Thuốc Zantac – Công dụng, Cách dùng và Giá bán

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc Zantac được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Ranitidine. Nhờ hoạt chất này thuốc có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa từng cơn mãn tính, đau dạ dày, loét dạ dày lành tính và loét tá tràng. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison theo sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Zantac
Tìm hiểu thông tin về Thuốc Zantac – Công dụng, cách dùng, liều lượng, giá bán và những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm, viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 5 ống x 2ml, hộp 6 vỉ x 10 viên

Thông tin về thuốc Zantac

Thành phần

Hoạt chất Ranitidine là thành phần chính của thuốc Zantac.

Công dụng

Dung dịch tiêm, viên nén Zantac có tác dụng ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa từng cơn mãn tính
  • Loét dạ dày lành tính và loét tá tràng
  • Viêm thực quản trào ngược
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Dự phòng tái phát loét.

Dược lực

Dudine chứa ranitidin (C13H22N4O3S) là một loại hoạt chất đối kháng thụ thể histamin H2 có khả năng ức chế sự tiết acid dịch vị mạnh. Bên cạnh đó đây còn là một hoạt chất đối kháng thụ thể histamin H2 mang tính chọn lọc cao. Do tác động kích thích của pentagastrin, histamin và một số chất gây tiết khác, Dudine có khả năng ức chế sự tiết acid của tế bào viền. Dựa trên cơ sở khối lượng, chất ranitidin hoạt động mạnh hơn cimetidin. Theo thống kê chúng hoạt động mạnh hơn khoảng từ 4 – 9 lần.

Khả năng ức chế sự tiết acid phụ thuộc vào liều dùng thuốc và đáp ức tối đa mà người bệnh có thể đạt được với liều dùng thuốc dạng uống 150mg. Bên cạnh đó sự tiết pepsin cũng bị ức chế. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc, sự tiết niêm dịch dạ dày không bị tác động cũng như không bị ảnh hưởng.

Dược động học

Sau khi uống thuốc, hoạt chất Ranitidin được hấp thụ một cách nhanh chóng. Trong vòng 2 – 3 giờ, trong huyết tương đạt được nồng độ tối đa. Thời gian hoạt động là từ 8 – 12 giờ. Khoảng  2 -3 giờ là thời gian bán hủy. Khi có thức ăn ở dạ dày, nồng độ trong huyết tương sẽ không bị tác động và không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Khi được chuyển hóa ở gan, Ranitidin tạo ra ba chất chuyển hóa chính. Đó là: Demethyl-ranitidin, N-oxyde và phần nhỏ hơn là S-oxyde.

Khi đưa thuốc vào cơ thể, chúng sẽ được đào thải chủ yếu thông qua nước tiểu. Tỉ lệ đào thải trong nước tiểu đối với hoạt chất ranitidin dạng tự do và tỉ lệ chuyển hóa của hoạt chất trong 24 giờ sau khi người bệnh uống một liều 100mg là vào khoảng 33%. Đối với cơ thể của những bệnh nhân bị suy thận, thời gian bán hủy của thuốc sẽ tăng lên từ 8 – 10 giờ. Điều này tạo ra sự tích lũy thuốc.

Trên thực tế tồn tại một mối liên quan tuyến tính giữa tác dụng ức chế acid và liều lượng. Đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, việc sử dụng Ranitidin dạng uống với liều 150mg/12 giờ có tác dụng thúc đẩy quá trình làm giảm hoạt tính ion H+ một cách đáng kể trung bình trong 24 giờ đến 69% và đến 90% lượng acid dạ dày vào ban đêm.

Nồng độ hữu hiệu trong máu của hoạt chất Ranitidin duy trì trong thời gian là 2 giờ đối với liều đơn duy nhất là 300mg hoặc đối với liều 150mg sử dụng 2 lần/ngày. Bên cạnh đó tính theo lượng acid tiết ra vào ban đêm và nồng độ acid trong 24 giờ, việc sử dụng 150mg hoạt chất Ranitidin dùng 2 lần/ngày sẽ ưu việt hơn việc sử dụng 200mg cimetidin 3 lần/ngày và 400mg/lần vào buổi tối (với p < 0,001 và 0,005 tương ứng).

Chống chỉ định

Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Ranitidine không được khuyến cáo sử dụng thuốc Zantac.

Chống chỉ định của thuốc Zantac
Thuốc Zantac chống chỉ định với những đối tượng quá mẫn cảm với hoạt chất Ranitidine

Cách dùng

Đối với dung dịch tiêm

Thuốc Zantac được sử dụng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm IV chậm.

Đối với viên nén bao phim

Sử dụng thuốc trước khi ăn bằng đường miệng.

Liều lượng

Đối với dung dịch tiêm

Liều dùng thuốc Zantac đối với bệnh nhân là người lớn

  • Liều khuyến cáo: Tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ 25mg/giờ trong 2 giờ hoặc tiêm IV chậm 50mg/6 – 8 giờ. Có thể lặp lại liều dùng thuốc ở mỗi 6 – 8 giờ.

Liều dùng thuốc Zantac đối với bệnh nhân là trẻ em

Đối với bệnh nhân là trẻ em, liều dùng thuốc cần được sử dụng và điều chỉnh sự theo chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Đối với viên nén bao phim

Liều dùng thuốc Zantac đối với bệnh nhân là người lớn

Đối với viên nén bao phim, liều dùng thuốc Zantac phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.

Liều dùng thuốc trong điều trị loét dạ dày lành tính và loét tá tràng

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Sử dụng từ 4 – 6 tuần.

Liều dùng thuốc trong điều trị hội chứng Zollinger – Ellison

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên/lần x 3 lần/ngày
  • Liều tối đa: Dùng 6 – 9 viên/ngày.

Liều dùng thuốc trong điều trị viêm thực quản trào ngược

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Sử dụng từ 4 – 6 tuần.

Liều dùng thuốc trong dự phòng tái phát

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên/lần/ngày.

Liều dùng thuốc Zantac đối với bệnh nhân là trẻ em

Đối với bệnh nhân là trẻ em, liều dùng thuốc cần được sử dụng và điều chỉnh theo sự chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng thuốc Zantac
Liều dùng thuốc Zantac

Bảo quản

Thuốc Zantac cần dược bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Đồng thời tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng.

Giá thuốc

Thuốc Zantac đang được bán với giá 300.000 VNĐ/hộp 6 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Zantac

Khuyến cáo khi dùng

Thuốc Zantac cần được sử dụng thận trọng với những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị suy thận nặng, ung thư đường tiêu hóa
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Những người có tiền sử bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Zantac để điều trị các bệnh lý, người bệnh có thể gặp một trong những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ ít gặp

  • Viêm gan có hồi phục.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Viêm tụy cấp
  • Mất bạch cầu hạt
  • Đau khớp
  • Quá mẫn cảm
  • Đau cơ
  • Lú lẫn tâm thần có hồi phục
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu có hồi phục.

Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý khi bạn mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên.

Tác dụng phụ của thuốc Zantac
Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý khi bạn mắc phải một trong những tác dụng phụ của thuốc Zantac

Bài viết là những thông tin xoay quanh thuốc Zantac – Công dụng, Cách dùng và Giá bán. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, tổng hợp, không phải tư vấn chuyên khoa. Do đó, người bệnh cần trao đổi thông tin với bác sĩ nếu muốn điều trị các bệnh lý về dạ dày bằng thuốc Zantac. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và tính an toàn, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu và có hướng dẫn cách dùng, liều lượng từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 14:34 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:08 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc Hadugast có tác dụng gì? Cách sử dụng và giá bán
Thuốc Hadugast được bào chế ở dạng bột và chứa các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên. Thuốc được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng ợ nóng,…
Hành trình đánh bay bệnh dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc của NSND Trần Nhượng

Bị bệnh dạ dày đã lâu năm, từng dùng qua nhiều loại thuốc không có biến chuyển. May mắn chỉ…

Hướng Dẫn Chữa Đau Dạ Dày Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhanh Chóng

Chữa đau dạ dày bằng mật ong không còn là biện pháp xa lạ đối với người bệnh, bởi tính…

xuất huyết niêm mạc dạ dày Xuất huyết niêm mạc dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng rất dễ phát sinh khi dạ dày bị tổn thương kéo…

Đau dạ dày có uống nước cam được không? Đau dạ dày có uống nước cam được không? Lợi hay hại?

Đau dạ dày có uống nước cam được không là vấn đề mà nhiều người đang mắc phải căn bệnh…

Co thắt dạ dày là tình trạng nguy hiểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân Co Thắt Dạ Dày Là Hiện Tượng Gì, Nguy Hiểm Không & Cách Chữa

Một trong những hiện tượng phổ biến gây khó chịu ở vùng dạ dày thường gặp ở nhiều người là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua