Các thuốc trị viêm họng tốt nhất 2023 – Giảm nhanh đau rát

Nhiều loại thuốc trị viêm họng mặc dù cho tác dụng giảm đau rát nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ khi dùng. Chính vì vậy có khá nhiều bệnh nhân thắc mắc bị viêm họng uống thuốc gì tốt và an toàn nhất. Tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn được loại thuốc chữa bệnh phù hợp.
Các loại thuốc trị viêm họng đang được sử dụng
Hiện nay, các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm họng có nhiều loại. Trường hợp bị viêm họng nhẹ bạn có thể sử dụng thuốc nam hoặc thuốc Đông y. Tuy nhiên nếu bị viêm họng nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn nghiêm trọng thì các loại thuốc tây sẽ giúp ức chế bệnh tốt hơn.

1. Chữa viêm họng bằng thuốc Nam
Thuốc nam là các bài thuốc được bào chế từ các loại thảo dược có sẵn ở nước ta. Ưu điểm của thuốc nam là dễ kiếm, cách bào chế thuốc đơn giản và an toàn với hầu hết mọi đối tượng. Mặc dù vậy nhóm thuốc trị viêm họng này có một điểm hạn chế khá lớn là cho tác dụng khá chậm và chỉ có hiệu quả tốt nếu phù hợp cơ địa. Bạn chỉ nên áp dụng thuốc nam khi bị viêm họng nhẹ và các triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng.
Bài thuốc trị viêm họng từ lá húng chanh
Trong dân gian, lá húng chanh được sử dụng để trị viêm họng cho cả trẻ em và người lớn. Thảo dược này chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, làm dịu kích ứng trong cổ họng và giảm ho.
- Bài 1: Bạn hái một nắm lá húng chanh đem giã nát với một ít muối hạt. Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa hỗn hợp ngậm trong miệng rồi nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng. Nhả bã và súc miệng lại với nước ấm. Áp dụng ngày 2 – 3 lần để giảm đau rát cổ họng, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm bên trong.
- Bài 2: Bạn lấy lá húng chanh hấp cách thủy chung với đường phèn và chắt nước uống 3 lần trong ngày.
Chữa viêm họng bằng bài thuốc nam từ củ tỏi
Tỏi là phương thuốc kháng sinh tự nhiên cho chứng viêm họng. Nhờ chứa hàm lượng cao hoạt chất Allicin, tỏi có thể giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh, giảm hiện tượng sưng phù ở niêm mạc họng.
- Bài 1: Lấy 3 – 4 tép tỏi tươi giã nát rồi thêm vào vài thìa nước ấm. Lọc hỗn hợp qua một miếng vải mỏng lấy nước cốt tỏi đem trộn chung với 2 thìa mật ong để uống. Áp dụng bài thuốc trị viêm họng này mỗi ngày 2 – 3 lần tùy theo tình trạng bệnh.
- Bài 2: Để giảm bớt mùi hăng của tỏi tươi, bạn chỉ cần đem tỏi nướng chín, sau đó đem giã nát và trộn chung với mật ong uống nước và ăn cả cái cũng cho hiệu quả tương tự.
Trị viêm họng bằng bài thuốc từ lá bạc hà
Methol là thành phần dược chất quan trọng nhất trong lá bạc hà. Chất này có tác dụng làm mát, giảm ,cảm giác nóng rát khó chịu, đồng thời sát khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng bên trong cổ họng. Bên cạnh đó, methol cũng giúp ức chế cơ co thắt trong cổ họng, giảm ho hiệu quả.

Cách sử dụng lá bạc hà làm thuốc trị viêm họng như sau:
- Bài 1: Nhai trực tiếp vài lá bạc hà và nuốt nước từ từ, có thể nuốt cả bã hoặc nhả ra.
- Bài 2: Xay nhuyễn một nắm lá bạc hà với 1 ly nước ấm. Lọc nước cốt chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 30 phút.
- Bài 3: Lá bạc hà đem hấp với mật ong trong 20 phút. Chia nước làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 3 thìa. Phần xác lá có thể ngậm trọng miệng nhai nuốt cả bã.
Bài thuốc trị viêm họng từ rau diếp cá
Cây rau diếp cá là vị thuốc nam được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bao gồm bệnh viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm phế quản, và cả bệnh viêm họng.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn cao, rau diếp cá có khả năng diệt khuẩn, giảm viêm, xoa dịu cơn đau họng. Đây cũng là thuốc tiêu đờm tự nhiên cho các trường hợp ho có đờm đặc do hiện tượng tăng tiết đờm xảy ra khi bị viêm họng.
- Bài 1: Xay nhuyễn 1 bó rau diếp cá, sau đó lọc qua rây lấy nước cốt đem đun sôi cùng 1 bát nước vo gạo. Để nồi thuốc trên bếp nấu khoảng 10 phút, để nguội, chia làm 3 lần uống.
- Bài 2: Xay rau diếp cá lấy nước rồi thêm vào 2 thìa mật ong. Khuấy đều lên rồi uống. Mỗi ngày dùng thuốc 2 lần sau bữa ăn sáng và tối 30 phút.
Thuốc chữa viêm họng từ gừng
Gừng chứa hoạt chất zinggiberene, gingerol và pararadol. Những chất này giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng bằng cách diệt khuẩn, tiêu đờm, làm sạch dịch nhầy bám dính trong thành họng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giữ ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu qua khu vực bị viêm để tổn thương được chữa lành và nhanh chóng hồi phục.
- Bài 1: Lấy 1 nhanh gừng tươi giã nát. Bỏ vào cốc nước nóng và đậy kín nắp lại ủ trong 15 phút. Thêm chút mật ong và vài giọt nước cốt chanh vào quấy đều. Uống khi thuốc còn ấm mỗi ngày 2 ly nhỏ. Sau vài ngày, cơn ho và cảm giác đau trong cổ họng sẽ được xoa dịu hẳn.
- Bài 2: Gừng tươi thái lát mỏng, đem ngâm với mật ong trong 2 tiếng. Mỗi khi thấy khó chịu ở cổ họng, lấy 1 lát gừng ra ngậm vài phút, sau đó nhai nuốt cả nước và bã giúp làm dịu kích ứng bên trong họng.
- Bài 3: Dùng gừng, vỏ chanh và vỏ quýt mỗi thứ 10g đem sắc với 3 quả ô mai trong nửa tiếng. Gạn nước uống 2 – 3 lần. Ngày dùng 1 thang cho đến khi hết viêm họng.
- Bài 4: Lấy gừng giã nát với vài hạt muối ăn. Ngậm hỗn hợp trong miệng khoảng 3 phút, nuốt nước. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ mùi gừng trong khoang miệng.
Như đã đề cập ở trên, hiệu quả của thuốc nam phụ thuộc phần lớn vào cơ địa nên sẽ có những trường hợp sử dụng thuốc không thấy hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình điều trị tại nhà, nếu các triệu chứng của viêm họng vẫn tiếp tục tăng nặng thì cần lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
Thuốc trị viêm họng trong Đông y
Đông y cho rằng, bệnh viêm họng phát triển do cơ thể bị nhiễm ngoại tà, âm hư hỏa vượng kéo dài hoặc cộng thêm việc lạm dụng bia rượu, ăn đồ cay, nói nhiều khiến cho yết hậu bị kích ứng, viêm đau. Bệnh được chia làm nhiều thể khác nhau, mỗi thể có bài thuốc điều trị riêng. Cụ thể như sau:
Thuốc trị viêm họng thể đàm hỏa
- Đặc điểm nhận biết: Yết hầu sưng, đau khi nuốt thức ăn hoặc nuốt bọt, cơ thể mệt mỏi, nuốt vướng, nuốt nghẹn, buồn nôn, tiếng thở rít hoặc khò khè, mạch hoạt sác. Với thể bệnh này Đông y có phép trị tiêu đàm chí yết thống với bài thuốc Địch đàm thang.
- Thành phần thuốc: Nhân sâm, trúc nhị thanh mỗi vị 8g, thạch xương bồ, quốc lão, chỉ thực, đởm tinh mỗi vị 10g, hoàng bì và phục linh mỗi vị 16g, bán hạ chế 20g, gừng tươi 5 lát.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc cới 1,2 lít nước đến khi cạn còn 300ml. Chia làm 5 lần dùng khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc chữa viêm họng thể ngoại cảm phong hàn
- Đặc điểm nhận diện: Ho nặng tiếng, nghẹt mũi, đau họng, niêm mạc họng sưng phù, trong người ớn lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu, nóng sốt nhẹ về chiều, sợ lạnh và gió, nhức mỏi mình mẩy, ăn uống không ngon miệng, mạch phù hoãn. Với những trường hợp này, áp dụng phép Sơ giải biểu tà với bài thuốc Kinh phòng bài độc tán để điều trị.
- Thành phần của bài thuốc: Kinh giới, giả mạc gia, độc hoạt, hồi thảo, sài hồ, đường quất, khương hoạt, bạch dược, quy nam, quốc lão, phục linh mỗi vị dùng 12g, sinh khương 7 lát, 10 lá bạc hà.
- Cách dùng: Trừ sinh khương và lá bạc hà, cho tất cả các dược liệu còn lại vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đun cho cạn còn một nửa rồi mới thêm sinh khương và lá bạc hà vào. Sắc thêm 5 phút nữa thì ngưng. Chia thuốc sắc làm 5 phần uống hết trong ngày. Mỗi lần uống nên hâm thuốc lại cho ấm sẽ tốt hơn cho cổ họng.
Thuốc trị viêm họng thể Kinh dương minh tích nhiệt
- Đặc điểm nhận biết: Sốt vừa hoặc sốt cao, sợ nóng, niêm mạc họng sưng đỏ và đau, trong người mệt mỏi, hay khát nước, táo bón, nước tiểu màu vàng, cổ họng nóng rát như bị đốt, mạch hồng đại. Áp dụng phép trị Thanh tiết uất nhiệt với bài thuốc Lương cách tán cho các trường hợp này.
- Thành phần của bài thuốc: Chi tử, thử vĩ cầm, bạc hà diệp , đại liên tử mỗi vị 10g, hỏa sâm, mang tiêu, quốc lão mỗi vị 20g.
- Cách dùng: Các vị thuốc ( trừ bạc hà diệp và mang tiêu ) đem sao vàng, tán thành bột mịn. Mang tiêu cũng tán nhuyễn rồi trộn chung với hỗn hợp bột thuốc ở trên. Mỗi lần sử dụng, lấy 10g bột thuốc đem pha chung với bạc hà diệp và nước sắc trúc diệp uống. Ngày dùng đều đặn 4 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh viêm họng được trị dứt điểm.
Bài thuốc điều trị viêm họng thể Thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà
- Đặc điểm nhận diện: Niêm mạc họng khô và sưng, đau ngay cả khi nuốt nước bọt, khu vực yết hầu có cảm giác nóng rát, tâm phiền muộn, hay khát nước, nuốt thức ăn khó khăn, đau lưng, táo bón, tai bị ù, chất lưỡi đỏ đóng rêu vàng, mạch tế sác. Áp dụng phép trị tư âm bổ thận với bài thuốc Ngọc nữ tiễn.
- Thành phần của bài thuốc: Tri mẫu, cỏ xước (ngưu tất) mỗi vị 12g, sinh thạch cao 24g, dương tề 16g, địa hoàng 20g.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc trên với 500ml lấy 150ml. Gạn ra chia làm 3 lần dùng.
Thuốc trị viêm họng thể khí hư
- Đặc điểm nhận diện: Họng sưng nhẹ, khô và đau nhức, cơn đau rõ ràng hơn khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt, nuốt vướng, khó nuốt, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, mệt mỏi, chân tay thiếu lực mềm nhẽo, mạch đập hư nhược. Đông y có phép trị Bổ trung ích khí sinh tân dịch với bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm cho các trường hợp bị viêm họng do khí hư.
- Thành phần thuốc: Nhân sâm ( bỏ cuống ), châu ma, vỏ quýt, sài hồ, sơn khương, thiên hoa phấn, vân quy (tửu tẩy ) mỗi vị 12g, tiễn kỳ ( sao mật) 24g, cam thảo chích 10g.
- Cách dùng: Bỏ hết thuốc vào ấm đun với 1 lít nước cho sôi mạnh. Sau đó, vặn nhỏ lửa sắc thuốc cho đến khi thấy nước trong nồi cạn còn 1/3 thì ngưng. Chia đều làm 4 – 5 lần uống. Ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc đặc trị viêm họng Đỗ Minh Đường
Nói về bài thuốc đông y chữa bệnh viêm họng được nhiều bệnh nhân tin tưởng không thể không nhắc đến bài thuốc cổ của dòng họ Đỗ Minh. Đây là phương pháp chữa bệnh viêm họng từng được giới thiệu trên sóng truyền hình chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2.
Sau quá trình nghiên cứu, phát triển suốt 150 năm, bài thuốc được hoàn thiện với 2 dạng thuốc:
- Thuốc đặc trị viêm họng, viêm amidan: Được chiết xuất từ hoàng kỳ, quế chi, kha tử, đẳng sâm… mang đến công dụng bổ phế, tiêu đờm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Thuốc tiêu viêm giải độc: Với các thành phần dược liệu như bồ công anh, thục địa, kim ngân hoa, sinh địa… hỗ trợ người bệnh thanh nhiệt, bổ phế, giải độc mát gan, củng cố và tăng cường chức năng các tạng.

Tất cả các thảo dược làm thuốc đều được ươm trồng và thu hái từ vườn nam dược sạch Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội). Do đó, bài thuốc viêm họng hoàn toàn lành tính, có thể dùng được cho mọi đối tượng người dùng, kể cả phụ nữ có thai, mẹ cho con bú, trẻ con, người già… Bên cạnh đó, các lương y nhà thuốc cũng đã hỗ trợ người bệnh điều chế sẵn thuốc thành dạng cao đặc, bệnh nhân không cần lo lắng về công đoạn sắc thuốc cầu kỳ, lỉnh kỉnh.
Với cơ chế tác động toàn diện, lại an toàn, bài thuốc viêm họng của dòng họ Đỗ Minh mang đến nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe, giúp hàng nghìn người thoát khỏi bệnh viêm họng dù cấp hay mãn tính.
Những bài thuốc Đông y kể trên có sự phối hợp giữa nhiều loại thảo dược tự nhiên, tập trung hướng vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nên cho hiệu quả mạnh. Tuy nhiên để đạt được ác dụng tốt cũng đòi hỏi người dùng phải có cơ địa phù hợp và kiên trì sắc thuốc uống đều đặn, đủ liệu trình được thầy thuốc chỉ định. Bạn có thể sử dụng thuốc trị viêm họng từ Đông y trong trường hợp bị viêm họng ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây
Các loại tân dược có mặt trong đơn thuốc trị viêm họng do bác sĩ kê đơn thường được sử dụng nhằm mục đích làm giảm triệu chứng bệnh, chống viêm, phục hồi tổn thương ở niêm mạc cổ họng. Trong trường hợp cần thiết, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định.
So với các loại thuốc kháng, thuốc tân dược có ưu điểm là cho tác dụng khá nhanh chóng, có thể giúp kiểm soát tốt bệnh chỉ sau vài liều sử dụng. Tuy nhiên, khi điều trị viêm họng bằng thuốc tây, bệnh nhân nên thận trọng dùng thuốc đúng theo hướng dẫn trong đơn để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm họng thường được bác sĩ chỉ định:
Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm họng do nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt liên cầu khuẩn và các chủng vi khuẩn gây hại khác bằng cách ức chế quá trình phân chia tế bào của chúng.
Thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo loại thuốc và mức độ nghiêm trọng của viêm họng. Bệnh nhân lưu ý uống thuốc kháng sinh đúng liều, đủ thời gian và không được tự ý cắt giảm liều hoặc ngưng thuốc một cách đột ngột sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh và bị lờn thuốc. Điều này vô cùng nguy hại bởi nó không chỉ làm chậm thời gian phục hồi mà còn gây khó khăn cho quá trình điều trị các bệnh lý nhiễm trùng khác sau này.
Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm họng bao gồm:
- Penicillin
- Amoxicillin
- Cephalexin
- Erythromycin
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc kháng sinh:
- Rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy, ăn không tiêu, chướng hơi…
- Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, phát ban, ngứa da, khó thở, sưng môi miệng
- Đau dạ dày
- Suy giảm chức năng gan, thận.
Thuốc long đờm
Trường hợp bị viêm họng có biểu hiện ho nhiều đờm gây khó thở, thở khò khè, nôn ói sau khi ăn bác sĩ sẽ chỉ định kèm theo thuốc long đờm. Các thuốc này có tác dụng làm loãng và tiêu hủy đờm thông qua việc tác động trực tiếp đến cấu trúc của chất nhầy.
Thuốc long đờm có nhiều loại như bột pha uống, hỗn dịch, siro uống hoặc viên nang, viên nén bao phim. Thông dụng nhất phải kể đến các thương hiệu thuốc như:
- Bromhexine
- Mucosolvan
- Acetylcystein
- Eprazinon…
Mặc dù giúp hỗ trợ rất lớn trong việc cải thiện các triệu chứng của viêm họng nhưng thuốc long đờm không an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Nếu không may mắn, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Đầy bụng
- Ăn lâu tiêu
- Tiêu chảy
- Nổi ban đỏ ngoài da
- Chóng mặt
- Co giật
- Buồn ngủ…
Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ còn tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể, loại thuốc và cách thức bạn sử dụng thuốc. Điều quan trọng là phải tuân thủ theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thường được chỉ định là Paracetamol hoặc Ibuprofen. Trường hợp người bệnh bị đau họng nhiều hoặc thân nhiệt tăng cao gây sốt trên 38 độ C thì có thể đề nghị bác sĩ bổ sung các thuốc này vào trong đơn thuốc.
Lạm dụng thuốc giảm đau quá mức có thể gây suy gan, suy thận. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết.
Bên cạnh các thuốc trị viêm họng ở trên, một số trường hợp còn được bác sĩ chỉ định thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống co thắt cơ để làm giảm cơn ho.
>> Bạn cần biết: Có nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp?
Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh viêm họng
- Mỗi loại thuốc trị viêm họng đều có những thế mạnh và nhược điểm riêng. Chúng chỉ cho hiệu quả tốt khi được sử dụng đúng đối tượng và tình trạng bệnh. Vì vậy, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
- Với thuốc nam hay thuốc Đông y, người dùng cần áp dụng kiên trì để thấy được hiệu quả. Không được tự bốc thuốc về uống hoặc tùy tiện phối hợp giữa các thảo dược với nhau. Nhiều cây thuốc có tính tương khắc, khi dùng chung sẽ phát sinh nhiều tác dụng phụ độc hại cho cơ thể.
- Trường hợp điều trị viêm họng bằng thuốc tây, bạn cần tiến hành thăm khám trước và dùng thuốc theo đơn bác sĩ. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn và kiên trì chữa trị cho đến khi bác sĩ xác định bệnh đã khỏi hẳn.
- Trong quá trình uống thuốc, nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý.
Để nhiễm trùng trong cổ họng nhanh phục hồi, ngoài việc tích cực uống thuốc, người bệnh chú ý giữ ấm cổ họng, sử dụng các thức ăn mềm, lỏng, uống nhiều nước, bổ sung thêm rau củ quả và các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn. Tránh ăn nhiều đường, đồ cứng, chất béo, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng hay các món ăn cay. Cố gắng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói để tổn thương viêm nhanh được chữa lành.
>>Tham khảo thêm: 7 cách chữa viêm họng ở trẻ em đơn giản không dùng thuốc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!