo rỗ hoặc sẹo thâm do bội nhiễm là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh thủy đậu, ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nguyên nhân là do các nốt mụn rộp gây ngứa nổi khắp trên bề mặt da, lan từ thân đến cổ và mặt. 

Thông thường, quá trình nổi mụn thường kéo dài từ 7 – 10 ngày sau khi bệnh khởi phát và những nốt mụn này sẽ tự kết vảy và lành sau đó vài tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh gãi ngứa để làm dịu tình trạng căng thẳng trên da đã vô tình gây lở loét, tổn thương da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo sau khi bệnh đã lành.

Thủy đậu mọc quá nhiều
Thủy đậu có thể để lại sẹo xấu trên da

Làm gì khi thủy đậu mọc quá nhiều gây biến chứng nặng?

Bệnh thủy đậu tuy lành tính nhưng nếu bệnh không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm, hậu quả để lại khá nặng nề. Nếu bệnh gây biến chứng viêm não và viêm phổi, nguy cơ tử vong khá cao.

Vì vậy, trong các trường hợp mắc bệnh thủy đậu nặng với các triệu chứng như sốt cao, thủy đậu mọc quá nhiều trên cơ thể,… kèm theo một vài triệu chứng khác, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Từ đó có biện pháp khắc phục sớm.

Tuy nhiên, để ngăn ngừa biến chứng xảy ra và hạn chế tình trạng lây nhiễm sang người khác hoặc các vị trí trên cơ thể, bên cạnh việc dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên lưu ý những điểm sau:

  • Không tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa
  • Không nên gãi ngứa, bởi gãi có thể gây vỡ mụn đỏ, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo
  • Vệ sinh thân thể mỗi ngày bằng nước ấm. Nếu người bệnh có sử dụng sữa tắm, nên dùng những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên dịu nhẹ 
  • Sử dụng quần áo rộng rãi và thoáng mát
  • Hạn chế ăn thực phẩm gây dị ứng. Tốt nhất nên sử dụng đồ ăn, thức uống có tính mát

Thủy đậu mọc quá nhiều nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí trong một số trường hợp nặng có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, bệnh còn để lại sẹo, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoại hình. Do đó, khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh không nên chủ quan, tự ý điều trị mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị hợp lý.

→ Có thể bạn quan tâm: Thời gian ủ bệnh thủy đậu là bao lâu?

Thủy đậu ngứa không ngủ được nên làm gì hết ngứa?

Khi bị thủy đậu, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước gây ngứa ngáy rất khó chịu.…

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi có con mắc phải bệnh này

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không, nằm máy lạnh có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hay…

Bị thủy đậu có được tắm sữa tắm không?

Một trong những bước chăm sóc da quan trọng chính là làm sạch và dưỡng ẩm cho da bằng sữa…

Khi các nốt thủy đậu khô đi, đóng vảy rồi bong tróc chỉ còn những chấm hồng thì chứng tỏ bạn đã khỏi bệnh thủy đậu

Như thế nào là khỏi bệnh thủy đậu? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu sẽ giúp ta có các biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh…

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ?

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ?

Thủy đậu là tình trạng ngoài da xuất hiện những mụn nước phồng rộp tựa như hạt đậu. Những mụn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *